'Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hóa. Mặc dù hệ thống thủy lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hóa', đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, năm 2024, đỉnh lũ tại địa phương này sẽ đạt vào giữa tháng 10 và sẽ cao hơn so với năm ngoái khoảng 35cm.
Ngày 4/10, tại TP Tuy Hòa, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình và sáng kiến thành công tại các địa phương trong quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.
Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ gửi ý kiến trước 17 giờ ngày 3/10/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/10/2024.
Lễ cấp vốn cho 50 hộ dân khó khăn trong khuôn khổ dự án 'Tăng năng lực sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng' vừa diễn ra tại huyện Long Mỹ với sự phối hợp của Saigon Children's Charity (saigonchildren) và Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng Ánh Dương được tài trợ bởi công ty MiTek.
Trong ngày 7 và 8/9, tại xã Phú Lộc (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), Đoàn khối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Lữ đoàn 962; cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức chương trình 'Tiếp sức đến trường' năm 2024 chủ đề 'Hướng về biên cương'.
Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thủy lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.
Đây là nội dung hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận tổ chức vào sáng 22/8 tại TP. Phan Thiết. Đến dự và chỉ đạo tại hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải; lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; một số nhà khoa học, sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt thực trạng sạt lở, sụt lún dẫn tới mất đất, hư hỏng công trình, nhà cửa của người dân, đòi hỏi giải pháp tổng thể ứng phó để giữ lại từng tấc đất. Để thêm góc nhìn về vấn đề này, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã có những chia sẻ với báo Tiền Phong.
Trung tuần tháng 8, tại tỉnh Tiền Giang, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khoa học 'Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long '. Câu hỏi đặt ra tại hội thảo là giải pháp nào bảo vệ vườn cây trước sự biến đổi khí hậu?
Sáng 16-8, tại tỉnh Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo với Đề tài 'Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả (CAQ) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)'.
Miền Tây đang vào mùa lũ, việc thi công các công trình giao thông cũng gặp nhiều khó khăn. Với thế chủ động, các nhà thầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua tỉnh An Giang vẫn lên sẵn kế hoạch thi công, nhằm đảm bảo tiến độ.
Theo đánh giá từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong tháng 8 sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,2-0,6m.
Tốc độ sạt lở, sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra đến mức đáng báo động. Dự báo, từ nay đến cuối năm tình trạng này gia tăng khi mùa mưa đang tới.
Ngày 3-8, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) Nguyễn Đàm Thành Tuyến cho biết, ngày 2-8, Ban đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu đưa vào sử dụng Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).
So với cùng kỳ năm 2023, tình hình sạt lở trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong 7 tháng năm 2024 đã giảm về số vụ, chiều dài sạt lở nhưng mức độ thiệt hại vẫn rất đáng lo ngại.
So với năm 2023, tình hình sạt lở đã giảm về số vụ, chiều dài sạt lở và thiệt hại. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại vẫn rất đáng lo ngại và cần có những biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Dự án đê bao ngăn lũ ở Đắk Lắk có tổng mức đầu tư lớn nhưng chỉ ngăn được lũ tiểu mãn, còn những cơn lũ chính mùa mưa thì... nước vẫn tràn qua đê bao bình thường.
Trong những năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra rất nghiêm trọng, đai rừng phòng hộ dọc theo tuyến biển dần biến mất. Trước tình trạng nêu trên, tỉnh Tiền Giang có nhiều giải pháp ứng phó sạt lở, gây bồi, tạo bãi, tái tạo rừng phòng hộ bằng việc ứng dụng công nghệ kè giảm sóng và đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Bờ biển Tiền Giang thời gian qua phải đối mặt với tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Đai rừng phòng hộ bị sóng biển xâm thực dần biến mất. Trước tình trạng trên, nhiều giải pháp ứng phó sạt lở bờ biển đã được tỉnh triển khai. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ đê giảm sóng giúp gây bồi, tạo bãi bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc phòng, chống sạt lở.PHÁT HUY HIỆU QUẢ
Cồn Ngang là vùng đất bãi bồi tự nhiên, nằm ở hạ lưu sông Tiền tiếp giáp với biển Đông, thuộc địa bàn xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Thời gian gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho đất ven cồn này bị xói lở nghiêm trọng. Tỉnh Tiền Giang đã có những giải pháp chống sạt lở, gây bồi để bảo vệ vùng đất nơi 'đầu sóng ngọn gió'.
Ngày 29-6, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) Nguyễn Đàm Thanh Tuyến cho biết, Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang (gọi tắt là Dự án), huyện Tân Phú Đông, hiện đã được thi công trở lại sau khi kết thúc mùa gió Đông Bắc. Dự án sẽ hoàn thành trong tháng 7-2024, vượt kế hoạch tiến độ đề ra.
Tỉnh Cà Mau đề xuất Trung ương hỗ trợ 26.842 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở; dự kiến nhu cầu kinh phí từ ngân sách tỉnh 2.310 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 2.054 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết Bộ ủng hộ đề xuất dự án chống ngập mới của TP Cần Thơ và đề nghị địa phương tiếp tục nghiên cứu mở rộng vùng bảo vệ và các giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất.
Làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cần Thơ đề xuất trung ương hỗ trợ khoảng 4.500 tỷ đồng để đầu tư chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị.
Việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long sẽ theo hướng thích nghi có kiểm soát, chủ động tạo ra chế độ nước hợp lý trên nền chế độ tự nhiên, làm giảm rủi ro, bấp bênh trong hoạt động kinh tế-xã hội.
Những năm gần đây, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Đặc biệt xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đây cũng là vấn đề được cử tri ở Đồng bằng sông Cửu Long quan tâm trước phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Năm 2024, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lượng gạo bằng hoặc vượt năm 2023.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng yếu về an ninh lương thực của quốc gia, tuy nhiên vùng lại dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều công trình thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông khiến cho vùng này phải đối mặt với sụt lún, sạt lở đất... Để rõ lớn thực trạng và giải pháp cho vùng, PV có cuộc trao đổi với ông Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT).
Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp nhằm góp phần giảm mức độ thiệt hại trong sản xuất.
Nếu lượng thông tin về kênh đào Funan Techo được Việt Nam, Campuchia và các nước trao đổi rõ ràng, đầy đủ thì những tin đồn tiêu cực về dự án sẽ không còn.
Ngày 17-5, TP Cần Thơ và một số địa phương vùng ĐBSCL xuất hiện mưa lớn. Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong tuần qua, mưa trên diện rộng ở ĐBSCL, với lượng mưa trung bình 30-70mm, có nơi lên đến 130mm.
Nguồn nước cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phục vụ hoạt động sản xuất lẫn sinh hoạt của người dân được đánh giá không chỉ thiếu về lượng mà chất lượng cũng đang suy giảm. Vậy cần phải làm gì để bảo vệ giá trị của vùng sông nước này?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5.2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%.
Việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mekong về ngày càng ít khiến nguồn cung cấp nước cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang trở nên đáng báo động.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%.
Sau thời gian đóng cống Nguyễn Tấn Thành ngăn mặn, hiện xâm nhập mặn đã đạt đỉnh và giảm dần. Do đó, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 - Bộ NN&PTNT đã vận hành mở cống âu Nguyễn Tấn Thành từ sáng ngày 2-5.