Kết quả khảo sát về tiêu dùng xanh 2024 của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho thấy, tiêu dùng của người Việt hiện nay đã thay đổi theo hướng chọn lựa sản phẩm xanh, thể hiện qua khả năng tài chính và mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc chi trả cho các sản phẩm xanh.
Việc tái thiết kế chiến lược từ sản xuất cho đến phân phối là điều cần làm cho hàng hóa nội địa trong lúc này để gắn chặt hơn với thị hiếu mới của người tiêu dùng Việt giữa thách thức lớn từ hàng nhập giá rẻ. Cỗ máy tăng trưởng của các doanh nghiệp khối nội sẽ trơn tru hơn nếu bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh, cũng như tận dụng công nghệ mới để tăng thu hút người mua.
Việc quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trải nghiệm đã và đang là hướng đi bền vững mà nhiều chủ thể OCOP trong tỉnh lựa chọn.
Ngày 13.10, tại Khách sạn Mai Vy (TP. Tây Ninh), Hội Doanh nhân trẻ Tây Ninh tổ chức họp mặt doanh nghiệp nhân kỷ niệm 79 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10.1945 – 13.10.2024).
Mới đây, tại Trung tâm Học tập, sinh hoạt thanh thiếu nhi tỉnh diễn ra Ngày hội khởi nghiệp với chủ đề 'Nông dân - Phụ nữ - Thanh niên Tây Ninh tự tin khởi nghiệp trong thời đại 4.0' do Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh và Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức.
Công ty TNHH Tân Nhiên (Tân Nhiên), tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, là một câu chuyện điển hình về sự phát triển từ mô hình hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thành một DN thành công.
Việc 'thổi hồn' một cách sáng tạo vào khâu chế biến là điều mà các doanh nghiệp Việt cần làm để đưa tài nguyên bản địa vươn xa trên thị trường quốc tế. Điều đáng khích lệ là đang có những nhà sản xuất trẻ trong nước quyết tâm làm giàu từ việc áp dụng công nghệ mới để tận dụng nguồn nguyên liệu bản địa, biến thành các sản phẩm đặc sắc để xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.
Những nguồn nguyên liệu bản địa giàu dinh dưỡng như khoai mì với xuất phát từ cây lương thực, cây xóa đói giảm nghèo đã trở thành 'cây làm giàu'. Đồng thời, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng khởi nghiệp, bảo tồn văn hóa ẩm thực Việt Nam…
Năm 2012, anh Đặng Khánh Duy về làm rể cùng đất Tây Ninh. Gần 10 năm sau, chàng rể này đã biến khoai mì từ loại cây 'xóa đói' thành cây làm giàu.
Sáng 31.7, tại TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao – Chương trình Chuẩn hội nhập, đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Sáng tạo xanh - Đưa khoai mì vào ẩm thực Việt.
Để mặt hàng nông sản khoai mì được đẩy mạnh khâu chế biến sâu đưa vào xuất khẩu, ngày 31/7, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chương trình Chuẩn hội nhập tổ chức tọa đàm với chủ đề 'Sáng tạo xanh - Đưa khoai mì vào ẩm thực Việt'.
Theo các chuyên gia, những ý tưởng sáng tạo xanh đưa ra được sản phẩm ẩm thực và giới thiệu đến thị trường sẽ truyền cảm hứng, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong cộng đồng khởi nghiệp.
Từ nguyên liệu khoai mì, những chiếc bánh tráng trắng, trong, mỏng và có thể cuốn trực tiếp không cần nhúng nước của Tân Nhiên đã đi tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 30.7, tại Trung tâm Học tập, sinh hoạt thanh thiếu nhi tỉnh diễn ra Ngày hội khởi nghiệp với chủ đề 'Nông dân- Phụ nữ-Thanh niên Tây Ninh tự tin khởi nghiệp trong thời đại 4.0'. Hoạt động này được tổ chức với sự phối hợp của Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh và Tỉnh đoàn.
'Đừng chỉ mua một chiếc bút bi, hay một gói bánh phồng tôm, hãy nhìn vào người doanh nhân phía sau những sản phẩm đó. Hãy nhìn vào bàn tay, khối óc, những giọt mồ hôi của những người công nhân, kỹ sư đã làm nên những sản phẩm đó…' - khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ, tự dưng, tôi nghĩ ông đang nói về chàng doanh nhân trẻ, à không, nhà sáng chế trẻ Đặng Khánh Duy của bánh tráng Tân Nhiên.
Sau gần một tuần thi đấu sôi nổi, hào hứng, chiều 5.6, Giải Bóng đá nhi đồng (U11) Truyền hình Tây Ninh- Cúp Tân Nhiên lần III, năm 2024 chính thức khép lại.
Những đánh giá mới nhất cho thấy xu hướng tăng trưởng tiếp tục được củng cố ở ngành hàng thực phẩm và đồ uống (F&B) của Việt Nam so với những khó khăn trong thời gian trước. Điều này không chỉ đến từ những tín hiệu tích cực của thị trường nội địa mà còn từ những cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, cộng với cố gắng không ngừng đổi mới của doanh nghiệp Việt để có được chỗ đứng trên thị trường vốn đầy rẫy cạnh tranh.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Tây Ninh triển khai từ năm 2018, đến nay toàn tỉnh đã có 49 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP, với 92 sản phẩm.
Những con số khả quan về xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024 đang cho thấy việc lựa chọn thị trường lớn, chính yếu như Trung Quốc là hướng đi đúng, nhưng cũng không nên quá chủ quan. Bởi muốn gia tăng thị phần ở thị trường láng giềng này, các doanh nghiệp cần lưu tâm đến yếu tố cạnh tranh và điều chỉnh những chiến lược có tính nổi bật để tạo 'đòn bẩy' mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
Sáng 22.5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và diễn đàn 'Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp'.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn tỉnh Tây Ninh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từ đó cũng nâng cao đáng kể.
Hôm 26.4, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh tổ chức chương trình 'Ăn sáng cùng lãnh đạo', kỳ 1 năm 2024. Khách mời tham gia chương trình là ông Lê Anh Tuấn- Giám đốc Sở Công Thương.
Trong thời gian qua, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đặc sản là một trong những sản phẩm du lịch thu hút du khách từ các nơi đến khám phá của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc. Đầu tư, khai thác thương hiệu đặc sản địa phương là hướng đi cần thiết và tất yếu để phát triển du lịch.
Luyện tập thể dục thể thao sau những giờ lao động mệt nhọc đã và đang trở thành thói quen của nhiều người dân trong tỉnh. Các bộ môn, như: Bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông, yoga, gym, chạy bộ, thể dục dưỡng sinh... được nhiều người yêu thích, tập luyện.
Thiết thực thi đua tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029 và hưởng ứng chương trình 'Tháng thanh niên - Tháng ba biên giới', ngày 18-3, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam hai tỉnh Bình Phước, Tây Ninh phối hợp tổ chức chương trình 'Tháng ba biên giới' tại huyện Bù Gia Mập.
Ngày 9.3, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh ra mắt Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp gồm 5 thành viên là các doanh nhân trẻ, do ông Đặng Khánh Duy – Giám đốc Công ty TNHH Tân Nhiên Tây Ninh làm chủ nhiệm.
Trạm dừng chân, ngoài chức năng là nơi du khách nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình dài, còn là nơi các doanh nghiệp liên kết hỗ trợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm của nhau.
Nhiều doanh nghiệp (DN), chuỗi cung ứng bán lẻ đã bắt đầu tăng tốc sản xuất, tăng nguồn hàng dự trữ, tránh nguy cơ khan hiếm hàng khi mùa cao điểm mua sắm tết đang đến gần. Theo đánh giá của Bộ Công thương, mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn diễn biến khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nhưng dự ước sức mua sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách tham quan tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành như dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác. Lao động, giải quyết việc làm và an sinh xã hội được cải thiện, trong đó có phần lớn đóng góp từ những doanh nhân trẻ đã vươn mình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.
Trong những năm qua, lực lượng doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là 'mái nhà' chắp cánh cho những hoài bão của tuổi trẻ; nuôi dưỡng thành công bao ước mơ khởi nghiệp.
Ngày 3/11 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra Hội thảo 'Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán trong lĩnh vực khoa học xã hội'.
Dự án của 3 chàng trai thể hiện vai trò của người trẻ trong việc nâng tầm giá trị các sản phẩm đặc sản địa phương, góp phần quảng bá du lịch, văn hóa, con người quê hương Tây Ninh.
Chiều 29.10, vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần thứ 9 năm 2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức đã tìm ra những doanh nhân trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp xuất sắc nhất cuộc thi.
Chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh 2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 28 và 29/10, kết quả cho thấy, những dự án đạt giải cao chủ yếu là những dự án nâng tầm đặc sản địa phương và quan tâm nhiều đến phát triển bền vững.
Sáng 19.10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức chương trình tọa đàm về việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh có 1 dự án lọt vào vòng bán kết và 1 dự án vào vòng chung kết.
Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15.10.1956 - 15.10.2023), trong 2 ngày 17 – 18.9, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' năm 2023 tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Chương trình gồm nhiều hoạt động về nguồn, an sinh xã hội mang ý nghĩa thiết thực góp phần chăm lo cho người dân địa phương.
Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Tây Ninh hiện có 68 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.
Tại Tây Ninh, với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, nhiều thanh niên bằng nghị lực, đam mê đã dựa vào những điều kiện thực tế của địa phương, nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để vươn tới thành công.
Tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài là cách tốt nhất để các doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm đơn hàng trong bối cảnh khó khăn.
Nhiều sản phẩm nhà quê như bánh tráng, cháo bột, mật dừa nước, cà pháo, mắm tôm… dần tiếp cận, chinh phục thị trường thế giới nhờ tận dụng triệt để yếu tố bản địa như một lợi thế cạnh tranh
Với sức trẻ và tinh thần sáng tạo, cống hiến không mệt mỏi, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác xứng đáng với kỳ vọng thanh niên là rường cột của nước nhà.
Sáng 17.6, trên sân bóng đá Trung tâm huấn luyện Thi đấu thể thao Tây Ninh (467 Trưng Nữ Vương, xã Thái Bình, huyện Châu Thành), Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng Truyền hình Tây Ninh lần II, năm 2023- Cúp Tân Nhiên chính thức khai mạc.
Chiều 15.6, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh diễn ra lễ ký kết và họp báo Giải bóng đá Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng Truyền hình Tây Ninh lần thứ II, năm 2023- Cúp Tân Nhiên.
Thành công khá dễ dàng kể từ khi khởi nghiệp, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, doanh nhân trẻ Đặng Khánh Duy đặt mục tiêu đưa Công ty TNHH Tân Nhiên gia nhập tốp đầu doanh nghiệp sản xuất bánh tráng tại Việt Nam
Với sự hỗ trợ của lãnh đạo UBND TP HCM và Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) trong việc chuẩn hóa tiêu chuẩn sản xuất, phân phối..., tỉnh Tây Ninh không chỉ có cơ hội phát triển thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế
Rất nhiều các món ăn dân dã, truyền thống của Việt Nam đang thâm nhập những thị trường khó tính, mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Những mặt hàng nông sản thực phẩm mới của Việt Nam vừa có tính bản địa được ví như 'bắt trend' đang trình làng tại một hội chợ thực phẩm hàng đầu châu Á ở Thái Lan và thu hút đông đảo khách hàng quốc tế. Điều này mở ra cơ hội mới, đồng thời đơn hàng cho doanh nghiệp Việt sẽ không thiếu giữa khó khăn chung khi biết học hỏi và 'bắt nhịp' xu hướng mới của người tiêu dùng quốc tế.