'Thể chế tốt thì giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được'

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, thảo luận về nội dung này, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, qua các số liệu thống kê đã công bố, nền kinh tế của nước ta đang khó khăn, các con số tăng trưởng GDP và phát triển doanh nghiệp đều ở mức rất thấp trong lịch sử các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế không phát huy như kì vọng.

ĐBQH hiến kế tháo gỡ khó khăn, khơi thông điểm nghẽn cho nền kinh tế

Chiều 31/10 và cả ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia: Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển nguồn vốn sang nội dung khác, dự án khác

Sáng 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ

'Siêu dự án' Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, Chính phủ phải xin kéo dài thêm 1 năm (đến năm 2024) mới hoàn tất giải phóng mặt bằng, để phục vụ đại dự án này. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại, việc kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng sẽ kéo theo nguy cơ dự án có thể bị chậm tiến độ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói?

Chiều 26/10, tranh luận về ý kiến các đại biểu đồng tình chọn phương án 1 là Tổ chức Công đoàn là chủ đầu tư, Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, lý giải này là chưa thỏa đáng vì công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động. Đồng thời bày tỏ băn khoăn khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói đó? Khi thiếu nhà ở thì công đoàn cũng phải chịu trách nhiệm.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẢM BẢO NGUỒN KINH PHÍ VÀ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT KHI CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

Để thực hiện việc cải cách tiền lương được hiệu quả, các ĐBQH cho rằng, Chính phủ và các địa phương cần đảm bảo nguồn kinh phí cho việc tăng lương. Cải cách tiền lương phải gắn với đảm bảo kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: PHẢI THỰC HIỆN GIÁM SÁT VỀ TÌNH TRẠNG THIẾU THUỐC, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ

Để tìm hiểu nguyên nhân diễn ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ĐBQH Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Phải thực hiện giám sát trong toàn ngành y tế để trả lời được câu hỏi tại sao các văn bản pháp quy từ luật đến nghị định, thông tư đã được ban hành mà tình trạng trên vẫn diễn ra; khó khăn, ách tắc vẫn còn đó...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM, KHÔNG ĐỂ CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN, XÂY DỰNG CHẬM TRIỂN KHAI KÉO DÀI

Đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trong phát triển kinh tế-xã hội, nhiều ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm, nhiều dự án bất động sản bị xây dựng dở dang, chậm triển khai là sự lãng phí lớn nên Quốc hội cần sớm chỉ đạo, rà soát tổng thể, ban hành nghị quyết để giải quyết những khó khăn và nhanh chóng khơi thông...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: TIẾP TỤC CÁC GIẢI PHÁP HỮU HIỆU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Đóng góp vào đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, Chính phủ cần tiếp thục đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kiềm chế lạm phát.

THƯỜNG TRỰC ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)

Sáng 15/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

NHIỀU CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TỪ KẾ HOẠCH GIẢI TRÌNH CỦA ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH

Tại phiên họp thứ 26 khi cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận kết quả đạt được của Kiểm toán nhà nước, đồng thời đánh giá cao phiên giải trình mới đây của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về: 'Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ NSNN năm 2021'. Theo đó qua tổ chức giải trình đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân; đồng thời cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước từ khi kế hoạch giải trình được ban hành.

NGHIÊN CỨU TẠO LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI THU NHẬP THẤP

Đóng góp vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ĐBQH, chuyên gia nêu quan điểm, cần thiết nghiên cứu tạo lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và người thu nhập thấp được tiếp cận với nhà ở.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên dùng từ 'giải cứu' nông sản nữa, đây là vấn đề của thị trường

Chiều 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chịu trách nhiệm chính trong việc trả lời chất vấn các đại biểu.

NGƯỜI DÂN CÓ THỂ GIÁM SÁT CƠ QUAN, CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THỰC THI NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần công khai cơ chế bảo vệ cơ quan, cán bộ lãnh đạo dám nghĩ, dám làm trong thực thi công vụ vì lợi ích chung bằng việc ban hành một Nghị quyết. Qua đó, người dân có thể theo dõi, giám sát việc làm của họ như thế nào để có đề xuất kịp thời.

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ GIÁM SÁT

Để góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, các ĐBQH nêu quan điểm, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát. Theo đó, Quốc hội và các cơ quan cần có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể để theo dõi việc triển khai kết quả giám sát và có đánh giá định kỳ.

ĐẨY NHANH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS

Chiều 27/7, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội có buổi giám sát tại huyện Ba Vì về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Thành ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội chủ trì buổi giám sát.

XEM XÉT KỸ LƯỠNG VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ ĐẦU TƯ NHÀ Ở XÃ HỘI, NHÀ LƯU TRÚ CHO CÔNG NHÂN

Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm, Ban soạn thảo dự án Luật cần xem xét kỹ lưỡng việc quy định cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân…

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN KẾ HOẠCH CỤ THỂ, GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ HIỆN THỰC HÓA NHỮNG 'LỜI HỨA' TỪ KỲ HỌP

Sau hơn 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, Kỳ họp thứ 5 đã hoàn thành chương trình đề ra, thông qua 8 luật và 17 Nghị quyết. Chia sẻ về Kỳ họp quan trọng này, các đại biểu Quốc hội cho biết, Kỳ họp đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, đồng thời, các đại biểu Kỳ vọng các bộ, ngành cần có kế hoạch cụ thể, giải pháp khả thi để hiện thực hóa những lời hứa từ Kỳ họp.

Sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản: Đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ sở dữ liệu

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần được rà soát kỹ lưỡng về xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đồng bộ với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ GIỮA LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VỚI LUẬT NHÀ Ở, LUẬT ĐẤT ĐAI

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa với luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với các luật có quan hệ chặt chẽ như luật Nhà ở (sửa đổi), luật Đất đai (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này.

CHÙM ẢNH: TOÀN CẢNH PHIÊN THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (SỬA ĐỔI)

Tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

TIẾP TỤC QUAN TÂM HƠN VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỂ THU HÚT CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục quan tâm hơn nữa thực hiện chế độ, chính sách, điều kiện đảm bảo hoạt động để thu hút các lực lượng tham gia vào công việc này.

Đề nghị bổ sung thị thực đa mục đích để khách nước ngoài làm việc, dự hội nghị ở Việt Nam được kết hợp đi du lịch

Theo đại biểu Nguyễn Hải Anh, cần xem xét bổ sung loại thị thực đa mục đích, nhất là đối với thị thực cho khách nước ngoài vào dự hội nghị, hội thảo và thị thực cho người nước ngoài vào thăm, làm việc với các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức và địa phương. Thực tế cho thấy, có rất nhiều khách nước ngoài sau khi vào làm việc, dự hội nghị ở Việt Nam đều mong muốn được kết hợp đi du lịch.

CẦN CÓ CƠ CHẾ KHAI THÁC HIỆU QUẢ, TRÁNH LÃNG PHÍ QUỸ ĐẤT ĐANG DO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUẢN LÝ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội tại Tổ 1 cho rằng, cần có cơ chế khai thác hiệu quả, tránh lãng phí quỹ đất đang do các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý. Về nội dung cụ thể, cần tiếp tục rà soát, cân nhắc để quy định phù hợp với đối tượng và phạm vi.

PHẢI CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG SỞ HỮU CHÉO, THAO TÚNG LỢI ÍCH NHÓM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 là tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng. Các đại biểu đề nghị cần có giải pháp, thiết chế đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này, trong đó bổ sung thêm các quy định tăng cường vai trò của NHNN để hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn, ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước phải tránh thất thoát, làm lộ bí mật thông tin của người dân

Sáng 10/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

ĐBQH LÊ NHẬT THÀNH: VIỆC KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG THẺ CĂN CƯỚC PHẢI BẢO ĐẢM ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN DO BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH

Đóng góp vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đại biểu Lê Nhật Thành - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước phải được bảo đảm đủ các điều kiện như: Chỉ có thiết bị chuyên dụng đã được Bộ Công an đánh giá đạt tiêu chuẩn, đối tượng khai thác trong chức năng, nhiệm vụ được giao…

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: LÀM THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CHO ĐỐI TƯỢNG DƯỚI 14 TUỔI GÓP PHẦN GIẢM BỚT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CÁC LOẠI GIẤY TỜ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội thống nhất cao với việc làm thẻ căn cước công dân cho đối tượng dưới 14 tuổi. Theo các đại biểu, việc làm này sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, các loại giấy tờ và góp phần quản lý thông tin cho người dân được hiệu quả hơn.

Đề xuất bỏ phiếu lại với người có số phiếu tín nhiệm thấp ngay tại kỳ họp Quốc hội

Đại biểu đề xuất Quốc hội đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm lại với người có số phiếu tín nhiệm thấp ngay tại kỳ họp, không để sang kỳ họp gần nhất vì để càng lâu càng khó làm, nhiều tiêu cực sẽ xảy ra.

ỦY BAN TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 15

Chiều tối ngày 09/6, ngay sau khi hoàn thành nội dung làm việc theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 15 để cho ý kiến về dự kiến nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các nội dung sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh chủ trì phiên họp.

THẢO LUẬN Ở TỔ 1: CẦN CÓ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC LỢI DỤNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA ĐỂ ĐẦU CƠ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Thảo luận ở Tổ 1 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa việc lợi dụng quy định cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa để đầu cơ đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: BÁM SÁT VẤN ĐỀ NÓNG, TẠO CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ TRONG THỰC TẾ

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV đã kết thúc tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và thẳng thắn. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nội dung phiên chất vấn đã bám sát những vấn đề nóng trong tình hình kinh tế xã hội, đồng thời bày tỏ kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa của phiên chất vấn sẽ tạo nhiều chuyển biến tích cực trên thực tế, đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: CẦN CÓ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH VÀ ĐƯA DIỆN TÍCH KHU VỰC DỰ KIẾN LẤN BIỂN VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, cần có quy định về việc điều tra, xác định và đưa diện tích khu vực dự kiến lấn biển vào quy hoạch sử dụng đất.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ

Chiều 09/6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Tại phiên thảo luận ở Tổ 1, đa số các ĐBQH Tp.Hà Nội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

CẦN XIN Ý KIẾN NGƯỜI DÂN NGAY TRONG LÚC ĐIỀU TRA THỰC HIỆN DỰ ÁN MÀ PHẢI THU HỒI ĐẤT

Đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc quy định 'thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành tái định cư' là chưa hợp lý, bởi có thể tái định cư bằng nhà hoặc tiền. Vì vậy, cần xin ý kiến người dân ngay trong lúc điều tra thực hiện dự án mà phải thu hồi đất...

TOÀN CẢNH PHIÊN THẢO LUẬN HỘI TRƯỜNG VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều 08/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 7/6: QUỐC HỘI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Sáng 7/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc và chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

SỚM HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ phát triển, qua những ý kiến phản ánh, đóng góp của các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về Quỹ Phát triển khoa học công nghệ quốc gia; trong đó nghiên cứu rà soát để đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc

Chiều 6/6, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh - xã hội và chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc.

Do giảm đầu mối nên có tình trạng ngành y được sắp xếp đào tạo trong trường cơ khí

Sáng 6/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đại biểu Dương Minh Ánh - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội nêu lên vấn đề bất cập, liên quan đến việc sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa phương còn khiên cưỡng, chưa tính đến yếu tố đặc thù của ngành nghề đào tạo.

DO GIẢM ĐẦU MỐI NÊN CÓ TÌNH TRẠNG NGÀNH Y ĐƯỢC SẮP XẾP ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG CƠ KHÍ

Sáng 6/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đại biểu Dương Minh Ánh - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội nêu lên vấn đề bất cập, liên quan đến việc sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa phương còn khiên cưỡng, chưa tính đến yếu tố đặc thù của ngành nghề đào tạo.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC, ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tại Tổ 1 cho rằng việc sửa đổi Luật này nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn ở lưu vực sông... là rất cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA: BẢO ĐẢM CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC, MANG LẠI LỢI ÍCH TỐT NHẤT CHO NGƯỜI DÂN

Một trong những nội dung của dự án Luật Giá (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận hội trường tại Kỳ họp 5 vừa qua là việc định giá của Nhà nước đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật này, nhiều ý kiến nhất trí với việc cần quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, tuy nhiên đối với việc có quy định giá sàn còn nhiều ý kiến khác nhau.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: ĐẢM BẢO ĐỒNG BỘ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHI XÂY DỰNG NHÀ CHUNG CƯ ĐỂ PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đa số các đại biểu Quốc hội tại Tổ 1 nhất trí việc xây dựng nhà chung cư cần đảm bảo đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ cuộc sống, các nhu cầu thiết yếu của người dân...

TẠO THUẬN LỢI HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 02/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết ban hành luật với các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế du lịch nói riêng và tăng cường quản lý nhà nước.

ĐB Quốc hội đề xuất nâng thời gian lưu trú cho khách quốc tế nhập cảnh lên 60 ngày

Tiếp theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, chiều 2/6, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quốc hội kết thúc phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Sau 1,5 ngày họp tại hội trường, đã có 75 đại biểu Quốc hội phát biểu, có 13 đại biểu tham gia tranh luận, 6 Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đề xuất cấm mua bán, lưu thông, sử dụng thuốc lá điện tử

Trước những tác hại khôn lường của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đã đề xuất cấm mua bán, lưu thông, sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV: Đẩy nhanh dự án 1 triệu nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động

Chiều 31/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV tiếp tục tiến hành Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.