Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương

Nhiều ĐBQH kỳ vọng việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Bí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội cho Thủ đô

Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, việc sửa đổi Luật Thủ đô là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội, tăng quyền và giao quyền để triển khai thực hiện các lĩnh vực.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CHÚ TRỌNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI LÁI XE SAU SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Tham gia thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các ĐBQH Tp.Hà Nội đóng góp ý kiến là cần chú trọng hơn nữa các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trong đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CẦN CÓ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ, MANG LẠI HIỆU QUẢ THIẾT THỰC CHO NGƯỜI DÂN HÀ NỘI KHI SỬA ĐỔI LUẬT THỦ ĐÔ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đa số các ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, dự án Luật cần nhấn mạnh vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội góp phần vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nên cần có những đặc thù, chính sách đột phá, mang lại hiệu quả thực tế, thiết thực cho người dân...

ĐBQH LÊ NHẬT THÀNH: NHIỀU NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ CỦA TÒA ÁN CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Đại biểu Lê Nhật Thành – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ của Tòa án từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, bảo đảm quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới.

ĐBQH đánh giá phiên chất vấn thẳng thắn, dân chủ, làm 'nóng' nghị trường

Đánh giá các Bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn với tinh thần cầu thị, thẳng thắn, đi vào trọng tâm vấn đề, các đại biểu Quốc hội bày tỏ hy vọng thời gian tới, các Bộ trưởng sẽ tiếp tục quan tâm, đốc thúc để sớm gỡ những tồn tại, vướng mắc, cũng như hiện thực hóa lời hứa của mình với cử tri.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ VIỆC ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN QUỐC GIA

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia; công khai minh bạch thông tin đấu giá tài sản; thông tin trao đổi với người đấu giá...

ĐBQH HOÀNG VĂN CƯỜNG: CHẤT VẤN SÔI NỔI, TRÁCH NHIỆM, TRỰC DIỆN CÁC VẤN ĐỀ, CÁC BỘ TRƯỞNG GIẢI TRÌNH RÕ RÀNG, THẲNG THẮN

Sau 2,5 ngày Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhận thấy, không khí chất vấn và trả lời chất vấn rất sôi nổi, thẳng thắn, trực diện, ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm, trọng điểm. Các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.

ĐBQH: 'Đừng biến dự án đầu tư PPP thành đầu tư công hay đầu tư tư nhân'

Trước tình trạng thu hút nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giao thông chưa hiệu quả, ĐBQH lo ngại, quá tập trung vào nâng vốn nhà nước tham gia dự án PPP dễ trở thành một hình thái khác của đầu tư công.

Có thể tăng vốn Nhà nước lên 85 - 90% ở dự án đầu tư PPP

Đây là phát biểu của ĐBQH Quốc hội (ĐBQH) Vũ Tiến Lộc tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay (7/11) theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

500 tài sản công bị bỏ không sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CÁC NHÓM VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐƯA RA TẠI PHIÊN CHẤT VẤN ĐƯỢC PHẢN ÁNH MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ, TOÀN DIỆN

Các đại biểu Quốc hội đánh giá, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6 có sự khác biệt đối với kỳ họp trước. Các nhóm vấn đề được đưa ra một cách đầy đủ, toàn diện. Quá trình thực hiện nghị quyết của Quốc hội trong suốt thời gian vừa qua đến thời điểm này đều được các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi...

Còn tình trạng 'có tiền mà không tiêu được', kinh tế sẽ khó phục hồi

Theo Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay, mà chúng ta cần quan tâm giải quyết chính là tình trạng 'có tiền mà không tiêu được'.

ĐBQH HOÀNG VĂN CƯỜNG: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ VỚI SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN ĐỂ HOẠT ĐỘNG NGÀY CÀNG CHUYÊN NGHIỆP HƠN

Quy đinh về không bắt buộc mà chỉ nên khuyến khích giao dịch bất động sản qua sàn nhận được nhiều ý kiến đồng tình của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần quy định chặt chẽ giao dịch qua sàn, khuyến khích giao dịch qua sàn không có nghĩa là buông lỏng quản lý với sàn giao dịch bất động sản, vì đây là 1 trong 3 yếu tố quan trọng cấu thành thị trường bất động sản

ĐBQH TRẦN THỊ NHỊ HÀ: TĂNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH, CẦN THAY ĐỔI CƠ CHẾ VỀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM VÀ MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà –Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Để tăng đối tượng tham gia BHXH, cần thay đổi cơ chế chính sách về BHXH, đặc biệt là cơ chế về mức đóng bảo hiểm và mức hưởng trợ cấp...

ĐBQH VŨ TIẾN LỘC: XỬ LÝ ĐƯỢC ĐỊA TÔ CHÊNH LỆCH VÀ ĐẢM BẢO ĐIỀU TIẾT HỢP LÝ SẼ KHÔNG GÂY RA THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VỀ ĐẤT ĐAI

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Nếu xử lý được địa tô chênh lệch và đảm bảo điều tiết hợp lý thì sẽ không còn những tranh chấp, khiếu kiện, không gây ra thất thoát, lãng phí liên quan đến đất đai…

Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm mức đóng để đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phủ rộng hơn

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, quy định hiện nay về mức đóng của người lao động là 8%, người sử dụng lao động 14%, tổng cộng là 22% tiền lương không phải là con số nhỏ. Do đó, cần nghiên cứu lại tỷ lệ đóng góp này theo hướng tỷ lệ đóng góp có thể giảm xuống để đối tượng tham gia bảo hiểm phủ rộng hơn.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: ĐỀ XUẤT GIẢM LỢI ÍCH TỪ VIỆC RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN THEO PHƯƠNG ÁN 2

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều đại biểu của Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đề xuất giảm lợi ích từ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo phương án 2. Theo đó, người dân được rút BHXH nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất...

'Thể chế tốt thì giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được'

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, thảo luận về nội dung này, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, qua các số liệu thống kê đã công bố, nền kinh tế của nước ta đang khó khăn, các con số tăng trưởng GDP và phát triển doanh nghiệp đều ở mức rất thấp trong lịch sử các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế không phát huy như kì vọng.

ĐBQH hiến kế tháo gỡ khó khăn, khơi thông điểm nghẽn cho nền kinh tế

Chiều 31/10 và cả ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia: Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển nguồn vốn sang nội dung khác, dự án khác

Sáng 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ

'Siêu dự án' Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, Chính phủ phải xin kéo dài thêm 1 năm (đến năm 2024) mới hoàn tất giải phóng mặt bằng, để phục vụ đại dự án này. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại, việc kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng sẽ kéo theo nguy cơ dự án có thể bị chậm tiến độ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói?

Chiều 26/10, tranh luận về ý kiến các đại biểu đồng tình chọn phương án 1 là Tổ chức Công đoàn là chủ đầu tư, Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, lý giải này là chưa thỏa đáng vì công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động. Đồng thời bày tỏ băn khoăn khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói đó? Khi thiếu nhà ở thì công đoàn cũng phải chịu trách nhiệm.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẢM BẢO NGUỒN KINH PHÍ VÀ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT KHI CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

Để thực hiện việc cải cách tiền lương được hiệu quả, các ĐBQH cho rằng, Chính phủ và các địa phương cần đảm bảo nguồn kinh phí cho việc tăng lương. Cải cách tiền lương phải gắn với đảm bảo kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: PHẢI THỰC HIỆN GIÁM SÁT VỀ TÌNH TRẠNG THIẾU THUỐC, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ

Để tìm hiểu nguyên nhân diễn ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ĐBQH Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Phải thực hiện giám sát trong toàn ngành y tế để trả lời được câu hỏi tại sao các văn bản pháp quy từ luật đến nghị định, thông tư đã được ban hành mà tình trạng trên vẫn diễn ra; khó khăn, ách tắc vẫn còn đó...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM, KHÔNG ĐỂ CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN, XÂY DỰNG CHẬM TRIỂN KHAI KÉO DÀI

Đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trong phát triển kinh tế-xã hội, nhiều ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm, nhiều dự án bất động sản bị xây dựng dở dang, chậm triển khai là sự lãng phí lớn nên Quốc hội cần sớm chỉ đạo, rà soát tổng thể, ban hành nghị quyết để giải quyết những khó khăn và nhanh chóng khơi thông...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: TIẾP TỤC CÁC GIẢI PHÁP HỮU HIỆU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Đóng góp vào đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, Chính phủ cần tiếp thục đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kiềm chế lạm phát.

THƯỜNG TRỰC ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)

Sáng 15/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

NHIỀU CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TỪ KẾ HOẠCH GIẢI TRÌNH CỦA ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH

Tại phiên họp thứ 26 khi cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận kết quả đạt được của Kiểm toán nhà nước, đồng thời đánh giá cao phiên giải trình mới đây của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về: 'Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ NSNN năm 2021'. Theo đó qua tổ chức giải trình đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân; đồng thời cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước từ khi kế hoạch giải trình được ban hành.

NGHIÊN CỨU TẠO LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI THU NHẬP THẤP

Đóng góp vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ĐBQH, chuyên gia nêu quan điểm, cần thiết nghiên cứu tạo lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và người thu nhập thấp được tiếp cận với nhà ở.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên dùng từ 'giải cứu' nông sản nữa, đây là vấn đề của thị trường

Chiều 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chịu trách nhiệm chính trong việc trả lời chất vấn các đại biểu.

NGƯỜI DÂN CÓ THỂ GIÁM SÁT CƠ QUAN, CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THỰC THI NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần công khai cơ chế bảo vệ cơ quan, cán bộ lãnh đạo dám nghĩ, dám làm trong thực thi công vụ vì lợi ích chung bằng việc ban hành một Nghị quyết. Qua đó, người dân có thể theo dõi, giám sát việc làm của họ như thế nào để có đề xuất kịp thời.

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ GIÁM SÁT

Để góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, các ĐBQH nêu quan điểm, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát. Theo đó, Quốc hội và các cơ quan cần có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể để theo dõi việc triển khai kết quả giám sát và có đánh giá định kỳ.

ĐẨY NHANH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS

Chiều 27/7, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội có buổi giám sát tại huyện Ba Vì về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Thành ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội chủ trì buổi giám sát.

XEM XÉT KỸ LƯỠNG VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ ĐẦU TƯ NHÀ Ở XÃ HỘI, NHÀ LƯU TRÚ CHO CÔNG NHÂN

Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm, Ban soạn thảo dự án Luật cần xem xét kỹ lưỡng việc quy định cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân…

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN KẾ HOẠCH CỤ THỂ, GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ HIỆN THỰC HÓA NHỮNG 'LỜI HỨA' TỪ KỲ HỌP

Sau hơn 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, Kỳ họp thứ 5 đã hoàn thành chương trình đề ra, thông qua 8 luật và 17 Nghị quyết. Chia sẻ về Kỳ họp quan trọng này, các đại biểu Quốc hội cho biết, Kỳ họp đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, đồng thời, các đại biểu Kỳ vọng các bộ, ngành cần có kế hoạch cụ thể, giải pháp khả thi để hiện thực hóa những lời hứa từ Kỳ họp.

Sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản: Đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ sở dữ liệu

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần được rà soát kỹ lưỡng về xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đồng bộ với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ GIỮA LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VỚI LUẬT NHÀ Ở, LUẬT ĐẤT ĐAI

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa với luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với các luật có quan hệ chặt chẽ như luật Nhà ở (sửa đổi), luật Đất đai (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này.

CHÙM ẢNH: TOÀN CẢNH PHIÊN THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (SỬA ĐỔI)

Tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

TIẾP TỤC QUAN TÂM HƠN VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỂ THU HÚT CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục quan tâm hơn nữa thực hiện chế độ, chính sách, điều kiện đảm bảo hoạt động để thu hút các lực lượng tham gia vào công việc này.

Đề nghị bổ sung thị thực đa mục đích để khách nước ngoài làm việc, dự hội nghị ở Việt Nam được kết hợp đi du lịch

Theo đại biểu Nguyễn Hải Anh, cần xem xét bổ sung loại thị thực đa mục đích, nhất là đối với thị thực cho khách nước ngoài vào dự hội nghị, hội thảo và thị thực cho người nước ngoài vào thăm, làm việc với các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức và địa phương. Thực tế cho thấy, có rất nhiều khách nước ngoài sau khi vào làm việc, dự hội nghị ở Việt Nam đều mong muốn được kết hợp đi du lịch.

CẦN CÓ CƠ CHẾ KHAI THÁC HIỆU QUẢ, TRÁNH LÃNG PHÍ QUỸ ĐẤT ĐANG DO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUẢN LÝ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội tại Tổ 1 cho rằng, cần có cơ chế khai thác hiệu quả, tránh lãng phí quỹ đất đang do các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý. Về nội dung cụ thể, cần tiếp tục rà soát, cân nhắc để quy định phù hợp với đối tượng và phạm vi.

PHẢI CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG SỞ HỮU CHÉO, THAO TÚNG LỢI ÍCH NHÓM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 là tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng. Các đại biểu đề nghị cần có giải pháp, thiết chế đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này, trong đó bổ sung thêm các quy định tăng cường vai trò của NHNN để hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn, ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước phải tránh thất thoát, làm lộ bí mật thông tin của người dân

Sáng 10/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

ĐBQH LÊ NHẬT THÀNH: VIỆC KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG THẺ CĂN CƯỚC PHẢI BẢO ĐẢM ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN DO BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH

Đóng góp vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đại biểu Lê Nhật Thành - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước phải được bảo đảm đủ các điều kiện như: Chỉ có thiết bị chuyên dụng đã được Bộ Công an đánh giá đạt tiêu chuẩn, đối tượng khai thác trong chức năng, nhiệm vụ được giao…

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: LÀM THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CHO ĐỐI TƯỢNG DƯỚI 14 TUỔI GÓP PHẦN GIẢM BỚT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CÁC LOẠI GIẤY TỜ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội thống nhất cao với việc làm thẻ căn cước công dân cho đối tượng dưới 14 tuổi. Theo các đại biểu, việc làm này sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, các loại giấy tờ và góp phần quản lý thông tin cho người dân được hiệu quả hơn.

Đề xuất bỏ phiếu lại với người có số phiếu tín nhiệm thấp ngay tại kỳ họp Quốc hội

Đại biểu đề xuất Quốc hội đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm lại với người có số phiếu tín nhiệm thấp ngay tại kỳ họp, không để sang kỳ họp gần nhất vì để càng lâu càng khó làm, nhiều tiêu cực sẽ xảy ra.

ỦY BAN TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 15

Chiều tối ngày 09/6, ngay sau khi hoàn thành nội dung làm việc theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 15 để cho ý kiến về dự kiến nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các nội dung sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh chủ trì phiên họp.

THẢO LUẬN Ở TỔ 1: CẦN CÓ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC LỢI DỤNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA ĐỂ ĐẦU CƠ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Thảo luận ở Tổ 1 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa việc lợi dụng quy định cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa để đầu cơ đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách.