Đó là một trong những khuyến cáo của ngành chức năng đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khi đợt không khí lạnh mạnh tăng cường gây mưa và rét đậm. Người chăn nuôi cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Sau hơn 8 năm, nước ta lại ghi nhận ca nhiễm vi rút cúm gia cầm (CGC) chủng A/H5 trên người. Với tổng đàn gia cầm hơn 3,79 triệu con, trong khi đây là thời điểm đang vào mùa mưa rét, sức đề kháng của vật nuôi giảm, do đó, để chủ động bảo vệ hiệu quả đàn vật nuôi cũng như đảm bảo sức khỏe cho người dân, công tác phòng, chống bệnh CGC đang được triển khai tích cực. Ngày 14/11, UBND tỉnh đã có công văn số 5774/UBND-KT yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh.
Theo thông tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay khả năng đến sớm và có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn những năm trước. Do đó, các địa phương và hộ chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn cho vật nuôi khi bước vào mùa rét.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra trên địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong với tổng diện tích bị bệnh 49,38 ha. Để ổn định sản xuất, công tác quản lý dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm đang được ngành chức năng và các địa phương chủ động triển khai.
Sau gần 1 năm tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò, đến nay, khả năng bảo hộ của vắc xin đang giảm dần, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và lây lan trở lại là rất lớn. Trước tình hình đó, cơ quan chuyên môn và các địa phương đang chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn trâu, bò.
Sau một thời gian tạm lắng, từ đầu tháng 6/2022 dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1 đã phát sinh trở lại tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh. Bên cạnh đó, qua giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn gia cầm bán tại các chợ đã phát hiện có 3 mẫu gia cầm có kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H5N1. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng, cơ quan chuyên môn và các địa phương đang tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.
Mặc dù thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương, thiệt hại giảm đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm này đang bùng phát với diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố giáp ranh. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi cần nêu cao cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng, chống.
Hôm nay 11/6, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), đơn vị vừa phối hợp với Trạm CN&TY huyện Vĩnh Linh, UBND xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) tổ chức tiêu hủy 1.700 con vịt và 30 con gà do dương tính với vi rút cúm gia cầm H5N1.
Sau 2 năm thực hiện sáp nhập các trạm: Chăn nuôi và thú y (CN&TY), Bảo vệ thực vật (BVTV), Khuyến nông - Khuyến lâm (KNKL) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN) đã tinh gọn đầu mối. Tuy nhiên lại nảy sinh nhiều bất cập, trong đó có nhiều vấn đề phát sinh, đe dọa đến mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững nếu không có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó nuôi cắn; nhiều người chưa có kiến thức về điều trị phơi nhiễm do động vật cắn, tự điều trị bằng thuốc nam. Trong khi với tỉ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh dại chỉ mới hơn 39% tổng đàn, kết hợp với thời tiết nắng nóng là thời điểm bệnh dại trên đàn chó, mèo có nhiều nguy cơ bùng phát. Do vậy, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, trong thời gian tới nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất lớn. Nguyên nhân là do thời tiết chuyển mùa, các loại mầm bệnh lưu hành với tỉ lệ cao… Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục được điều chỉnh tăng trong khi giá lợn hơi vẫn đang duy trì ở mức thấp khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng này, nhiều hộ chăn nuôi đành phải 'bỏ chuồng' do nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Khi thời tiết ấm dần cũng là điều kiện để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi bùng phát, trong đó có dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
TTH - Theo dự báo trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh xuất hiện đợt mưa rét, vùng miền núi Nam Đông, A Lưới nhiệt độ giảm sâu, nguy cơ rét đậm, rét hại kéo dài. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, người dân, chính quyền địa phương vùng miền núi đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc.
Trong những năm qua, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra. Trước thực trạng đó, việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được xem là giải pháp quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Đây là mô hình mang lại 'lợi ích kép', vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đàn vật nuôi, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), đơn vị vừa xây dựng thành công ứng dụng khai thác thông tin trên trang web GIS nhằm giám sát, dự báo xu hướng lây lan của dịch cúm gia cầm.
Thời điểm này các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ bùng phát trở lại. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế thiệt hại cho người dân.
Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, góp phần tăng tỷ trọng và giá trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng gặp những rủi ro do biến động của thị trường, đặc biệt một số dịch bệnh nguy hiểm vẫn bùng phát. Thế nhưng, công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) cho vật nuôi còn nhiều bất cập.
Sau một thời gian ổn định, thời điểm này, dịch cúm gia cầm A/H5N8 đã xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ lây lan và phát sinh thành các ổ dịch lớn nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Để chủ động phòng, chống dịch cho đàn gia cầm, các cơ quan chức năng đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.
Do nhiều nguyên nhân, đến thời điểm này, việc tái đàn gia súc, gia cầm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn chưa được người chăn nuôi đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành Nông nghiệp, nguồn cung gia súc, gia cầm vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.TÁI ĐÀN CHƯA MẠNH
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh cho biết, vừa tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N8 ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.
Ngày 8/12, Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022.
Thời điểm cuối năm, khi thời tiết chuyển lạnh là điều kiện dễ bùng phát dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) trên đàn trâu, bò, lợn. Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ngành chức năng khuyến cáo, người chăn nuôi cần quan tâm thực hiện các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi.
Trước tình hình thời tiết trong vụ đông xuân dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài làm suy giảm sức đề kháng của vật nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11/2021, hàng loạt xác lợn chết bị các phương tiện vứt bỏ lại dọc các tuyến đường qua địa bàn thị xã Hương Thủy, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết trong vụ đông xuân 2021-2022 bị tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, có thể đi kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi (NCN) cần chủ động dự trữ thức ăn, thực hiện các biện pháp để bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông.
Giá sản phẩm giảm, giá thức ăn tăng, đầu ra không ổn định, nguy cơ đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm, phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi… đó là những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi đang phải đối mặt do ảnh hưởng của COVID-19 gây ra. Để giữ ổn định đàn vật nuôi, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có những giải pháp thận trọng, khuyến cáo người dân, doanh nghiệp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giảm tối đa lây lan dịch bệnh, tiết kiệm vật tư, thức ăn, đảm bảo năng suất, chất lượng.
Mới đây, trên địa bàn xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ đã phát sinh 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 với tổng số gia cầm bị bệnh chết, phải tiêu hủy là 665 con. Đây là chủng cúm gia cầm mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam; có độc lực cao, khả năng lây lan nhanh; đặc biệt, nguy hiểm hơn là chủng vi rút này có thể lây sang người. Do vậy, để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N8, các biện pháp phòng, chống dịch đang được ngành nông nghiệp và các địa phương tích cực triển khai.
Thấp thỏm, lo âu - đó là tâm trạng chung của nhiều người chăn nuôi trong những tháng gần đây khi giá lợn liên tục biến động. Nhất là sau khi giá lợn hơi về mốc 60 nghìn đồng/kg từ đầu tháng 6 đến nay, giá lợn tiếp tục giảm khiến người chăn nuôi có nguy cơ bị thua lỗ.
Để chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm với các mầm bệnh nguy hiểm, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) vừa triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gian súc, gia cầm vụ thu năm 2021.
TTH - Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại theo mô hình hữu cơ, an toàn sinh học (ATSH) được xem là bước đi hiệu quả trong việc phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo thị trường đầu ra và nâng cao thu nhập cho người nông dân hiện nay.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, từ đầu năm đến nay dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra tại 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và thành phố Đông Hà với tổng diện tích 56,76 ha. Tuy nhiên, đáng lưu ý là đa số các hộ nuôi tôm khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh đã tự xử lý mà không báo cáo với cơ quan chuyên môn, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Với tỷ trọng chiếm đến 70%, chăn nuôi nông hộ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn với sự đe dọa của dịch bệnh và đầu ra bấp bênh của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, người chăn nuôi mong muốn có được sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), từ đầu năm 2021 đến nay dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và TP. Đông Hà với tổng diện tích bị bệnh là 52,97 ha. Tuy nhiên, đa số các hộ nuôi tôm khi phát hiện tôm bị bệnh đã tự xử lý mà không báo cáo cho cơ quan chuyên môn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Với diễn biến tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, cộng với thời tiết nắng nóng gay gắt, môi trường nước biến động lớn, sức đề kháng giảm, dự báo dịch bệnh trên thủy sản nuôi, đặc biệt là tôm nuôi rất dễ bùng phát và lây lan trên diện rộng.
Tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra tại tỉnh ta hiện đang có những diễn biến gia tăng. Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh, tính từ đầu năm đến ngày 9.6, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 438 con trâu, bò mắc bệnh VDNC tại 36 xã thuộc 7 huyện: Bắc Quang, Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Đồng Văn, Quản Bạ. Số lượng gia súc đã tiêu hủy là 30 con (1 con trâu, 29 con bò) với trọng lượng 7.095 kg. Đáng chú ý là từ ngày 5 – 8.6 dịch phát sinh mới tại các xã Thái An, huyện Quản Bạ và xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc. Toàn tỉnh ghi nhận phát sinh thêm 45 con gia súc mắc bệnh VDNC tại 4 huyện, gồm: Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê và Quản Bạ.
Ngày 14/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh kiểm tra, giám sát và đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn bò và các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi tại huyện Mai Châu.
Trong 2 năm liên tiếp 2019 – 2020, trên địa bàn tỉnh có trường hợp người tử vong vì bị chó dại cắn. Mùa hè là thời điểm bệnh dại bùng phát mạnh, do đó, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, các địa phương và Nhân dân cần quan tâm tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo, cũng như tiêm vắc xin phòng dại kịp thời khi bị động vật nghi dại cắn.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan trên diện rộng.
Sau một thời gian tạm lắng, thời điểm này, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu bò lại tiếp tục bùng phát và lây lan trên diện rộng. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), toàn tỉnh đã có 10 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và TP. Đông Hà với tổng số 161 con bò mắc bệnh. Dự báo nguy cơ phát sinh những ổ dịch mới trong thời gian tới là rất cao nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời.
Năm 2020, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi của tỉnh đạt rất thấp, mạng lưới thú y đang lỏng lẻo do nhiều nhân viên thú y bỏ việc sau sáp nhập xã. Cùng với đó là những bất cập sau gần một năm thực hiện sáp nhập ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY). Đó là những vấn đề đang tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi nếu không có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.
Hôm nay 2/3/2021, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Đào Văn An cho biết, thực hiện Kế hoạch số 90 ngày 15/1/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tiêm phòng thí điểm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, trong thời gian từ 25/1/2021 – 7/2/2021, Chi cục CN&TY đã triển khai tiêm phòng vắc xin Lumpyvac (1.000 liều) và LumpyShield (2.000 liều) phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu bò tại các xã Trung Nam, Vĩnh Tú và các thôn có nguy cơ cao của xã Kim Thạch, Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Linh).