Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, hiện có hơn 160 nghìn ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 55 nghìn ha, rừng trồng hơn 92 nghìn ha và hơn 12 nghìn ha rừng mới trồng. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của rừng đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, 50 năm qua kể từ khi thành lập đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã không ngừng phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Các thông tin về khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với cựu Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B'ri, thông tin về kết quả điều tra ban đầu đều dẫn theo nguồn tin Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa họp kỳ thứ 19, quyết định thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng và đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết, tại kỳ họp thứ 19 vừa qua đã tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định đối với một số tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa họp kỳ họp thứ 19 xem xét, kỷ luật một loạt cán bộ nhiều sở, ngành
ĐBP - Năm 2022, tỉnh đề ra kế hoạch trồng mới 280ha rừng tập trung (không bao gồm chỉ tiêu trồng cây mắc ca), trong đó: Trồng rừng phòng hộ, thay thế 180ha; trồng rừng sản xuất 100ha. Ngay từ đầu năm, các địa phương được giao kế hoạch đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai công tác trồng rừng đến các xã, thôn bản và các cộng đồng dân cư. Nhờ đó, công tác trồng rừng năm nay đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu.
ĐBP - Trồng rừng thay thế bằng nguồn kinh phí thu từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng năm nay tiếp tục được triển khai trên địa bàn tỉnh. Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi rừng sang mục đích khác có thể được xem là sự bổ sung, bù đắp kịp thời cho diện tích rừng bị mất do chuyển đổi mục đích, bảo đảm giữ ổn định môi trường sinh thái, duy trì diện tích và độ che phủ rừng.
Dù người dân đã thử nhiều cách, cây xanh vẫn không thể sinh sôi tại thành phố này. Chính quyền đã treo giải thưởng rất lớn nhưng dường như 'bài toán' khó này vẫn chưa có lời giải.
ĐBP - Mùa trồng rừng năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu trồng hơn 7.300ha rừng tập trung (bao gồm cả cây mắc ca); 180ha rừng phòng hộ, rừng thay thế; 150ha rừng sản xuất và 120ha lâm sản ngoài gỗ… Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, các địa phương, đơn vị đã triển khai đến từng xã, thị trấn và các chủ rừng trên địa bàn tổ chức thực hiện.
ĐBP - Thời vụ trồng rừng có vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng rừng trồng. Do đó, tổ chức sản xuất đúng mùa vụ sẽ hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết và sâu bệnh hại đối với cây trồng; tiết kiệm vật tư, nhân lực để nâng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, qua theo dõi của cơ quan chức năng, hiện nay công tác trồng rừng đang chậm tiến độ so với kế hoạch, khó hoàn thành khối lượng kế hoạch giao.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, rừng được bảo vệ, phát triển tốt hơn, qua đó góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng.
Chiều 12.1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức công bố các quyết định về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ. Dự có đồng chí Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở.
ĐBP - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án trồng cây mắc ca được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư 8.812 tỷ đồng, quy mô thực hiện trồng 47.046ha mắc ca. Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai trồng mắc ca theo đúng hợp đồng ký kết; chính quyền các địa phương cũng tích cực hỗ trợ, song việc thực hiện các dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
ĐBP - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải tạm dừng thi công do vướng vào rừng và đất rừng phải đợi điều chỉnh quy hoạch, cấp có thẩm quyền phê duyệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn. Một số dự án đã sắp hết thời gian thực hiện và đang có nguy cơ cao phải trả lại nguồn vốn nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
ĐBP - Năm 2021, kế hoạch trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh là 134,67ha. Đến thời điểm này, các địa phương được giao trồng đã hoàn thành 100% kế hoạch. Diện tích trồng rừng thay thế tập trung ở các huyện Mường Ảng (62,71ha), Mường Chà (21,18ha), Tuần Giáo (30ha), Điện Biên (20,13ha) và TP. Điện Biên Phủ (0,65ha trồng tại Ban Quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng).
ĐBP - Năm 2021, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch trồng mới rừng phòng hộ với tổng diện tích 150ha, trong đó: Huyện Điện Biên 20ha; Tuần Giáo 45ha; Mường Chà 35ha và Mường Ảng 50ha. Đến thời điểm này, trừ huyện Điện Biên không thực hiện các địa phương đã hoàn thành công tác trồng rừng phòng hộ. Nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị, toàn tỉnh đã trồng được 130ha rừng phòng hộ, đạt 80,3% kế hoạch giao.
Thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đang bước vào cao điểm nắng nóng gay gắt, nhiệt độ luôn ở mức cao, hanh khô diễn ra trên diện rộng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Trước tình hình này, Chi cục Lâm nghiệp tích cực phối hợp với các địa phương có rừng và các chủ rừng triển khai các giải pháp chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt, phát huy tối đa trách nhiệm của cộng đồng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng, các chủ rừng để công tác phòng, chống cháy rừng được triển khai có hiệu quả.
ĐBP - Năm 2021, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch trồng mới rừng phòng hộ với tổng diện tích 150ha, trong đó: Điện Biên 20ha; Tuần Giáo 45ha; Mường Chà 35ha và Mường Ảng 50ha. Mặc dù huyện Điện Biên không thực hiện được kế hoạch song các đơn vị còn lại đang nỗ lực hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trồng rừng để triển khai trồng trong tháng 6, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
ĐBP - Theo kế hoạch, năm 2021 toàn tỉnh trồng 150ha rừng phòng hộ (trên địa bàn các huyện Ðiện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà) và 1.000ha rừng sản xuất. Ðể góp phần đạt được mục tiêu trên, hiện nay công tác chuẩn bị và kiểm tra chất lượng cây giống được các đơn vị, doanh nghiệp chủ động thực hiện, sẵn sàng đảm bảo cung ứng đầy đủ cho mùa trồng rừng.
ĐBP - Bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 776.622ha đất lâm nghiệp. Tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp là điều kiện để phát triển kinh tế từ rừng. Nhờ chú trọng phát triển kinh tế rừng, thời gian qua nhiều hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn đã hưởng lợi về thu nhập; đồng thời nhận thức về trồng và bảo vệ rừng không chỉ của chủ rừng mà cộng đồng dân cư gần rừng đã có chuyển biến rõ rệt.
Ngày 14/1, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
ĐBP - Giai đoạn 2016 - 2020, các địa phương liên tục không hoàn thành kế hoạch trồng rừng phòng hộ theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao hàng năm. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn. Năm 2021, UBND tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ với tổng diện tích 150ha. Ðể hoàn thành kế hoạch, các đơn vị được giao thực hiện cho rằng, quan trọng nhất vẫn là có đủ vốn và nguồn vốn phải được phân bổ sớm để triển khai trồng rừng đúng thời vụ.
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ rừng, xây dựng NTM, làm giảm các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đảm bảo độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Quỹ) đã và đang nỗ lực đưa chính sách chi trả DVMTR vào cuộc sống.
Tỉnh ta có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp lớn, chiếm 72,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tương tương gần 576,3 nghìn ha; trong đó, trên 459,8 nghìn ha đất có rừng. Hơn nữa, tỉnh ta có trên 277 km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Trung Quốc. Khu vực giáp biên chủ yếu là rừng tự nhiên, có chức năng đặc dụng, phòng hộ và là nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế hoạt động lâm nghiệp cũng chỉ ra rằng: Địa bàn quản lý rộng, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Trong khi đó, nhân lực bảo vệ rừng (BVR) chưa tương xứng, lực lượng công chức KL mỏng; cán bộ lâm nghiệp xã phần lớn là cán bộ bán chuyên trách, kiêm nhiệm nhiều công việc của cơ sở nên chưa dành tối đa thời gian để thoạt động theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong lĩnh vực BVR.
ĐBP - Năm 2020 công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh lại không đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất vẫn là thiếu vốn, chậm phân bổ vốn.
ĐBP - Từ ngày 25/7 - 15/8, nhiều địa phương, cơ quan, đoàn thể trong tỉnh tổ chức trồng cây hoa ban tạo cảnh quan với tổng số 2.435 cây. Đây là hoạt động thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán (cây hoa ban) trên địa bàn tỉnh năm 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.
ĐBP - Hàng năm, UBND tỉnh giao chỉ tiêu trồng rừng cho cấp huyện thực hiện. Song mấy năm qua, nguồn vốn từ Trung ương thường phân bổ chậm nên kế hoạch trồng rừng đều không đạt. Ðối với người dân, sau 1 - 2 năm tham gia các dự án trồng rừng nhưng chậm được thanh toán đã không còn mặn mà, nên việc huy động người dân trồng rừng ngày càng khó.
Nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Lê Văn Minh, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Lê Quang Nghiệp và ông Mai Hữu Chanh-Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc (công ty Lộc Bắc) đã bị khởi tố vì liên quan đến vụ khai thác tận thu 3.500 m3 gỗ, chuyển 75,8 ha rừng tự nhiên sang trồng cao su trái pháp luật. Thế nhưng qua tìm hiểu của phóng viên diện tích rừng bị 'bốc hơi' còn cao hơn nhiều.
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra trách nhiệm của cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm trong việc bán trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị. Đồng thời, TTCP cũng chỉ rõ cần kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của ông Võ Văn Hưng, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, hiện là Bí thư Thành ủy TP Đông Hà.
Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh Lào Cai được thành lập ngày 1/7/1974, trực thuộc Ủy ban Hành chính tỉnh Lào Cai, bộ máy gồm: Văn phòng chi cục, 6 hạt kiểm lâm nhân dân huyện, thị xã, biên chế 181 người. Năm 1976, sáp nhập 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, Chi cục Kiểm lâm nhân dân Hoàng Liên Sơn được thành lập trực thuộc Sở Lâm nghiệp (sau là Sở Nông lâm nghiệp). Tháng 10/1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn được chia tách thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh Lào Cai được tái lập. Từ ngày 5/4/1995, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai và đến ngày 11/7/2007, Chi cục Kiểm lâm lại chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; năm 2015, sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm... Đến nay, bộ máy của chi cục có 5 phòng nghiệp vụ và 12 đơn vị trực thuộc, với 361 người.
Vừa qua, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh) ra Quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh khám xét phòng làm việc và nơi ở đồng thời bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Nguyễn Đình Thụ, cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang (nguyên Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiêm Phó Trưởng ban Quản lý Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Mèo Vạc).
Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Đình Thụ, cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang về tội Tham ô tài sản.
Chiều 17-9, tại Trung tâm văn hóa thể thao Lam Sơn (Thọ Xuân), Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức hội thảo 'Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tre luồng theo hướng bền vững ở Thanh Hóa'.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, ngày 27-10-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4170/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Đến đầu tháng 8-2019, các địa phương trong tỉnh đã trồng mới được 4.500 ha rừng (đạt 45% kế hoạch trồng mới rừng năm 2019), chủ yếu là rừng sản xuất, trong đó vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trồng 912,7 ha, diện tích còn lại do người dân, các đơn vị tự bố trí kinh phí trồng.
Sáng 27-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai Luật lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2018 của Bộ NN&PTNT.