Những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Trong đó phải kể đến sức lan tỏa của Cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh' trên địa bàn tỉnh.
Về việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đã hết hiệu lực mà chưa kịp hoàn thành thủ tục gia hạn theo quy định của Luật Dược 2016 đối với các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có đầy đủ dữ liệu chứng minh chất lượng, an toàn, hiệu quả cho đến ngày 31/12/2024, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành với đề xuất này, song cũng đề nghị Chính phủ xem xét trình sửa đổi Luật Dược.
Chiều 7/1, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021, và đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, chiều 7/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo của Chính phủ đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19.
Đóng góp ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Khang Thị Mào cho ý kiến về khai thác nguồn nước, hệ sinh thái rừng không hiệu quả, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.Đóng góp ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Khang Thị Mào cho rằng, cần có tầm nhìn quy hoạch về đảm bảo nguồn nước, công trình thủy lợi; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước.
Cho ý kiến về nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều đại biểu nhấn mạnh, cần sớm hoàn thiện lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến tài nguyên nước.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 7/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến rất sôi nổi và toàn diện về nội dung này.
Sau 21 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn và sự quan tâm theo dõi của cử tri cả nước. Trong thành công đó, có sự tham gia đóng góp trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái.
Cuối phiên làm việc sáng 15/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm sau phiên thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng hạn chế lớn nhất trong đấu thầu trong thời gian vừa qua là số lượng tham gia dự thầu rất ít, kể cả đấu thầu trên mạng (bình quân hơn 1 hồ sơ). Điều đó chứng tỏ tính cạnh tranh không cao.
Góp ý với dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ghi nhận, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Các ĐBQH cũng góp ý vào các nội dung nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên; tăng cường tính minh bạch hoạt động của hợp tác xã; nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã.
Hiện nay, mối quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội là những nội dung liên quan đến các chính sách để phát triển khu vực kinh tế tập thể, với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không cho phép chuyển nhượng vốn góp trong hợp tác xã, vì có thể dẫn đến nguy cơ các tổ chức, cá nhân tham gia vào tổ chức kinh tế hợp tác thâu tóm để trở thành thành viên chính thức nhằm hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng nay, 10/11, về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ rà soát chính sách hỗ trợ hợp tác xã về điều kiện đất đai và các hình thức khác cho để hợp tác xã phát triển hiệu quả hơn.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Khẳng định sự cần thiết sửa đổi luật cũng như có các chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác xã và kinh tế tập thế, tuy nhiên các đại biểu cho rằng quy định của dự thảo Luật chưa cụ thể, rõ ràng cần tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, có chính sách trọng tâm, trọng điểm.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến đối với Dự án luật Hợp tác xã (sửa đổi), Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn Yên Bái đề nghị, rà soát chính sách hỗ trợ hợp tác xã, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong canh tác, xúc tiến thương mại. Ngoài ra, cần tạo điều kiện về đất đai và các hình thức khác để hợp tác xã phát triển.
Tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp do nhiều địa phương khó khăn trong bố trí nguồn lực.
Thực tế hiện nay, hành lang pháp lý cho hợp tác xã phát triển vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản, đòi hỏi cần sửa đổi Luật Hợp tác xã hiện hành để thúc đẩy hoạt động liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm do đơn vị trong nước sản xuất.
Do biển số xe được chọn qua đấu giá là tài sản, có thể có giá trị rất lớn qua đấu giá hoặc khi chuyển nhượng, đại biểu Quốc hội đề nghị cần thực hiện đăng ký tài sản là biển số xe qua đấu giá vào thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là biển số xe.
Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, các đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe, nghiên cứu điều chỉnh theo hướng chủ thể có quyền, nghĩa vụ là người đang sở hữu biển số trúng đấu giá.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết 'Thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá'.
Tại phiên thảo luận tổ sáng nay, một số đại biểu Quốc hội nhận định, phạm vi quy định về dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng còn rộng, chưa cụ thể tiêu chí. Do đó, cần tiếp tục phân biệt rõ hơn mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích kinh tế đơn thuần để minh bạch trong việc thu hồi đất, tránh bị lạm dụng, gây bức xúc, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện của người dân.
Sáng 03/11, tham gia thảo luận tại Tổ 7 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm cụ thể hóa tối đa, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 18-NQ/TW; Rà soát sự tương thích giữa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với các dự án luật khác,…
Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành đổi tên Luật Hợp tác xã thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác, tuy nhiên vẫn có ý kiến băn khoăn về vấn đề này.
Thảo luận tại tổ sáng 2/11 về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung thêm đối tượng vào nhóm 'người tiêu dùng dễ bị tổn thương', đồng thời quy định cụ thể các loại hình dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn.
Sáng 02/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 7, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung đối tượng người nghèo vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 02/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy điều hành nội dung thảo luận.
VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, về thực hiện tự chủ bệnh viện, thời gian qua các đơn vị như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K gần như bị 'đắm thuyền' vì cơ chế không đầy đủ, không đến nơi đến chốn.
Theo các đại biểu Quốc hội, nhiều nội dung của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần phải nghiên cứu, quy định rõ và cụ thể hơn.
Đại biểu Khang Thị Mào đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Chiều 9/6, là người cuối cùng thực hiện trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã làm rõ nhiều nội dung được dư luận quan tâm như tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA; bố trí kinh phí cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ về chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số các thôn, bản xã đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham gia làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội...
Chiều 9/6, tại phiên chất, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, việc giải ngân vốn đầu tư ODA còn ở mức thấp so với tình hình giải ngân nói chung. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19; năng lực giải ngân còn hạn chế…
Cần quy định rõ hơn về Ban thanh tra nhân dân cấp xã và có mức hỗ trợ kinh phí phù hợp để ban này hoạt động hiệu lực, hiệu quả'. Đây là những ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận tổ về Dự thảo Luật Dân chủ cơ sở chiều 31/5.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, ngày 13/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái gồm các đại biểu: Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Khang Thị Mào – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải, ĐBQH tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã Suối Bu, Đồng Khê, huyện Văn Chấn.
'Nhiều vụ án, nhất là các đại án tham nhũng kinh tế hay án liên quan đến tín dụng ngân hàng, tài sản phải thu hồi rất lớn và nhiều trường hợp không chỉ nằm ở một tỉnh mà trải dài ở nhiều tỉnh khác nhau', Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thủy, nêu.
Phát biểu tại Quốc hội về dự thảo Luật Điện ảnh, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất phân loại phim theo thể loại, từ đó có những quy định khác nhau.
Về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đề xuất giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đối với các phim có nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn các phim có nội dung khác nên thực hiện đấu thầu để tăng tính cạnh tranh về chất lượng phim giữa các hãng phim truyện và các doanh nghiệp sản xuất phim.
Chiều nay (28/10), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).