Chiều 7-5, tại chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn), Ban Nghi lễ Phật giáo Huế đã đăng đàn chẩn tế và dâng lục cúng hoa đăng tại trai đàn cầu siêu chư anh hùng, liệt sĩ, những người đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.
Sáng 7-5, tại chùa Thanh Tâm, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, Ban Nghi lễ Phật giáo miền Bắc đã cử hành nghi thức cúng ngọ và dâng lục cúng tại trai đàn cầu siêu chư anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh năm Mậu Thân (1968), những người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Việc sắp xếp và đặt tên các đơn vị hành chính cơ sở mới, Hà Nội đã khéo biết khai thác nguồn lực lịch sử - văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
Ngày 17-4, quận Ba Đình tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm 982 năm Thập Tam Trại (23/3/1043 - 23/3/2025 âm lịch).
Quá trình tách - nhập các tỉnh thành diễn ra tương đối thường xuyên trong lịch sử và phản ánh nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sáp nhập từ 63 tỉnh hiện nay xuống còn bao nhiêu tỉnh cần phải được tính toán khoa học để đảm bảo cơ cấu này ổn định qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ.
Tìm hiểu lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến từ đầu thời Lý cho đến thời kỳ hiện đại, theo tiếp cận người đứng đầu cơ quan chính quyền. Điều này được nêu ra ngay từ tựa đề của cuốn sách 'Người đứng đầu Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử' do PGS-TS Bùi Xuân Đính chấp bút và được Công ty Tri thức Trẻ và Nxb Khoa học xã hội ấn hành. Cuốn sách được đánh giá là độc đáo so với các công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội trước đây.
Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính, mảng đề tài về hệ thống quản lý hành chính và những người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ vẫn còn nhiều dư địa cho người nghiên cứu.
Nói về người Hà Nội, có lẽ không ai có thể da diết hơn, hào hùng hơn Nguyễn Đình Thi thông qua nhạc phẩm 'Người Hà Nội'. Ông sáng tác ca khúc này năm 1947, ngay sau 60 ngày đêm dựng 'lũy thép' của quân dân Thủ đô cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Ở Việt Nam có một hầm xuyên núi đã hoạt động được 20 năm, nhưng nay vẫn được đánh giá là hiện đại bậc nhất khu vực.
Vĩnh Định là một trong 8 con sông đào lớn được khơi thông dưới Triều Nguyễn. Sông Vĩnh Định nối liền giữa sông Thạch Hãn ở ngã ba Cổ thành đến sông Lương Điền, đi qua các xã của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, thông vào phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là con đường thủy nội địa huyết mạch quan trọng dưới Triều Nguyễn. Qua chính sử Triều Nguyễn, việc thực hiện đào sông Vĩnh Định được phản ánh chân thực với nhiều tình tiết cụ thể.
Đây là vị vua thứ năm nhà Hậu Lê, trị vì trong thời gian hơn 37 năm, được sử sách ví tài năng cai trị đất nước sánh ngang với các vị vua nổi tiếng ở Trung Hoa.
Sáng nay, 3-1 (4-12-Giáp Thìn), môn đồ đệ tử trang nghiêm tổ chức Lễ húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích nữ Như Đức, Cố vấn Phân ban Ni giới T.Ư, Chứng minh Phân ban Ni giới TP.HCM, nguyên trụ trì chùa Dược Sư (P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Trải qua hơn nghìn năm là kinh đô của nước Việt, chưa bao giờ Hà Nội có tiềm lực, vị thế thuận lợi như ngày nay để hiện thực hóa khát vọng Thăng Long, vươn mình đi đầu trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vào đầu mỗi năm học, UBND tỉnh tổ chức lễ tuyên dương học sinh đạt danh hiệu 'Học sinh danh dự toàn trường' tại di tích Quốc Tử Giám. Đây là danh hiệu cao quý nhằm động viên, tôn vinh, khuyến khích tinh thần ham học và học giỏi.
Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị liên quan tổ chức vào chiều 18/12, tại TP Huế.
Chiều 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề 'Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch'.
Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia 'Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch' do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.
Sáng 10-12 (10-11-Giáp Thìn), tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), tiếp sau khóa lễ theo truyền thống miền Bắc, chư tôn đức Phật giáo Huế đã cử hành nghi thức Phổ Phật cúng ngọ trong Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, chư vị Trưởng lão thành viên Hội đồng Chứng minh đã viên tịch
Sáng 10-12 (10-11-Giáp Thìn), tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), chư tôn đức Ban Kinh sư Phật giáo miền Bắc đã trang nghiêm cử hành nghi thức Nghinh sư duyệt định, mở đầu Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, chư vị Trưởng lão thành viên Hội đồng Chứng minh đã viên tịch.
Sáng 29-11 (29-10-Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa cùng môn đồ pháp quyến chùa Linh Nguyên (xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa Hạ) tổ chức lễ húy kỵ lần thứ nhất Hòa thượng Thích Thiện Phúc, nguyên Trưởng ban Trị sự H.Đức Hòa.
Các sử gia đều đánh giá, vị quan này là một trong những người liêm khiết bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
70 năm trước, ngày 10 - 10 - 1954, Hà Nội hân hoan đón đoàn quân chiến thắng trở về. Một cột mốc lịch sử mở ra tương lai mới cho Thủ đô và cả nước.
Kể từ ngày 10/10/1954, người Hà Nội tưng bừng cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng trở về, đến nay đã tròn 70 năm.
Từ bao đời nay, văn chương Thủ đô là đại diện tinh hoa của văn học Việt Nam. Vị thế đó hiện nay như thế nào trong bối cảnh văn chương từ trung tâm đời sống văn hóa, dần chuyển ra ngoại vi? Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10), phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dưới thời nhà Trần, có ba vị quan kiểm pháp nổi tiếng thanh liêm, có biệt tài xử án, mang lại công bằng cho nhân dân.
Sáng 28-9 (26-8-Giáp Thìn), tại Quốc tự Tam Thai (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã trang nghiêm cử hành lễ húy nhật lần thứ 19 Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Giác, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, nguyên Trưởng môn phái Chúc Thánh.
Sáng nay, 9-9 (7-8-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến chùa Phước Trí (xã Tân Xuân, H.Hóc Môn, TP.HCM) trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Chung thất Hòa thượng Thích Chơn Trí, Phó ban Trị sự GHPGVN H.Hóc Môn, viện chủ chùa.
Hòa thượng Thích Chơn Không, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM, trụ trì chùa Thiên Tôn (Q.5, TP.HCM) đã tổ chức buổi lễ trao học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học và tặng quà đến bà con có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương vào ngày 1-9.
Chiều 24-7 (19-6-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cung thỉnh Giác linh Hòa thượng Thích Huệ Trí yết Phật triều Tổ tại tổ đình Kim Tiên trước ngày nhập bảo tháp theo nghi thức truyền thống thiền môn.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức khóa học Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học dành cho giáo viên THCS trên toàn thành phố.
Tại chùa Linh Quang (H.Châu Thành, Tiền Giang), sáng 20-7, môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy kỵ lần thứ 16 Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhuận Hiền, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo H.Châu Thành, viện chủ chùa.
Sự nghiệp phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Không chỉ là vị Hoàng giáp nổi tiếng thời Lê, Trần Văn Trứ còn là một người thầy có cách giáo dục lạ lùng nhưng hiệu quả.
Ngày 6-7 (mùng 1-6-Giáp Thìn), môn đồ đệ tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy kỵ lần thứ 22 cố Hòa thượng Thích Tâm Khai - khai sơn chùa Diệu Pháp (P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Thời nhà Nguyễn, các vua đầu tiên từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế ngày nay), nhưng đều phải ra Thăng Long để làm nghi lễ bang giao, nhận tuyên phong của nhà Thanh. Phải đến khi vua Tự Đức lên ngôi, nghi lễ này mới được chuyển vào Phú Xuân, trở thành một thắng lợi ngoại giao lớn của triều đình Đại Nam.
Ngày 5-7 (30-5-Giáp Thìn), tại chùa Dược Sư (TP.Buôn Mê Thuột), môn đồ pháp quyến tổ chức tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Chúc Như, nguyên Ủy viên Phân ban Ni giới T.Ư, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh.
Chư Ni chùa Linh Phước và môn đồ pháp quyến trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường Ni trưởng Thích nữ Tắc Thanh, viện chủ chùa Linh Phước (Q.8, TP.HCM) vào ngày 7-5-Giáp Thìn.
Sáng 29-5, tại chùa Thuận Thành (P.Tam Thuận, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), môn đồ pháp quyến đã thành kính tổ chức Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Từ Hoa, nguyên trụ trì chùa Thuận Thành, khai sơn chùa Huệ Quang (Q.Cẩm Lệ).
Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội giữ nguyên 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dự kiến giảm số đơn vị hành chính cấp xã. Thực ra, đây chỉ là một trong nhiều lần sắp xếp đơn vị hành chính của Thăng Long - Hà Nội trong hơn 1.000 năm qua.
Ngày 5-5 (27-3-Giáp Thìn), môn đồ đệ tử trang nghiêm tổ chức Lễ húy nhật lần thứ 4 cố Ni trưởng Thích nữ Như Nguyệt tại chùa Quan Âm (P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Sáng 2-5 (24-3-Giáp Thìn), tại chùa Tập Thành (P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), môn hạ đệ tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy kỵ lần thứ 3 cố Hòa thượng Thích Thông Thắng.
Ngày 14-4 (6-3 Âm lịch), tại chùa Thiên Chánh (TP.HCM), Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM đã trang nghiêm tổ chức lễ hiệp kỵ tưởng nhớ ân đức chư vị tôn sư, ân sư; chư Thánh tử đạo, chư hương linh tiền bối hữu công; huynh trưởng, đoàn sinh quá vãng qua các thời kỳ.
Sáng nay, 28-2 ÂL (6-4-2024), Lễ cung tiến Giác linh tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được trang nghiêm cử hành tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).
Sáng 24-3, Ban Trị sự GHPGVN H.Cần Đước cùng môn đồ pháp quyến tổ chức tưởng niệm Đại tường Ni trưởng Thích nữ Như Vân, Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh thuộc Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Long An, Chứng minh Phân ban Ni giới GHPGVN H.Cần Đước, nguyên trụ trì chùa Long Hoa (xã Long Trạch, H.Cần Đước).
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ mà TP Hà Nội thực hiện nhiều năm qua. Đây là nhiệm vụ khó khăn khi những biến động của xã hội không ngừng diễn ra, giao lưu văn hóa ngày một mạnh mẽ, kéo theo những yếu tố tích cực và cả tiêu cực.
Cuộc sống luôn là chuỗi của những thuận lợi và khó khăn, trở ngại đan xen. Không dũng cảm và kiên trì bước tới, sẽ khó có được những lối đi mới. Khát vọng vươn tới luôn là cách để những người biết nhìn về phía trước thoát khỏi cái bóng của quá khứ, gặt hái thành công.
Sáng nay, 19-2 (mồng 10 tháng Giêng), tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN Q.3 đã trang nghiêm khai đàn Dược Sư thất châu dưới sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, viện chủ chùa Minh Đạo.