Trao đổi tại buổi góp ý đề cương sách trắng về thanh niên khởi nghiệp năm 2021, các đại biểu cho rằng cuốn sách cần thể hiện sự trẻ trung, hấp dẫn và truyền được cảm hứng cho thanh niên về khởi nghiệp, làm giàu chính đáng xây dựng đất nước.
Trước những khó khăn bởi dịch Covid-19, nhất là dòng tiền cạn kiệt, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành gói hỗ trợ lãi suất và nới điều kiện vay để tiếp cận vốn. Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã gợi ý cần nghiên cứu xây dựng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, tương tự gói cấp bù lãi suất giải ngân qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2009 - 2010.
Tổng cục Thống kê cho biết, sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa, giãn cách kéo dài liên tiếp đã khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt trong quý III/2021.
Kinh tế quý 3/2021 bất ngờ giảm sâu hơn so với dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế. Áp lực tăng trưởng quý cuối năm 2021 gia tăng khi GDP 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42%...
Liên minh doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo lập quỹ bảo lãnh cho vay với hạn mức 100.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 2/10, Chủ tịch Liên minh Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ông Dominic Vũ cho biết: SME vừa có Thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp này, hạn mức lên đến 100.000 tỷ đồng.
Dịch COVID-19 bùng phát lần 4 và những đợt giãn cách xã hội kéo dài đã giáng đòn mạnh lên toàn bộ nền kinh tế. Lần đầu tiên, kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay, GDP quý giảm sâu kỷ lục (quý 3/2021 âm 6,17%). Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực, triển vọng vào cuối năm.
Giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều địa phương trong cả nước làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III. Các động lực tăng trưởng đầu tư công, sản xuất công nghiệp đều suy giảm.
ng Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) thẳng thắn thừa nhận: Đứt gãy chuỗi cung ứng đã không còn là nguy cơ, thực tế là đã đứt, thậm chí là đứt gãy khá nặng.
Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, chỉ số sản xuất công nghiệp của TP.HCM giảm tới 47,1% trong quý III. Trong khi đó, GDP quý III của TP.HCM giảm trên 20%.
Trong thời điểm các doanh nghiệp đã cạn kiệt sức sống, các ngân hàng thương mại cần hỗ trợ mạnh tay hơn để các doanh nghiệp phục hồi, vượt qua 'đại nạn' do COVID-19.
Điều mong mỏi của nhiều doanh nghiệp hiện nay là được 'cấp cứu' để có dòng tiền bằng việc khoanh, hoãn nợ, cơ cấu nợ, mở rộng đối tượng vay vốn để cầm cự. Đặc biệt, các biện pháp chống dịch COVID-19 tại các địa phương phải được thực hiện đồng bộ, không nên có rào chắn thì mới khai thông được luồng vận chuyển, giúp doanh nghiệp hồi sinh.
Trước những quan ngại về việc đưa ra gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có thể tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, nhiều chuyên gia cho rằng, 'không có bữa trưa nào miễn phí', đôi lúc nền kinh tế sẽ phải trả giá, song Chính phủ cần phải tính toán để có giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp vượt qua bối cảnh khó khăn này.
Nếu muốn tạo ra khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ lãi suất cho các DN thực sự khó khăn thì phải có một quy chế đặc biệt dùng cho gói cứu trợ này để không ảnh hưởng tới các tổ chức tín dụng.
Hàng vạn người lao động thất nghiệp, hàng vạn DN phải dừng sản xuất, hơn lúc nào hết, ngân hàng - DN phải chia sẻ với nhau. Sản phẩm ngân hàng là tiền, doanh nghiệp dùng 'oxy' đó để thở.
Trong năm 2020 và 2021, số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp ngừng hoạt động đảo chiều, cho thấy đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề, tiêu cực, đến tình hình doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
ng Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế dự báo, đại dịch COVID-19 có thể làm kinh tế Việt Nam trong quý III/2021 tăng trưởng âm, lần đầu tiên kể từ những năm 80.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng thu hút FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm nay vẫn dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai.
4 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020, tăng cao nhất trong các năm 2017-2020 và tăng ở tất cả các ngành kinh tế
Bức tranh về thị trường lao động năm nay không phục hồi, thậm chí còn u ám hơn so với cùng kỳ năm 2020 do hoạt động giữa các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực không đồng đều khiến cho tốc độ tăng thu nhập quý I năm nay tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chủ động tháo gỡ các điểm nghẽn, sẵn sàng về hạ tầng để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI
Trong mức tăng 6,5% của ngành công nghiệp quý I/2021, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,45% - cao hơn tốc độ tăng 7,12% của cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có sự cải thiện rõ rệt về năng suất và khả năng cạnh tranh, được coi là động lực phát triển của nền kinh tế.
Năm 2020, một số địa phương đang là điểm sáng thu hút FDI. Chẳng hạn, tại Bắc Giang, Cty TNHH Luxshare-ICT hoạt động trong lĩnh vực điện tử đầu tư mới vào tỉnh này từ tháng 3/2020, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động (dự kiến năm 2021 tăng lên 50.000 lao động), doanh thu hơn 33 nghìn tỷ đồng.
Năm 2021 sẽ là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm, trong đó Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%. Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế dẫn đầu về tăng trưởng trong khu vực, trong đó, đầu tư công tiếp tục là lực đẩy.
Một trong những động lực quan trọng để kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,91% trong năm 2020 là đầu tư công (ĐTC). Hàng loạt dự án hạ tầng được xây dựng bằng vốn ĐTC đã góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động.
Giai đoạn 2011-2015, GDP của cả nước chỉ tăng 5,95% nhưng GRDP địa phương nào cũng tăng trên 10%, có địa phương tăng 15-17%. Có điều này là do trung ương tính GDP, còn địa phương tự tính GRDP.
Dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Theo đó đã làm suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng...
Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 11-2020 tăng 7,3% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 5,4% và tăng 59,8%.
Tổng cục Thống kê cho biết, thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổng cục Thống kê sắp công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp (lần 2) về tác động của Covid-19 tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một điểm chung là doanh nghiệp càng lớn càng gặp nhiều khó khăn.
Là một trong số ít nước có tăng trưởng dương trong năm nay song để nền kinh tế có sức chống chịu cao sau Covid-19 Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa…
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện 'mục tiêu kép', song yêu cầu tiếp tục nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế vẫn hiện hữu. Theo đó, cần thúc đẩy cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn ngay tại thời điểm này, thay vì chờ đến khi kết thúc đại dịch.
Giải ngân đầu tư công được xem là giải pháp có thể nắm trong tầm tay, chỉ cần quyết liệt đốc thúc thực hiện, thi công và giải ngân đúng tiến độ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Năm 2019, các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu 360.982 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó, nợ phải thu khó đòi 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018
Thay vì phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn là phấn đấu giải ngân càng nhiều càng tốt, không chạy theo thành tích nếu công trình, dự án chưa bảo đảm đầy đủ thủ tục đầu tư.
Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của COVID-19 và dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2020 sẽ đạt 1,9% và 11,2% vào 2021.