Cách đây tròn 70 năm, ngày 10-10-1954, với tình cảm đặc biệt dành cho đồng bào, chiến sĩ Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ ra 'Lời kêu gọi nhân Ngày Thủ đô giải phóng' - Lời kêu gọi của Người không sót một ai, bất cứ ai nghe, đọc cũng đều thấy có vinh dự và trách nhiệm làm theo lời hiệu triệu của Người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặt công tác dân vận ở tầm chiến lược. Thực tiễn công tác dân vận 94 năm qua là minh chứng khẳng định lời dạy sâu sắc của Người: 'Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công'(1).
Ven sông hay biển thường có những bãi đất tự nhiên nổi lên, cày cấy ngay được, không mất công khai hoang, lại thu hoạch rất cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò của người cao tuổi (NCT), những 'cây cao bóng cả', những người 'giữ hồn cho dân tộc' trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 'Tuổi già nhưng chí không già/ Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh'(1).
Tháng 10-1944, khi giao nhiệm vụ thành lập Đội, lãnh tụ Hồ Chí Minh dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp: 'Hoạt động của đội phải lấy chi bộ làm hạt nhân lãnh đạo'. Theo đó, trước ngày thành lập Đội, Chi bộ đảng của đội được thành lập.
Tháng 10-1944, không khí cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc sục sôi, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng lên kế hoạch chuẩn bị phát động khởi nghĩa trên địa bàn khi thực dân Pháp tăng cường đàn áp khủng bố phong trào cách mạng, khiến cho cơ sở ở nhiều nơi bị phá vỡ.
Tham mưu Minh Lộc Hầu và Tiên phong Cai đội Xuân Thắng Hầu đem 3.000 binh đi hai tuần đến thành Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) thu phục Nặc Ông Chân.
Hiện nay, việc vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của V.I. Lê-nin về quyền dân tộc bình đẳng và tự quyết chỉ thuộc về nhân dân, đòi hỏi phải bảo đảm thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa quyền dân tộc - quốc gia với quyền dân tộc - tộc người và quyền con người, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nhân dân.
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã từ biệt thế giới này, đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin và về với thế giới người hiền. Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc là văn kiện đặc biệt tổng kết chặng đường cách mạng đã qua và định hướng cho sự phát triển của cách mạng và đất nước do Đảng lãnh đạo trong thời kỳ mới.
Trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của con người và việc phát huy mọi tiềm năng, thúc đẩy quá trình sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ động viên hết sức to lớn, đồng thời là sự chỉ dẫn về đường hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt trong bản Di chúc là tư tưởng 'đại đoàn kết', trước hết là đoàn kết trong Đảng, để Đảng ta trở thành một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: 'Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng...
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là một trong những nội dung lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Bản Di chúc lịch sử.
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là một trong những nội dung lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Bản Di chúc lịch sử.
Quan điểm về kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát triển từ quá trình đào tạo và công tác lâu dài của ông. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1967, ông được điều động về công tác tại Tạp chí Học tập, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu lý luận chính trị chuyên nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đã 55 năm, kể từ khi Người để lại 'Di chúc', đọc lại những tư tưởng của Người trong tác phẩm có thể thấu hiểu, thấm nhuần sâu sắc hơn những chỉ dẫn về đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những lời căn dặn tâm huyết, thiết tha của Người mà 'Di chúc' chuyên chở. Để từ đó thực hiện tốt hơn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua việc thực hiện công tác giáo dục và bồi dưỡng tính Đảng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt những lời chỉ dẫn trong 'Di chúc' góp phần cùng Đảng, nhân dân ta thực hành đạo đức cách mạng, từng bước thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Không ai có thể làm thay chính mình về Liêm, về Chính! Đến lượt mỗi đảng viên, cán bộ, phải tự mình giác ngộ. Lấy nhân mà sửa mình, trước nhất là những người mang trọng trách phải làm gương. Cùng với pháp luật thượng tôn, đạo đức hành động Liêm, Chính tự nó ngày càng tỏa sáng.
TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Hiện nay, hơn lúc nào hết, trong công cuộc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao ý thức để toàn Dân thấm sâu và thực hiện Liêm - Chính.
TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Lời Tòa soạn: Tiếp tục công cuộc đổi mới, kiên định xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay, trong rất nhiều trọng sự, vấn đề liêm chính và giữ gìn liêm chính đối với đảng viên, cán bộ và bộ máy của hệ thống chính trị, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những công việc cấp bách và mang tầm chiến lược của Đảng và dân tộc ta.
Một trong những chính sách kinh tế đối với Tuyên Quang được các triều đình rất quan tâm đó là chú trọng phát triển nghề khai mỏ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy vinh quang gắn bó với nhân dân mình, đất nước mình, Người luôn coi báo chí là phương tiện để vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách nhanh chóng, sâu rộng, hiệu quả nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của nền báo chí Cách mạng Việt Nam.
Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của cả dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng nước ta. Qua rất nhiều bài viết, lời dạy của Người sau đó đều toát lên tư tưởng - làm việc gì cũng cần phải có thi đua, thi đua gắn liền với mỗi con người, thi đua là cải tạo con người.
Ngày này cách đây 113 năm, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước đã tạo ra bước ngoặt không chỉ đối với người thanh niên yêu nước chân chính, mà còn là bước ngoặt lịch sử đầu tiên mở đầu cho mọi thắng lợi của dân tộc và của cách mạng Việt Nam.
Thời Lý - Trần - Hồ, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số là khá mềm mỏng, nhất là việc thông qua chính sách ràng buộc hôn nhân đã lôi kéo được nhiều tù trưởng gắn bó với đất nước, với triều đình.
Hầu hết các bộ Luật đều giống nhau về duyên khởi an cư, đó là xuất phát từ việc than phiền của các cư sĩ tại gia đối với nhóm sáu Tỷ-kheo1.
V.I.Lênin - vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản thế giới - đã để lại nhiều di sản quý báu, trong đó quan điểm về chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, được Đảng ta tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
Nhà nước quân chủ Việt Nam được xác lập từ thế kỷ X, sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Nhưng trong buổi đầu nhà nước quân chủ chưa được hoàn thiện về tổ chức thiết chế. Phải đợi đến những năm đầu của thế kỷ XI, với sự ra đời của vương triều Lý, thiết chế của nhà nước quân chủ mới được dần hoàn thiện.
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà hoạt động chính trị mà còn là nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Trong gia tài thi ca Hồ Chí Minh, có 4 bài thơ về tuổi tác mà Người đã viết trong những dịp sinh nhật.
Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại biểu Quốc hội các Khóa I, II và III (từ ngày 2.3.1946 đến khi Người tạ thế ngày 2.9.1969). Tại các lần tiếp xúc cử tri và trong các kỳ họp Quốc hội, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Người đã có 40 lần phát biểu chỉ đạo. Cũng trong thời gian lãnh đạo đất nước, Người đã trực tiếp chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và 16 đạo luật cùng 613 sắc lệnh, trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật. Đây là di sản lớn, là kho tư liệu vô cùng quý báu cho đất nước nói chung và cho Quốc hội nói riêng.
Nhìn lại tất cả các mốc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1946 đến năm 1969, chúng ta nhận thấy: Người luôn đón sinh nhật bằng sự cần mẫn làm việc. Người cũng luôn tránh mọi sự chúc tụng bằng cách không có mặt ở nhà.
Xử lý nghiêm cán bộ (CB), kể cả CB cấp cao sai phạm, là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh về kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm. Kỷ luật vài người để cứu muôn người,... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ quan điểm của Đảng ta như vậy tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), ngày 30/6/2022. Và tinh thần ấy ngày càng được thực hiện quyết liệt hơn.
Hiện nay, cùng với âm mưu, thủ đoạn 'diễn biến hòa bình', thúc đẩy 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ, một trong những trọng tâm chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch là xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của tất cả mọi người, trước hết là người lao động, gắn với quyền dân tộc - giai cấp, thông qua thực hành bảo đảm nhân quyền nhằm góp phần cải tạo thế giới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Ngay từ khi được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, giáo dục và tham gia vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Người, suốt đời phấn đấu, học tập và thực hành nêu gương đạo đức cách mạng, hết lòng phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc.