Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phạm vi sửa đổi luật, cơ bản thống nhất với những vấn đề lớn được cơ quan thẩm tra báo cáo.
Tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 14-11, UBTVQH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) Lê Quang Mạnh báo cáo một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Thẩm tra Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án (thực chất là đẩy mạnh phân cấp) là cần thiết.
Chính phủ đề xuất bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo thuận lợi, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm 'địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm'.
Việc đổi mới để tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương là cần thiết nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng trở lên và các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C tăng lên 2 lần.
Trong phiên họp sáng nay 29-10, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng...
Về hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp xuất cảnh, Ủy ban Tài chính Ngân sáchđề nghị cần đánh giá kỹ hơn về tác động của việc áp dụng biện pháp này, tránh các phản ứng trái chiều không cần thiết...
Tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, sáng 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Trong bối cảnh ngành dệt may Bangladesh gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn, dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.
Sáng 27/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương (NSTW) giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Thời gian triển khai tuyến phố văn hóa, ẩm thực tại quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng bắt đầu từ tháng 7/2024, tất cả các ngày trong tuần từ 19h đến 2h sáng hôm sau với nhiều chương trình nghệ thuật quảng bá du lịch địa phương.
Địa điểm thí điểm tuyến phố văn hóa, ẩm thực là phố Phùng Chí Kiên nằm trên địa bàn 2 phường Đông Khê và Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng.
Chiều 17/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo đó các cơ quan cho rằng, cần thiết sửa đổi Luật này để giải quyết các bất cập trong thực tiễn...
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, tại Việt Nam, hàng ngày có trung bình 4-5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) bổ sung trách nhiệm người nộp, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc 'ai làm sai, người đó chịu'.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội, hàng ngày có trung bình 4-5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok… Do đó, Chính phủ cần có chính sách phù hợp để mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay.
Dự án Luật nhằm hoàn thiện quy định về chính sách thuế GTGT để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; bảo đảm tính minh bạch, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế.
Chiều 17/6, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật để giải quyết các bất cập trong thực tiễn cũng như hoàn thiện chính sách thu, phù hợp với mục tiêu đề ra.
Ngày 12/6, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết quy định miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát nhưng cần khoanh định phạm vi miễn trừ và quy định bảo đảm chặt chẽ.
Sáng 31/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Ngày 31/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
Sáng 31/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đề xuất cho UBND tỉnh Nghệ An có không quá năm phó chủ tịch, tăng một người so với các địa phương khác.
Sáng 31/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, chiều 30/5, Quốc hội nghe các báo cáo liên quan đến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 của Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp 7, chiều 20/5, Quốc hội đã nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Năm 2023, ngành Thanh tra đã triển khai 7.689 cuộc thanh tra hành chính và 193.774 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 257,7 nghìn tỷ đồng, 616 ha đất; kiến nghị thu hồi 188,6 nghìn tỷ đồng và 166 ha đất.
Thời gian tới, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các dự án đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế.
Tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, chiều 20/5, Quốc hội nghe báo cáo về Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 cũng như thẩm tra về nội dung này.
Thực hiện chương trình Kỳ họp 7, chiều 20/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Theo đó, công tác này được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực...
Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.
Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Chiều 14/5, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Tiếp theo chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường thứ 5, sáng 16/1, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025...
Chiều 20/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Mặc dù cũng còn những ý kiến băn khoăn về việc tiếp tục giảm thuế sẽ khiến giảm thu ngân sách đang ngày càng khó khăn, nhưng đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc này để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Các cơ quan quản lý liên quan cần chuẩn bị các giải pháp để bảo đảm việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết được thuận lợi, tránh phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế
Nếu Việt Nam không áp dụng thì các quốc gia khác có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Lo ngại tình trạng nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng gửi đơn kiến nghị, kêu cứu chậm hoàn thuế giá trị gia tăng, đại biểu Quốc hội đề nghị cần giải pháp căn cơ khơi thông những ách tắc, tồn đọng này.
Tính trung bình hàng năm, số hồ sơ được giải quyết hoàn thuế chiếm khoảng 90% tổng số hồ sơ đề nghị hoàn, trong đó, khoảng 80% số hồ sơ được hoàn trước, số còn lại 20% là thực hiện kiểm trước.
Cả cơ quan của Quốc hội và doanh nghiệp đều thấy quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) không phù hợp, nhưng giải pháp vẫn đang đợi.