Số 1-2025: 2025 – Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới mới

Năm 2025 đang mở ra trước mắt. Điều gì đang chờ đợi chúng ta ở phía trước? Kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực. Việt Nam cần có chính sách thích hợp, khôn khéo để tranh thủ cơ hội và giảm thiểu nguy cơ cho nền kinh tế trong bốn năm tới.

Số 47-2024: Saigon Times CSR 2024 – Vì một tương lai bền vững

Trong lần thứ 6 được triển khai, chương trình Saigon Times CSR tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những dự án CSR nổi bật, thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường và kiến tạo nền kinh tế bền vững.

Số 44-2024: Góc nhìn khác về trường hợp Temu

Trong thời đại công nghệ 4.0, hàng hóa của một quốc gia phải chịu cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, phân phối thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới là điều dù không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này.

Số 42-2024: Giải Nobel kinh tế: Giàu nghèo là do thể chế!

Nghiên cứu của các nhà kinh tế đoạt giải xoay quanh mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế. 'Các xã hội có nền pháp trị yếu kém và thể chế bóc lột dân chúng không tạo ra tăng trưởng hay thay đổi ngày mỗi tốt hơn' - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển giải thích lý do trao giải.

Số 41-2024: 'Mọi gánh nặng sẽ đặt lên sàn thương mại điện tử'

Các sàn TMĐT hầu như kiểm soát dòng tiền của người bán, trường hợp không kiểm soát được dòng tiền có thể yêu cầu cá nhân đóng tiền phí trả cho sàn cùng tiền thuế phải nộp để tiếp tục hoạt động trên sàn. Do đó, sàn TMĐT có đủ khả năng và chế tài để thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân cung cấp hàng hóa thông qua sàn, Bộ Tài chính khẳng định.

Số 40-2024: Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản

Mục tiêu trực tiếp của việc đánh thuế tài sản là tăng thu ngân sách, tiếp đó là điều tiết cung cầu và tác động vào việc sử dụng bất động sản một cách tiết kiệm, hiệu quả, cuối cùng mới là góp phần hạ giá nhà đất.

Số 35-2024: Nhà ở xã hội 'xanh' – đường đi có khó?

Nhà ở xã hội vốn không là chuyện đơn giản, nay thêm các tiêu chuẩn 'xanh' nữa thì liệu có vượt quá tầm tay của chủ đầu tư và người có thu nhập thấp hay không. Sau hơn một năm thực hiện, đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đã đi được 15% mục tiêu số căn hộ, nhiều trong số này không ngờ đã đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường.

Số 33-2024: Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới

Sông Mêkông dưới tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều yếu tố quan trọng như nước, đất, con người, tài nguyên,… các nền tảng vận hành cân bằng vốn tồn tại lâu dài đang dần bị phá vỡ và gây ra những hệ quả lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều mặt khác nhau của kinh tế xã hội.

Số 31-2024: Điểm mới trong các luật liên quan tới bất động sản

Những giao dịch chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ cần dự trù nghĩa vụ hoàn trả số tiền miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đã được hưởng trước đó. Đây là một quy định rất mới của Luật Đất đai 2024 và áp dụng đối với cả tổ chức trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Số 26-2024: Tại sao thế giới, nhất là nước giàu, cần giảm tăng trưởng?

Chính sự tàn phá môi trường, những bất bình đẳng xã hội, và khủng hoảng kinh tế tài chính kéo dài như kiểu năm 2008 gây ra ở Mỹ hay ở Nhật Bản từ năm 1990 đến nay, và cả chiến tranh, đã làm dấy lên sự ngờ vực ngày càng lan rộng đối với sự khôn ngoan của chủ nghĩa tư bản hay bất cứ chủ nghĩa nào cổ vũ cho tăng trưởng theo cách hiểu thông thường…

Số 20-2024: Năm biện pháp cho thị trường vàng Việt Nam

Thị trường vàng Việt Nam đặt ra một thách thức phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận đa chiều. Bằng cách giải quyết các vấn đề cơ cấu cơ bản, thúc đẩy hệ thống tài chính vững mạnh hơn và nâng cao hiểu biết về tài chính, Việt Nam có thể tạo ra một thị trường vàng ổn định và hiệu quả hơn.

Vẹn nguyên ký ức Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên trong ký ức của mỗi một chiến sĩ Điện Biên… 'Di sản vô giá tiếp lửa truyền thống cho gia đình'

Số 12-2024: Không để người tiêu dùng 'bút sa gà chết'

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, mặc dù đã có các quy định về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nhưng vấn đề bất bình đẳng, nhất là liên quan đến điều khoản hợp đồng vẫn chưa được quy định cụ thể. Ngoài ra, quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ tài chính vẫn chưa có các quy định riêng dù mức độ phức tạp cũng như ảnh hưởng về mặt kinh tế – xã hội của nó là rất lớn.

Số 11-2024: Vàng, chứng khoán và nỗi thấp thỏm của nhà đầu tư

Nhà đầu tư nên rót tiền vào danh mục mà họ am hiểu nhất. Nếu không hiểu về cách thức hoạt động thực của thị trường chứng khoán, không đọc được thông tin tương đối chuẩn xác về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp thì không nên đầu tư chứng khoán.

Số 10-2024: Chiến lược nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn

Trong cách tiếp cận về xây dựng nhân lực bán dẫn, nhất thiết phải có chính sách thu hút các kỹ sư người Việt ở nước ngoài về khởi nghiệp hoặc đầu tư kinh doanh. Đây là mỏ vàng nhân lực mà không có cơ sở đào tạo trong nước nào có thể tạo ra được.

Số 5-2024: Thách thức thương mại hàng hóa 2024

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,6% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 355 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,4%. Tuy nhiên, nhờ nhập khẩu hàng hóa giảm nhiều hơn – đến 8,9%, nên cán cân thương mại hàng hóa vẫn đạt thặng dư kỷ lục 28 tỉ đô la Mỹ. Năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sẽ đứng trước những thách thức gì?

Số 3-2024: Thương hiệu Vàng TPHCM 2023

Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương đã nỗ lực vượt sóng gió và giữ vững tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Góp phần không nhỏ vào sự đi lên này phải kể đến các doanh nghiệp được định danh là 'Thương hiệu Vàng' của thành phố, nhóm duy trì sức mạnh cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình.

KTSG số 24-2023: Khủng hoảng thiếu điện

Câu chuyện thiếu điện trở nên hết sức nóng bỏng suốt vài tuần qua. KTSG bản in phát hành sáng mai (15-6) sẽ chuyển tải một số góc nhìn xung quanh vấn đề này.

KTSG số 23-2023: Điểm sáng bất động sản công nghiệp

Việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng và nhu cầu phân bổ lại vị trí đặt nhà máy trên toàn cầu cùng sự chuyển dịch của thị trường bất động sản công nghiệp trong nước mang tới cơ hội cho các địa phương có lợi thế.

KTSG số 21-2023: Bức tranh nợ của doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống tín dụng đến cuối tháng 2-2023 lên tới 2,91%, cao hơn mức 2% vào cuối năm 2022. Tổng nợ xấu gộp ước chiếm 5% tổng dư nợ. Đó là thông tin từ ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, được nêu lại trong bài xã luận (mục Ý kiến) mở đầu số báo KTSG bản in tuần này, phát hành vào ngày mai, 25-5.

KTSG số 20-2023: Chính sách tiền tệ đa mục tiêu

Nhiều đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội theo dòng thời sự sẽ đến với bạn đọc qua KTSG bản in tuần này, phát hành vào sáng mai (18-5).

KTSG số 19-2023: 'Bảo hiểm' cho người mua bảo hiểm

Những ngày gần đây, nhiều thông tin không tích cực về việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khiến những người đã mua bảo hiểm hoang mang, lo sợ; còn người chưa mua bảo hiểm thì cảnh giác, dè chừng.

KTSG số 18-2023: Tấm khiên bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 17-4-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP (NĐ13) về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là nỗ lực nhằm góp phần xây dựng hành lang pháp lý phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia, hướng đến mục tiêu an toàn thông tin và phát triển xã hội số toàn diện.

KTSG số 15-2023: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp tan băng?

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc sửa đổi Thông tư 16/2021 về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

KTSG số 13-2023: Chính sách đặc thù cho TPHCM

Có nhiều khả năng Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2023.

KTSG số 9-2023: Chữa cháy trái phiếu doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn và thanh toán lãi trái phiếu hiện nay là rất lớn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bất động sản. Đây là hệ lụy của một giai đoạn buông lỏng quản lý giám sát thị trường vốn.

KTSG số 8-2023: Nhà ở hợp túi tiền ở Việt Nam

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội có lẽ là thông tin đáng chú ý nhất trong Hội nghị 'Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững' ngày 17-2-2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

KTSG số 7-2023: Để lành mạnh hóa thị trường…

Nhiều góc nhìn phân tích và những kiến nghị giải pháp cho các thị trường bất động sản, thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… sẽ được chuyển tải trên KTSG phát hành vào sáng mai (16-2).

KTSG số 5-2023: Mất việc bởi AI?

Trong khi chúng ta bận ăn Tết thì ở bên ngoài, thiên hạ bàn tán xôn xao về ChatGPT, một dạng trí tuệ nhân tạo có thể đối đáp y như người, biết làm thơ, viết văn, soạn báo cáo, tư vấn đủ ngành nghề.

KTSG số 52-2022: Bức tranh kinh tế 2022-2023

Nhìn lại một năm 2022, có thể thấy kinh tế toàn cầu bị liên tiếp những bất ổn bao trùm. Liệu với những khó khăn cũ, cộng thêm những thách thức mới, kinh tế năm 2023 sẽ ra sao?

KTSG số 48-2022: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025

Các đề tài về kinh tế – xã hội trong nước và thế giới có trong Tạp chí Kinh tế Sài Gòn số 48-2022 bản in phát hành ngày 1-12. Đó là những bài viết về kinh tế số Việt Nam, thị trường FinTech, thu hút du mục kỹ thuật số tại một số nước Đông Nam Á… cùng một số bài viết về sức mua dịp Tết, mừng lo việc xuất khẩu sầu riêng ở trang Doanh nhân Doanh nghiệp, các bài tản văn, suy nghĩ dọc đường trang Văn hóa Xã hội, Kinh tế thế giới.

KTSG số 47-2022: Trái phiếu doanh nghiệp: ném chuột đừng để vỡ bình

Chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) về dài hạn.

KTSG số 46-2022: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – vị lãnh đạo đặc biệt

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên số báo phát hành sáng mai (17-11), KTSG xin trân trọng giới thiệu các bài viết về ông.

KTSG số 44-2022: Bài toán đầu tư công

Trong hai năm 2021-2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau 10 tháng đầu năm lần lượt là 64,44% và 55,8% kế hoạch năm. Có tiền mà không tiêu là một nghịch lý theo tư duy phát triển kinh tế thông thường.

KTSG số 39-2022: Khi lãi suất tăng

Quyết định tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cộng với nhiều quyết định mới từ cơ quan điều hành trong nước, liệu thị trường tài chính trong nước sẽ phải chịu những tác động ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng? KTSG bản in phát hành sáng mai (29-9) sẽ có những bài viết phản ánh đa dạng góc nhìn xoay quanh chủ đề này.

KTSG số 38-2022: Chính sách tiền tệ – những góc nhìn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trải qua những biến động khó lường thể hiện qua lạm phát, lãi suất tăng cao, tỷ giá bất ổn, đồng tiền của nhiều nền kinh tế mất giá nhanh…, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gánh trên vai nhiều trọng trách đối với nền kinh tế nước nhà trong tâm thế chịu sức ép từ nhiều phía, và những động thái điều hành gần đây đang rất được dư luận quan tâm.

KTSG số 37-2022: Nóng tỷ giá, lãi suất

Một trong những chuyển động thời sự trên thị trường tiền tệ nửa đầu tháng 9-2022 là sự tăng nhiệt của tỷ giá và lãi suất. Những phản ánh về thị trường này sẽ được ghi nhận trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 15-9.

KTSG số 36-2022: Thương mại quốc tế thoái trào và 'ngoại lệ Việt Nam'

Sau khi WTO ra đời năm 1995 thay cho GATT, tỷ lệ thương mại quốc tế bắt đầu tăng cao, nhưng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì thoái trào và hiện ở mức 46%. Dù vậy, Việt Nam là ngoại lệ, thậm chí kinh tế còn được đẩy mạnh từ năm 2008, hiện ngoại thương về hàng hóa của Việt Nam đạt mức trên 180% GDP.

KTSG số 32-2022: Hành trình đến kinh tế xanh

Trong xu hướng chuyển sang kinh tế xanh, các mục tiêu xanh là không thể né tránh, nhưng 'đâu là lối ra' đang là câu hỏi dành cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam.

KTSG số 30-2022: Không nên chấp nhận lạm phát cao

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có thể chấp nhận mức lạm phát cao hơn mục tiêu 4% để cứu giúp nền kinh tế đang cần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu, giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh.

KTSG số 29-2022: Sóng gió tỷ giá

Giá đô la Mỹ đã tăng lên mức mạnh nhất trong vòng 20 năm qua so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đang tạo ra những tác động lan rộng, dẫn tới sự phá giá tiền tệ trên khắp thế giới, làm gia tăng chi phí và gây bất ổn cho triển vọng kinh tế toàn cầu.