ĐBQH: Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu

Theo ĐBQH, hiện nay số lượng tờ khai hải quan được hệ thống phân luồng xanh chiếm tỉ trọng lớn, thời gian tiếp nhận, thông quan đối với tờ khai luồng xanh rất nhanh.

Công nghệ số thúc đẩy hoạt động hải quan, bảo hiểm minh bạch hơn

Sáng 18/3, theo dõi phần chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về các nhóm vấn đề liên quan đến kiểm soát hải quan, bảo hiểm, cử tri Hải Phòng bày tỏ sự tán thành với các giải pháp, nhất là sử dụng công nghệ số để các hoạt động này minh bạch, hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng buôn lậu ma túy xuyên quốc gia

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 18/3, đại biểu Quốc hội Tráng A Dương lo ngại về tình trạng buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết giải pháp để tăng cường đấu tranh phòng chống loại tội phạm này qua đường hàng không.

Ngăn chặn việc lợi dụng 'luồng xanh' để đưa hàng hóa sai quy định vào trong nước

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, ngành Tài chính đã triển khai nhiều biện pháp, chẳng hạn như áp dụng khoa học, công nghệ trong việc xác định được lô hàng để hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng luồng xanh để đưa hàng hóa sai quy định vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Hầu hết sai phạm trong công tác thẩm định giá thuộc về hành vi của cá nhân thẩm định viên

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, hầu hết sai phạm trong thẩm định giá là hành vi của cá nhân thẩm định viên. Có đến 3 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, là Ernst & Young Việt Nam, Deloitte Việt Nam, KPMG Việt Nam đã kiểm toán SCB, nhưng đều không chỉ ra vi phạm.

Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu, gian lận thương mại

Trong khuôn khổ phiên họp thứ 31, sáng 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm chính trả lời chất vấn các đại biểu.

Học sinh dân tộc thiểu số chung tay bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk là địa phương giàu bản sắc văn hóa với hơn 49 dân tộc anh em cùng chung sống.

THẢO LUẬN TỔ 06: CÂN NHẮC LỰA CHỌN ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, thảo luận tại Tổ 06 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai về dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, cơ chế đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu đều bày tỏ mong muốn Nghị quyết sớm được thông qua để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đồng thời góp ý nhiều nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thầy và trò nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp học sinh bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG PHỐI HỢP VỚI QUỸ THIỆN TÂM TRAO, TẶNG QUÀ TẾT CHO HỘ NGHÈO HUYỆN MÈO VẠC

Sáng 06/1, các đồng chí: Tráng A Dương, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Vương Thị Hương, Phó trưởng phòng Dân tộc huyện Xín Mần - Đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Hà Giang cùng Quỹ Thiện Tâm và cộng đồng Vinfast toàn cầu đến trao quà cho người dân 2 xã Khâu Vai và Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.

ĐẠI BIỂU VƯƠNG THỊ HƯƠNG – ĐBQH TỈNH HÀ GIANG: QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ, KHẢ THI, BẢO ĐẢM LUẬT ĐƯỢC THI HÀNH NGHIÊM

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Góp ý đối với dự án Luật, đại biểu Vương Thị Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị cần tiếp tục rà soát để rà soát, chỉnh sửa, bổ sung thêm một số nội dung cho đầy đủ, cụ thể, bảo đảm Luật được thực hiện nghiêm sau khi ban hành và khả thi.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CẦN PHÂN ĐỊNH RÕ HÀNH VI CHẬM ĐÓNG VÀ TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Một trong những điểm mới, nhận được sự quan tâm góp ý hoàn thiện dự thảo là quy định như thế nào về xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để đảm bảo tính khả thi.

Đất không giấy tờ có được cấp sổ đỏ không?

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang thiết kế 2 phương án về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ.

Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất phải minh bạch nhưng không nên quy định cứng

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính cho rằng việc bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu phải phù hợp với điều kiện phong tục tập quán của từng vùng miền là khó khả thi.

Đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang thiết kế 2 phương án về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ

Đảm bảo đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề với người dân bị thu hồi đất

Theo đại biểu Quốc hội, cần tăng cường chính sách đảm bảo ổn định đời sống và hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm với người dân khi bị thu hồi đất.

Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng: Đền bù giá nào để yên lòng dân?

Nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở về cách định giá đất khi đền bù giải phóng mặt bằng cũng như công tác tái định cư sau khi người dân mất đất ở, mất tư liệu sản xuất.

Tăng vai trò để hài hòa lợi ích do địa tô chênh lệch khi thu hồi đất

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, vai trò của Nhà nước cần rõ hơn trong việc điều tiết bồi thường khi thực hiện thu hồi đất tại Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, cũng như tăng vai trò trong xử lý địa tô chênh lệch sau khi có sự đầu tư của nhà đầu tư để đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp.

Xem xét 2 phương án cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang thiết kế hai phương án về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ.

Trình Quốc hội 2 phương án cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang thiết kế 2 phương án về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ.

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất cần đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với truyền thống văn hóa

Đại biểu Vương Thị Hương cho rằng, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Hỗ trợ kinh phí đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại hội trường trong phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 3/11, đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng, nhiều hộ cá nhân là người dân tộc thiểu số đang sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền nộp để thực hiện việc đo đạc làm hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đại biểu đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho đồng bào để thực hiện việc này.

Bảo đảm chất lượng sống, văn hóa cộng đồng có đất bị thu hồi

Tại phiên thảo luận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 3-11, quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến.

Cần tiếp tục làm rõ các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Sáng 3-11, thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi), vấn đề thu hồi đất, định giá đất nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội...

ĐBQH: Không nên quy định cứng điều kiện tái định cư khi thu hồi đất

Thảo luận tại phiên làm việc sáng 3/11 về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến vấn đề bồi thường, bố trí tái định cư khi thu hồi đất.

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được trình Quốc hội là hai phương án về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.

Nhiều đại biểu quan tâm đến bồi thường, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia

Sáng 3/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề bồi thường, thu hồi đất...

Lựa chọn phương án tối ưu trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 2.11 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ĐBQH các đoàn Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng đồng tình với phương án cho rằng: Xoay quanh nội dung BHXH một lần, cần giữ quy định hiện hành đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực. Bởi, phương án này bảo đảm được tối ưu quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

'Chậm, trốn đóng BHXH rất nhức nhối nhưng chưa xử lý hiệu quả'

Đại biểu Quốc hội cho rằng hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nhưng chưa có chế tài xử lý hiệu quả.

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản phù hợp với thực tiễn; tập trung tháo gỡ, giải quyết và kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương; hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Ngày 30/10, tại Kỳ họp thứ 6, chia sẻ bên lề phiên họp giám sát tối cao việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về ba Chương trình mục tiêu quốc gia, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn theo hướng dễ thực hiện, tránh chồng chéo; đồng thời chấn chỉnh tinh thần, thái độ, đạo đức công vụ của người trực tiếp thực hiện chương trình.

THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA: TẠO TÍNH CHỦ ĐỘNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỐ TRÍ, SẮP XẾP CÁC NGUỒN VỐN

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 30/10, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trước đó, tại phiên thảo luận Tổ, các đại biểu Quốc hội chỉ rõ nếu như trước đây việc thực hiện các chương trình đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng đến giai đoạn hiện nay việc triển khai thực hiện các chương trình gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nhất là giải ngân vốn. Do đó đề nghị cần có những điều chỉnh phù hợp, trao quyền chủ động hơn cho địa phương trong sử dụng vốn.

Thể chế hóa một số nhóm chính sách lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội nghe các báo cáo và thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Có giải pháp toàn diện, lâu dài cho giảm nghèo bền vững

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu quan tâm và đánh giá công tác giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đạt được nhiều thành công, là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, giảm nghèo thời gian qua còn thiếu tính bền vững và khả năng tái nghèo cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, giá nhiều mặt hàng tăng cao.

Làm rõ lộ trình hoàn thành hệ thống dữ liệu tài nguyên nước quốc gia

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), sáng 26/10, các đại biểu thống nhất việc đầu tư xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia để dùng chung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Dự kiến từ ngày 1-7-2026: Hộ gia đình khai thác nước ngầm để sinh hoạt phải kê khai

Dự thảo luật đã bổ sung quy định hoạt động khai thác nước dưới đất quy mô hộ gia đình để sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải thực hiện kê khai. Thời điểm có hiệu lực của quy định này là từ ngày 1-7-2026, tức là 2 năm sau khi Luật có hiệu lực thi hành, để bảo đảm tính khả thi.

Đề xuất thiết kế mô hình quản lý dữ liệu tài nguyên nước tập trung

Trong ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (26/10), Quốc hội tiếp hành thảo luận dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Đại biểu Vương Thị Hương: Cần thiết kế mô hình quản lý thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tập trung

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10/2023, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Góp ý về quy định hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên nước tại Điều 7 của dự thảo luật, đại biểu Đại biểu Vương Thị Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu.

DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI): ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC

Ngày 26/10, góp ý vào Điều 7 về hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia tại dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước. Do vậy, việc phát triển hạ tầng dữ liệu tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên thực hiện, nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

'Hỗ trợ tiền ăn cho học sinh vùng cao 140 nghìn đồng/tháng là quá thấp'

140 nghìn đồng/người/tháng là số tiền học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng. Đại biểu Vương Thị Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang - cho rằng, mức hỗ trợ này quá thấp và đã được duy trì 12 năm nay.

Kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu

Đại biểu Vương Thị Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hàng vạn người sẽ được hưởng lợi khi đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội được thông qua

Nâng trợ cấp xã hội cho các đối tượng trong diện được trợ cấp một lần nữa được nêu ra trước nghị trường Quốc hội. Nếu các phương án được thông qua, nhiều người yếu thế sẽ được hưởng lợi để cải thiện cuộc sống.