Các chuyên gia kinh tế cho rằng năm 2024, lạm phát có thể ở mức 3,5-4%.
Sáng 4.1, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024, do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), Cục Quản lý giá phối hợp tổ chức.
Một số chuyên gia kinh tế dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. 'Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023', PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.
Quốc hội quyết định CPI năm 2024 tăng 4-4,5%, song dự báo được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 đều khá lạc quan, dự báo thấp hơn mục tiêu, từ 3,2 - 3,5%.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn nhưng lạm phát năm nay sẽ tương đối 'dễ thở', có thể kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu. CPI bình quân 2024 được dự báo sẽ dao động ở mức 3,0% - 3,6%.
Năm 2024, lạm phát có thể giảm do kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, trong khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, năm 2024, áp lực kiểm soát lạm phát không quá lớn.
Lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng lớn khi không cho vay được nhưng vẫn phải trả lãi suất lớn cho người gửi. 9 tháng đầu năm 2023, 27 ngân hàng niêm yết đã trả lãi cho người gửi tiền 398.723 tỷ đồng, tăng mạnh 79% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương với gần 5% tổng lượng vốn huy động của các ngân hàng này.
Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?
Theo Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/9 mở rộng cá nhân vay mua nhà, mua xe được vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác bên cạnh doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Theo đó, lãi suất ngân hàng buộc phải hấp dẫn để cạnh tranh nhau nếu muốn hút khách hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
6 tháng đầu năm 2023, cả nước không ghi nhận doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nào cổ phần hóa, chỉ có 27 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Trước đó, trong giai đoạn 2021-2022, số tiền thu từ cổ phần hóa(CPH), thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 4.848 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch được Thủ tướng giao.
Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát; ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, công tác thu ngân sách nhà nước sẽ gặp khó khăn bởi nền kinh tế phải đương đầu với không ít thách thức. Vì vậy, việc kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước là giải pháp quan trọng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thiên về chính sách nới lỏng hơn và nhiều khả năng sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong quý III/2023 nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Nhiều ngân hàng đã nhập cuộc đua giảm lãi suất. Tuy nhiên, DN đang phản ánh là họ vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Mặt bằng lãi suất cho vay hiện đã quay về mức lãi suất trước dịch Covid-19, nhưng tín dụng trong gần 7 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng 4,03%, mới đạt 1/3 kế hoạch 14%-15% của năm nay. Để đạt chỉ tiêu đề ra, từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng sẽ phải bơm ròng ra nền kinh tế thêm hơn 1,1 triệu tỷ đồng.
Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn khi không cho vay được nhưng ngân hàng vẫn phải trả lãi suất cao cho người gửi. Vậy để tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, các chuyên gia gợi ý nên đẩy mạnh đầu tư công để tạo tổng cầu tăng trưởng hơn và hạ lãi suất cho vay cũng như các gói hỗ trợ vay vốn cho từng đối tượng khách hàng…
Cập nhật biểu lãi suất huy động ngày 11/7, đã có một số ngân hàng hạ tiếp lãi suất thêm 0,2-0,3%/năm đối với nhiều kỳ hạn.
Từ đầu năm tới nay, tiền gửi của người dân vọt tăng lên tới 6,33 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay. Trái ngược với lượng tiền gửi đổ vào 'đầy' lên, tiền cho vay của các ngân hàng đang 'nhỏ giọt' với dấu ấn tăng trưởng tín dụng ở mức 'đáy' 10 năm qua. Điều đáng nói là nền kinh tế đang xảy ra nghịch lý: Doanh nghiệp khát vốn để phục hồi sản xuất, nhưng sức khỏe yếu, khiến tiền 'chất đống' tại nhà băng.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,29% là cơ hội vàng để điều chỉnh học phí, viện phí theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, nhưng phải hết sức thận trọng.
Với mức bình quân lạm phát 6 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với nhiều năm, các chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát cả năm tăng thấp hơn so với mục tiêu đề ra, cao nhất dự báo chỉ khoảng 3,5%.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính), lạm phát trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm. Ông dự báo, lạm phát trung bình cả năm 2023 sẽ ở mức 2,5%, khó vượt qua 3% nên mục tiêu kiểm soát lạm phát là hoàn toàn đạt được.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục giảm mạnh trong thời gian qua, nhất là sau 4 đợt giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Sáng 4/7, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng trưởng thấp, cung tiền tăng chậm làm lạm phát 6 tháng giảm. Dự báo CPI cả năm chỉ khoảng từ 2,5 - 3,5%.
TS. Nguyễn Đức Độ nhìn nhận, các yếu tố về cung tiền, lãi suất và tổng cầu không chỉ khiến lạm phát giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 mà sẽ còn tiếp tục có tác động kiềm chế tốc độ tăng CPI trong nửa cuối năm.
Ngày 4/7, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng tương đối thấp. Do đó, chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát trong năm 2023 cao nhất chỉ khoảng 3,8%, mục tiêu kiểm soát lạm phát chắc chắn được hoàn thành.
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng, cho vay 'sân sau'... đang diễn biến phức tạp và ngày một tinh vi, lách luật, bất chấp nhiều giải pháp kiểm soát của cơ quan quản lý.
Việc hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 là phù hợp với bối cảnh hiện tại và vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất điều hành.
Trở ngại tăng trưởng kinh tế quý 2/2023 vẫn hiện diện và hàng loạt chính sách nới lỏng đã được ban hành, nhưng cần có sự vào cuộc đồng bộ để chủ trương đi vào cuộc sống một cách thực chất.
Tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01 (kịch bản là 5,6%).
Theo báo cáo Điểm lại: Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, trong năm 2023, áp lực lạm phát với kinh tế Việt Nam là không nhỏ, đến từ cả trong nước và thế giới còn nhiều bất định.
Ngày 21/3, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm khá sâu. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng giảm phần nào 'hãm phanh' đà tăng giá tiêu dùng, góp phần kìm chân lạm phát.
Năm 2022, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên bước sang năm 2023, vẫn còn rất nhiều yếu tố có khả năng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Các chuyên gia nhận định, lạm phát so với cùng kỳ năm trước có khả năng đạt đỉnh vào tháng 1-2023 và sau đó sẽ hạ nhiệt, nhưng không nên chủ quan.
Kinh tế Việt Nam đi qua năm 2022 đầy thách thức. Trong bối cảnh đó, để duy trì sự ổn định về tài chính - tiền tệ, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) nhận định, bên cạnh sự chủ động, linh hoạt cũng như nguồn lực sẵn sàng can thiệp, điều quan trọng không kém là sự kiên định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với mục tiêu ổn định vĩ mô. Sự kiên định tạo nên uy tín, niềm tin và đó cũng là một dạng nguồn lực.
Năm 2023, áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam đến từ nhiều yếu tố. Để giữ ổn định vĩ mô, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, cần nhiều giải pháp 'hóa giải', trong đó rất cần sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động khó lường, đặt ra thách thức lớn cho công tác quản lý, điều hành giá năm 2023. Yêu cầu công tác điều hành giá phải nhanh nhạy, linh hoạt, đo được phản ứng của dư luận… để đưa ra các giải pháp điều hành giá chính xác, hiệu quả.
Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao tiếp tục kéo dài và khả năng suy thoái ngày càng rõ nét hơn. Vậy áp lực lạm phát nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?
Bộ Công thương đề xuất một trong các phương án điều hành giá xăng dầu là giao Bộ Tài chính, trong khi Bộ Tài chính đề nghị giao Bộ Công thương để quản lý thống nhất. Vậy phương án nào hợp lý?