Bất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.
Năm học mới vừa mới bắt đầu được vài tuần mà các bậc phụ huynh đã 'quay cuồng' tìm chỗ học thêm cho con, liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu?
Khi những tia nắng cuối ngày khép lại cũng là lúc lớp học 'đặc biệt' tại các xã giáp biên giới của huyện Mường Lát bắt đầu sáng ánh điện. Gọi là lớp học 'đặc biệt' bởi chỉ dành cho đồng bào người Mông, người Thái không biết chữ. Học viên đa phần có mối quan hệ mẹ con, vợ chồng, chị em. Họ đến lớp học với mong ước đơn giản là biết đọc, biết viết để hiểu đúng, làm đúng quy định của pháp luật.
Nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ cho người dân, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã phối hợp với các cấp, ngành tích cực mở các lớp học xóa mù chữ tại địa phương, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhờ vậy, tỉ lệ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) biết đọc, biết viết ngày càng tăng; công tác xóa mù chữ duy trì vững chắc và từng bước được nâng lên. Nhờ làm tốt công tác này, năm 2023, tỉnh được Bộ GD&ĐT công nhận công tác xóa mù chữ đạt mức độ 2.
Khi màn đêm buông xuống, những lớp học xóa mù chữ ở các bản vùng cao Ðiện Biên Ðông lại sáng đèn.
Gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc, lớp học chữ Thái, được thành viên Câu lạc bộ Hát Thái xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, dạy cho thế hệ con cháu, để nét đẹp truyền thống sống mãi theo thời gian.
Việc dạy và học chữ Khmer rất được các địa phương chú trọng, duy trì với các hình thức khác nhau.
Đây là lớp học chữ Khmer được chị Vanh Na mở, diễn ra từ 13 giờ đến 15 giờ mỗi ngày trong tuần, với 22 em độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở- là con, cháu các gia đình trong xóm người Khmer tại ấp Bố Lớn theo học.
Động thái mới nhất của Hồ Ngọc Hà sau khi thông báo hoãn ngày đặc biệt khiến nhiều khán giả quan tâm.
Khi mặt trời khuất sau núi, nhiều học viên lại rảo bước đến điểm trường và các nhà văn hóa trong thôn để tham gia học lớp xóa mù chữ.
Dịp hè, các câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn huyện Yên Châu mở các lớp dạy chữ Thái, thu hút đông đảo học viên đủ mọi lứa tuổi tham gia.
Đoạn clip dễ thương của 3 mẹ con khiến mọi người thích thú.
Những nơi tôi đến, những điểm tôi gặp, khắp ba miền đều gợi những yêu thương. Mỗi nơi, mỗi cảnh, mỗi con người mà hồn quê đất nước dung dị, nồng nàn. Nhưng rồi lại nghĩ: liệu một ngày những giá trị tinh thần ấy có mất đi? Văn hóa vùng, miền qua thời gian đổi khác sẽ làm mất đi cái cũ? Truyền thống, gốc gác cha ông có bị mai một? Và một ngày, ở mãi tận miền quê ven biển Nam Định xa xôi, khi cái đói, cái nghèo đã dần vơi bớt, một 'Bảo tàng đồng quê' hiện hữu từ tấm lòng cô giáo làng và vị tướng đường biên.
Các lớp xóa mù tại huyện miền núi Hà Quảng đã và đang nâng cao dân trí cho đồng bào, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, xã hội.
Hình ảnh anh Lý Á Pó đứng địu con thập thò trước cửa lớp học, thi thoảng lại hỏi vợ 'đã biết viết chưa?' khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng cảm động.
Đều đặn mỗi tối, tại điểm trường Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) lại vang lên tiếng đánh vần 'ê-a'của lớp học xóa mù chữ ở đây.
Kỳ nghỉ hè vừa bắt đầu không lâu, nhiều phụ huynh đã chạy đua cho con học tiền tiểu học. Thậm chí, một số phụ huynh con học trước lớp 1 cả năm.
Nhiều cha mẹ tìm tới các lớp tiền tiểu học tại trung tâm hoặc trường tư thục vì lo sợ con sẽ kém hơn bạn mà không biết rằng rất có thể họ đang gây áp lực và ảnh hưởng tới tâm lý của những đứa trẻ.
Có nhiều lý do để Nguyễn Tường Nguyên (sinh năm 2000, ngụ TP HCM) bền bỉ học 3 ngoại ngữ. Trong đó, phải kể đến niềm yêu thích giao tiếp và kết nối với mọi người khắp nơi
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, các em nhỏ sinh năm 2018 sẽ chính thức bước vào lớp 1. Thời gian này, nhiều gia đình đã tìm các lớp tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức Toán, tiếng Anh, tiếng Việt cho con.
'Trời này quá đẹp để buồn. Đời này quá đẹp lại buồn' là tựa đề tập thơ đẩu tay của tác giả trẻ Lê Hoài Đăng, sinh năm 1994.
Các trường mầm non không được dạy trước chương trình lớp 1, theo yêu cầu của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Sau gần 1 năm hoạt động, Tiếng Việt vui đã gặt hái được nhiều thành công, khi tổ chức được hơn 100 tiết học cho các em nhỏ là con em kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga.
Phụ huynh mang tâm lý sợ con kém bạn nên đua nhau cho học tiền tiểu học rất sớm. Tuy nhiên, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền cảnh báo, cho học trước chương trình so với lứa tuổi khiến nhiều trẻ bị áp lực, thậm chí sa sút trí tuệ cảm xúc và chán ghét học.
Huỳnh Thanh Thảo (38 tuổi, sống tại ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) cao chưa đến 70 cm do ảnh hưởng bởi chất độc da cam và mắc chứng xương thủy tinh. Cuộc sống của cô gắn với chiếc xe lăn. Nhưng nhờ đôi chân của cha, tình yêu của mẹ và nghị lực phi thường, Thảo đi khắp nơi, làm bao điều ý nghĩa. Trong đó, Thư viện mini cô Ba và Quỹ khuyến học cô Ba ấp Ràng là hai mô hình được nhiều người nhắc đến.
Chỉ với đôi tay, nhờ học ngôn ngữ ký hiệu mà nhiều em nhỏ khuyết tật nghe, nói ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương đã có thể học bài, giao tiếp... Học ngôn ngữ ký hiệu đã giúp các em mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Bị bỏng nặng do tai nạn từ khi mới 6 tháng tuổi, Ngô Quý Hải đã phải trải qua nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần, cố gắng cân bằng, lạc quan, tìm thấy niềm vui sống.
Màn đêm buông xuống, lớp học ở bản người Mông lại vang lên tiếng đánh vần 'ê-a'của bà con xóm núi. Đó là lớp học xóa mù chữ dành cho người dân vùng sâu, vùng xa từ 15 đến 60 tuổi, đang được tổ chức tại huyện Võ Nhai ngay trong những ngày Tết Nguyên đán cận kề.
Tiếng ngày xưa
Đi đến tận cùng của khổ sở, họ mới nhận ra ánh sáng chân lý của cuộc đời từ những buổi học ghép vần tại Cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh. Một lớp học xóa mù chữ cho học viên đang chấp hành cai nghiện ma túy tập trung...
Từ nhiều năm nay, sau những buổi đi nương, bà con người DTTS tại xã vùng cao Xuân La, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn lại đến lớp học xóa mù chữ.
Rối loạn học tập thường gặp ở 10% - 15% trẻ trong tuổi học đường kéo theo hệ lụy về sau nếu không được can thiệp sớm
Với cách thể hiện khác biệt, sinh động, bộ sách 'Chào tiếng Việt' là công trình thấm đẫm tâm huyết, tình cảm dành cho tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thụy Anh.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai), gần đây đã ghi nhận nhiều ca rối loạn học tập vào viện thăm khám. Đáng chú ý, bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn và có thêm biểu hiện của những rối loạn tâm thần khác.
'Nhờ thầy, cô giáo, người Mông, người Dao chúng tôi biết chữ, biết tính toán, đi chợ mua bán dễ dàng hơn…'.
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận điều trị cho nam thiếu niên 14 tuổi với chẩn đoán rối loạn học tập và rối loạn cảm xúc, hành vi.
Cần nhìn nhận với trẻ rối loạn học tập khác với trẻ mang hội chứng tự kỷ hay khuyết tật trí tuệ để có những biện pháp can thiệp sớm, kịp thời.
Qua điều trị cho những trẻ bị rối loạn học tập, các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần nhận thấy các trường hợp này thường bị khó khăn ở 1 trong 3 kỹ năng gồm đọc, viết, tính toán, còn trí tuệ vẫn bình thường.
Trẻ gặp khó khăn trong đọc, viết, tính toán, lúng túng khi diễn đạt, kết quả học tập kém... kéo dài hơn 6 tháng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn học tập. Các chuyên gia nhấn mạnh: Phát hiện, điều trị sớm là cách tốt nhất giúp trẻ có thể tham gia quá trình học tập, cân bằng cuộc sống.
Nhiều người vẫn quan niệm trẻ chậm đọc, chậm viết, học kém, khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt... là do học kém. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế đây có thể những biểu hiện của trẻ bị rối loạn học tập, cần phải điều trị
Tại buổi truyền thông về các rối loạn học tập ở trẻ em diễn ra chiều 20-11, bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng khám tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đến nay, rối loạn học tập vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Trẻ có rối loạn học tập được chẩn đoán ít, bởi nhiều cha mẹ quan niệm khi lớn sẽ khỏi…. khiến nhiều trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thế dẫn đến việc trẻ thậm chí bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.
BBK -'Mình đã biết soạn tin nhắn trên điện thoại, không phải nhờ đến các con, biết cộng, trừ, nhân, chia nên thấy vui lắm, rất cảm ơn các thầy cô giáo'. Đó là những lời tâm sự mộc mạc của chị Linh Thị Súng, dân tộc Mông, lớp trưởng lớp xóa mù chữ ở thôn Sáo Sào, xã Thượng Quan (Ngân Sơn).
Bước chân giữa Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội), một không gian yên bình, tĩnh lặng, bỗng vang lên tiếng thước gõ vào bảng đen, hàng chục 'học sinh' tóc đã bạc đồng thanh đánh vần, tập đọc tạo nên một âm thanh rất đặc biệt...
Tối 31/10, trên mạng xã hội lan truyền clip vụ việc phụ huynh tố giáo viên Trường Tiểu học Khám Lạng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đánh học sinh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và khả năng giao tiếp tiếng dân tộc Thái cho cán bộ, công an xã, thị trấn trong công an Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lang Chánh phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa mở lớp tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái cho 50 cán bộ, công an xã, thị trấn trong công an Thanh Hóa đang công tác tại địa bàn các huyện có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống.
Dân tộc Thái ở Thành phố Sơn La chiếm khoảng 52% dân số. Tuy nhiên, hiện nay, ít người biết đọc và viết chữ Thái. Với mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái, thành phố Sơn La đã triển khai nhân rộng các CLB văn hóa dân tộc tại các xã, phường. Từ đó, nhiều lớp học chữ Thái được mở ra, thu hút nhân dân tham gia.