Thời gian qua, tình trạng 'núp bóng' cải tạo vườn để khai thác đá trái phép liên tục xảy ra trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai), tuy nhiên vẫn chưa thấy động thái xử lý quyết liệt từ chính quyền. Từng nhóm người vẫn rầm rộ khai thác, chế biến đá lậu và ngang nhiên vận chuyển đi tiêu thụ.
Xuân mới mang niềm tin yêu, khát vọng mới tới khắp mọi miền Tổ quốc. Với người dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Xuân này sẽ thêm nhiều niềm vui mới trước sự đổi thay của các buôn làng.
Những ngày gần đây, hàng chục con bò tại xã Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đang khỏe mạnh bỗng chết bất thường khiến người dân lo lắng.
Dù được đầu tư nhiều tỷ đồng để phục vụ nhu cầu của địa phương nhưng một số công trình của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh không được sử dụng hiệu quả, thậm chí bỏ không gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Hơn 20 năm trước, ông Siu Rik (SN 1957, trú tại thôn 6, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) từng u mê đi theo cái gọi là 'Tin lành Đê ga' và bị dụ dỗ tham gia chống phá chính quyền để rồi phải trả giá bằng bản án 3 năm tù. Tỉnh ngộ, ông cảm thấy rất ân hận, quyết tâm làm lại cuộc đời, bù đắp cho những lầm lỗi.
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, lời căn dặn của Bác, những năm qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Gia Lai quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua 'Dân vận khéo' trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai lai ghép thành công và phát triển giống chanh dây vàng hương ổi. Đây là hướng đi mới giúp thành viên HTX có thu nhập ổn định và hướng đến liên kết mở rộng vùng nguyên liệu.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), chiều 22-7, đoàn công tác do Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các bệnh binh tại huyện Chư Prông.
Công trình hồ thủy lợi Ia Mơr (tỉnh Gia Lai) được phê duyệt thực hiện năm 2005, đến nay chưa hoàn thành khiến người dân thiếu nước sạch, ruộng đồng khô khốc.
Mòn mỏi chờ đợi bao năm song công trình hồ thủy lợi Ia Mơr vẫn chưa hoàn thiện vùng tưới khiến ruộng đồng khô khốc, người dân khát nước sinh hoạt trầm trọng.
Dù diện tích đất trồng lúa nằm ngay dưới chân đại công trình thủy nông 3.000 tỷ (hồ chứa nước Ia Mơr) song hàng chục hộ dân chỉ làm được 1 vụ lúa nhờ nước trời. Vụ mùa còn lại, người dân đành ngậm ngùi bỏ hoang vì không có nước.
Đội ngũ già làng, người uy tín không chỉ là gương sáng trong cuộc sống sinh hoạt mà còn là những 'hạt nhân' trong công tác tuyên truyền, vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Công trình thủy lợi La Mơ hơn 3.000 tỉ đồng được phê duyệt và triển khai đến nay đã 17 năm nhưng vùng tưới 4.700 ha dưới chân đập vẫn là đất rừng.
Hồ chứa thủy lợi Ia Mơr ở huyện Chư Prông (Gia Lai) hoàn thành hơn năm năm nhưng chưa có vùng tưới, trong khi đó vùng đất dưới chân đập vẫn bị khát.
Hiện nay, công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành các hạng mục như: hồ chứa, đập đầu mối và các tuyến kênh chính. Để phục vụ người dân tiếp cận sản xuất lúa nước, các đơn vị liên quan đã khảo sát xây dựng 10 tuyến kênh nhánh dẫn nước về một số cánh đồng. Đây là bước tạo đà giúp người dân vùng biên canh tác lúa 2 vụ trong năm.
Những ngày đầu xuân, từ TP. Pleiku, chúng tôi xuôi theo tỉnh lộ 665 đến xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông. Sau khi được cải tạo, nâng cấp, tỉnh lộ 665 trở nên rộng thoáng, phẳng phiu và tấp nập người qua lại.
Với mong muốn tiếng cồng, tiếng chiêng mãi vang vọng trong các ngôi làng Jrai, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đầu tư kinh phí và mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang thu hút đông đảo người dân tham gia, nhất là thanh thiếu nhi.
Hơn 1 năm qua, già làng Rơ Lan Hlết (làng Klăh, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã góp phần không nhỏ vào việc giúp người dân hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Năm 2018, Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã triển khai xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng gồm 150 người. Lực lượng này đã phát huy tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền và người dân.
Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đại úy Đinh ƠRing-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến của người sĩ quan trẻ nơi biên cương Tổ quốc.
Từ khi hoàn thành đập chính (năm 2018) đến nay, hồ thủy lợi Ia Mơ (xã Ia Mơ, H.Chư Prông, Gia Lai) với tổng mức đầu tư hơn 3000 tỷ đồng vẫn chưa có vùng tưới. Nghịch lý này là do diện tích lớn đất được quy hoạch thành vùng tưới lại là… đất rừng.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống dịch Covid-19, nhiều địa phương ở Gia Lai đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện thông điệp 5K và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Những tưởng cùng với thời gian, tiếng kẻng làng dần lui vào dĩ vãng và chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của lớp người già. Thế nhưng trên mảnh đất Gia Lai, tiếng kẻng vẫn đang vang vọng ở các buôn làng, chứa đựng nhiều thông điệp của cộng đồng. Âm thanh quen thuộc ấy qua bao đời đã trở thành một phần gắn bó với cộng đồng làng.
Nhằm góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, từ đầu năm 2020, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) triển khai thí điểm mô hình 'Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh' tại thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang. Mô hình do cán bộ, hội viên Chi hội CCB thôn Hòa Sơn làm nòng cốt phối hợp với hệ thống chính trị thôn và lực lượng Công an quản lý.
Theo kế hoạch, cuối năm 2020, 4 làng gồm: Chư Kó, Goòng (xã Ia Púch) và Ring, Klăh (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) sẽ đạt chuẩn làng nông thôn mới (NTM). Để hoàn thành mục tiêu này, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền 2 xã nói trên đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cùng với sự nỗ lực chung tay của người dân.
Một con đường đi lại thuận tiện là ước mong mấy chục năm qua của bà con xã Anh hùng Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên đời sống của người dân xã biên giới Ia Mơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) từng bước ổn định, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau mà nó để lại vẫn hiện hữu trong nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Để góp phần chia sẻ, xoa dịu nỗi đau ấy, những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã quan tâm hỗ trợ nạn nhân da cam vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
'Những năm qua, Đồn Biên phòng Ia Mơr thường xuyên quan tâm, giúp đỡ để người dân trên địa bàn ổn định cuộc sống, nhất là hộ nghèo và gia đình chính sách. Bằng việc trực tiếp cử cán bộ, đảng viên phụ trách hộ, đơn vị đã góp phần cùng địa phương từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,62% (năm 2018) xuống còn 8,25%'-ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) cho hay.
Dù luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm nhưng cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh) vẫn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phía sau những lần cứu nạn, cứu hộ là những điều không phải ai cũng biết.
Hiện nay, với sự phát triển của nhiều thiết bị truyền thông, tiếng kẻng tưởng chừng đã bị lãng quên. Thế nhưng, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Chư Prông vẫn áp dụng hiệu quả hiệu lệnh này trong mô hình 'Tiếng kẻng an ninh'.