Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) là nơi khởi nguồn cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931). Để chỉ đạo phong trào cách mạng, trước đó, Xứ ủy Trung Kỳ đã lựa chọn nhà của cụ Hoàng Viện (ở làng Phúc Mỹ, xã Hưng Châu) làm căn cứ địa cách mạng trong các giai đoạn 1930-1931, 1939-1945. Nhiều lãnh đạo của Đảng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chu Huy Mân, Bùi San, Trần Quỳ, Trần Văn Quang… đã từng lưu lại nơi đây.
Trước Cách mạng Tháng Tám thành công, bọn tay sai phát xít Nhật ra sức chống phá phong trào cách mạng, nổi cộm là ở Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Bằng sự mưu trí, tổ chức đấu tranh của cán bộ Việt Minh, nhân dân Tân Cương đã khéo léo đập tan âm mưu thâm độc của tay sai Nhật, góp phần cùng cả nước giành chính quyền.
Những ngày tháng Tám, gợi nhớ trong tâm tưởng mỗi người về một mùa Thu Cách mạng lịch sử. Một mùa Thu giành lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân sau bao năm trường chịu cảnh tối tăm, nô lệ. Nhân dịp này, tôi về thăm làng Mao Xá, quê hương của đồng chí Lê Công Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932 và đồng chí Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942) cùng nhiều đồng chí lão thành cách mạng khác.
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã vận dụng sáng tạo nhiều giải pháp, vượt qua khó khăn để phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Với vị trí liền kề sông Cầu, đường bộ và đường thủy thuận lợi, mảnh đất Kha Sơn (Phú Bình) được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ lựa chọn làm An toàn khu II. Trước năm 1945, Kha Sơn là chốn đi về của nhiều cán bộ Việt Minh. Nằm trong cụm di tích lịch sử Kha Sơn, chùa Mai Sơn ở xóm Mai Kha ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tiếp nối truyền thống yêu nước, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển địa phương.
Lễ Giỗ nhằm ôn lại truyền thống lịch sử anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý 'uống nước nhớ nguồn' của toàn thể cán bộ, đảng viên, công viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Chống sự khủng bố của kẻ thù. Tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng tại các huyện.
Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từng là một bộ phận của chiến khu Đồng Tháp Mười; là nơi đặt Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Tổng hành dinh Khu 7; cũng là địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9, đánh dấu một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của vùng Nam Bộ.
Các trí thức yêu nước, thực chất đã là đảng viên do Xứ ủy kết nạp là Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn, Huỳnh Văn Tiểng trở thành thủ lãnh trong Hội đồng quản trị Thanh niên Tiền Phong, do ông Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký.
Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết, chuyển quân ra Bắc (1954 - 2024) tại Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết và chuyển quân ra Bắc, tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa dần bộc lộ một số hạn chế, cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, góp phần làm sâu sắc hơn những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Đăng Ninh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó có phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn và khu vực Bắc Bộ.
Sáng 22/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Hoạt động và cống hiến của đồng chí Trần Đăng Ninh với phong trào cách mạng tỉnh Lạng Sơn và khu vực Bắc Bộ'.
Trong không khí của những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu Mường Khói, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hòa Bình.
Phong trào cách mạng hình thành, phát triển. Chi bộ Mỏ Than và Ban cán sự Đảng ra đời.
Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là mốc lịch sử lớn lao của đồng bào các dân tộc Sơn La, từ thân phận nô lệ đã vươn lên thành người làm chủ bản mường.
Vào một ngày cuối năm 2001, tôi được Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002) hẹn gặp. Và cũng không ngờ, đó là lần gặp cuối cùng. Lúc ấy, ông đã ngoại tám mươi, nhưng vẫn nhớ nhiều những chuyện xưa.
Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhìn lại chặng đường 79 năm, thành công của Cách mạng tháng Tám đã khẳng định sức mạnh của lòng dân, thể hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính sức mạnh đại đoàn kết đã đưa cách mạng vượt qua khó khăn, từng bước giành thắng lợi. Và trong thành công ấy có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Thanh niên Tiền Phong là tên gọi của lực lượng trẻ đã thực hiện vai trò mũi chủ công trong những ngày thu sục sôi cách mạng của cả nước, của Nam bộ nói chung, của tỉnh Tây Ninh nói riêng.
Trần Trung Tam là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân. Cả cuộc đời ông là một minh chứng sáng ngời cho tinh thần yêu nước, bất khuất của những người cộng sản Việt Nam. Ông là niềm tự hào của tuổi trẻ và người dân Hựu Thạnh.
Cách đây 63 năm, ngày 14/6/1961, tại căn cứ kháng chiến ấp Giồng Giếng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải (nay là ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải), Tỉnh ủy Trà Vinh thành lập Ban An ninh tỉnh theo Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ. Ông Hồ Nam (Hồ Lộc - Năm Đạt, 1927 - 1995), quê quán xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh, được Tỉnh ủy phân công giữ chức Trưởng Ban An ninh tỉnh.
Đêm 13-8-1945, bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban ra. Từ Tân Trào, Đại hội Quốc dân Việt Nam truyền đi thư kêu gọi 'Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...'.
Ngày 25/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 23/1/1941, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn - đơn vị tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi (thôn Vũ Lâm, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn). Đồng chí Lương Văn Tri, Ủy viên Ban Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ vinh dự trở thành Đội trưởng đầu tiên của đội, Chỉ huy trưởng khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Là cán bộ chính trị, quân sự tài năng của Đảng, đồng chí đã có nhiều đóng góp, cống hiến lớn lao trong sự hình thành và phát triển của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn (về sau được gọi là Cứu quốc quân I).
Ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cùng lãnh đạo Sở, ngành liên quan đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ và văn hóa Óc Eo, dự kiến vào tháng 9/2024.
Ngày 15/8, đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành liên quan đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam bộ và văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười).
Tại TP.Tân An có một tuyến đường thuộc phường 2 được đặt tên là Châu Văn Giác. Tuy nhiên, thông tin về ông khá ít ỏi. Vậy Châu Văn Giác là ai và vì sao tên ông được đặt tên đường tại TP.Tân An, tỉnh Long An?
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Ứng Hòa, Hà Nội và chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 - 25/7/2024), Trường THCS Quảng Phú Cầu đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 -28/7/2024); kỷ niệm 92 năm ngày đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hy sinh (31/7/1932 - 31/7/2024), chiều 31/7, tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (TP Hải Phòng), đoàn cán bộ Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
Đây là những sinh viên ưu tú của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng và cống hiến đầy nhiệt huyết.
Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).
Gần 70 năm trước đây, vào ngày 30/01/1955, sau khi rời vàm sông Ông Đốc đóng giả vai lên đường đi tập kết cùng với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung ương Cục: Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Kỉnh. Vào nửa đêm hôm đó, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã bí mật rời chiếc tàu viễn dương của Ba Lan mang tên Kilinsky, chở 2.000 quân miền Nam tập kết, để quay trở lại vùng đất mũi Cà Mau.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng 15/7, Đoàn đại biểu do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt (phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh).
Tháng 7 trong lòng mỗi người dân Việt Nam gắn liền với Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), ngày cả nước tri ân, tưởng nhớ những người đã ngã xuống và cả những người còn sống nhưng mang trên mình những vết thương không thể lành để đem lại nền độc lập cho dân tộc, đó cũng là truyền thống thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn' của người Việt Nam.
Tôi thực sự ngỡ ngàng, xúc động và cảm phục khi lần đầu tiên đến Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau (ECO), ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Làng rừng là sự kiện độc đáo của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau trước ngày Ðồng khởi 1960, thế kỷ XX. Làng rừng thể hiện tinh thần quật khởi, là thái độ bất khuất trước quân thù tàn bạo với ý chí 'Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!'. Nơi đây đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện (10/7/1930 - 10/7/2024), sáng 10/7, các đồng chí lãnh đạo huyện Thiệu Hóa cùng cán bộ và đông đảo Nhân dân trong huyện đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương ở làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.
Nhân ngày giỗ lần thứ 38 cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (10-7-1986 - 10-7-2024), chúng ta nhớ về người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tầm nhìn xa trông rộng, đóng góp vào việc giải quyết thành công những vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh nước nhà.
Kỷ niệm 112 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912-9/7/2024) là dịp để chúng ta học tập, thành kính và tri ân công lao, đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trong những công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh và một số huyện có sự kiện liên quan, nhân vật phụ trách công tác phụ nữ của tỉnh sau Cách mạng Tháng Tám được ghi nhận là Lê Thị Trinh.
Ngày 5.7, đoàn khảo sát của HĐND tỉnh Tây Ninh do bà Nguyễn Đài Thy- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi khảo sát về tình hình thực hiện các dự án có giao đất, cho thuê đất và các dự án có thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Châu.
Ngày 4 - 5.7, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Long An đã có các cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV tại 3 huyện Đức Huệ, Tân Thạnh và Cần Giuộc.
Bigeard - nhà nghiên cứu của Pháp, người khá am hiểu về Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, từng nhận xét: 'Họ đã bắt đầu với những vũ khí góp nhặt... Rồi ngày qua tháng lại, họ tổ chức thành từng toán, từng đội, rồi phát triển thành những trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn, sư đoàn đầy đủ... Có thể nói rằng, họ đã trở thành đội quân vĩ đại nhất...'.