Long An đưa du lịch nhân văn đến gần hơn với giới trẻ

Vốn có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa được ghi dấu bởi các di tích, tuy nhiên Long An gặp không ít khó khăn trong thu hút khách du lịch đến với các khu di tích lịch sử. Vượt qua những trở ngại, ngành du lịch tỉnh đang từng bước có lượng khách ổn định bằng việc đưa hoạt động này đến gần hơn với giới trẻ địa phương và khu vực lân cận.

Nam bộ kháng chiến - Hào khí và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của nước nhà

Cách đây 79 năm, rạng sáng 23/9/1945, quân và dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ hai với khí phách anh hùng, quyết tâm 'thà chết tự do còn hơn sống nô lệ' để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài.

Đổi thay trên quê hương cách mạng Ứng Hòa

Tại Hà Nội, có không ít làng quê một thuở là nơi nuôi giấu cán bộ, gánh chịu bom đạn và những trận càn quét của địch. Qua gian khó, qua chiến tranh, giờ đây những miền quê giàu truyền thống cách mạng ấy đang từng ngày 'thay da, đổi thịt', cuộc sống người dân ngày một ấm no.

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công các trụ sở của chính quyền cách mạng non trẻ Việt Nam tại Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. 79 năm trôi qua, song khí thế hào hùng của Ngày Nam Bộ kháng chiến vẫn luôn sục sôi trong lòng mỗi người con Lạc cháu Hồng đất Việt nói chung, Nam Bộ nói riêng khi nghe lời hát 'mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...' .

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.

Bác Hồ cử Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh vào Sài Gòn trong những ngày Tổng khởi nghĩa

Ngoài hai đồng chí Ung Văn Khiêm và Hà Huy Giáp đại diện cho Xứ ủy và Kỳ bộ Việt Minh thuộc nhóm Tiền Phong ra Tân Trào dự hai cuộc hội nghị lịch sử, Trung ương còn giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bùi Lâm và Cao Hồng Lãnh mang thư vào Nam để triệu tập đại biểu của Xứ ủy và Kỳ bộ Việt Minh thuộc nhóm Giải phóng ra Tân Trào dự họp.

Mái đình bên dòng sông Chợ Đệm

Đình Tân Túc thuộc địa phận thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM có từ thời mở đất, gắn liền với 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở khu vực Tân An, Chợ Lớn ngày trước. Đình Tân Túc ở vùng Chợ Đệm vốn là một địa danh không hề xa lạ.

Về những cuộc họp lịch sử ở làng Dương Húc

Cuối năm 1939, Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ ra chủ trương chuyển hình thức hoạt động của các tổ chức cộng sản từ hoạt động công khai, hợp pháp, sang hình thức bí mật. Thực hiện chủ trương chuyển trọng tâm công tác về vùng nông thôn, gấp rút xây dựng hệ thống các cơ sở chính trị bí mật vững chắc ở Đình Bảng (Bắc Ninh), chàng thanh niên Nguyễn Đức Nguyện (tên thật của cố Chủ tịch Lê Quang Đạo) cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ chuẩn bị các cơ sở tin cậy và lo công tác bảo đảm an toàn, nơi ăn chốn ở để đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng về hoạt động.

Cuộc đào thoát táo bạo của những người tù cộng sản (*)

Trước năm 1945, những người tù cộng sản đã thực hiện nhiều cuộc vượt ngục ở nhà đày Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cuộc đào thoát đầy táo bạo ngày 20-2-1944 của 4 anh em người Quảng Nam do ông Trần Văn Quế dẫn đầu là một minh chứng đầy tự hào.

Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Ðảng ta đã huy động lực lượng vũ trang (LLVT), kết hợp với lực lượng quần chúng tiến hành khởi nghĩa, từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Trong không khí sục sôi của cuộc Tổng khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Ðảng tỉnh, LLVT tỉnh đã sớm được xây dựng, tích cực, chủ động chuẩn bị về mọi mặt để cùng với Nhân dân trong tỉnh và cả nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi.

Khởi nghĩa từng phần để tiến tới Tổng khởi nghĩa

Ngay từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941), Đảng ta đã có chủ trương khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa. Vì vậy không phải chờ đến Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta hoặc Quân lệnh số 1 ra đời mà ngay khi tình hình trong nước và thế giới thay đổi vào tháng 3/1945, các địa phương đã bắt đầu khởi nghĩa từng phần và giành chính quyền ở nhiều nơi.

Cây Thị - Đất Anh hùng trên đường đổi mới

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã cây Thị (Đồng Hỷ) đóng vai trò là cơ sở cách mạng 'trạm giao liên', nhân dân nơi đây đã chung sức làm tốt nhiệm vụ dẫn đường, nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ... Tiếp nối truyền thống, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Cây Thị vẫn luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó xây dựng quê hương.

Trở lại mảnh đất Trường Xô

Cách đây 79 năm, tháng 9-1945, tại mảnh đất Trường Xô, Hội nghị cán bộ đảng toàn tỉnh được tổ chức. Hội nghị công bố quyết định của Xứ ủy Bắc kỳ, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm 8 đồng chí, đồng chí Ngô Nhị Quý làm Bí thư. Mảnh đất Trường Xô năm xưa nay là tổ dân phố Dộc Mấu, thị trấn Đu, Phú Lương, đổi thay rõ rệt từng ngày.

Căng Bá Vân - mạch nguồn được tiếp nối

Nằm ở phía Tây Bắc TP. Sông Công khoảng 7km, xã miền núi Bình Sơn có Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia căng Bá Vân, nơi chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường của những chiến sĩ cộng sản bị giam cầm ở đây. Tiếp nối mạch nguồn cách mạng, các thế hệ cán bộ, đảng viên, người dân Bình Sơn đã và đang chung tay để địa phương 'thay da đổi thịt' từng ngày.

Tháng 11/1940, sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bọn thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khủng bố trắng cực kỳ tàn bạo. Ở những nơi có phong trào khởi nghĩa mạnh như: Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long... nhiều làng mạc và khu đông dân cư đã bị máy bay ném bom hủy diệt, hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước đã bị dìm trong biển máu.

Căn cứ địa của Xứ ủy Trung Kỳ ở nơi khởi nguồn cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) là nơi khởi nguồn cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931). Để chỉ đạo phong trào cách mạng, trước đó, Xứ ủy Trung Kỳ đã lựa chọn nhà của cụ Hoàng Viện (ở làng Phúc Mỹ, xã Hưng Châu) làm căn cứ địa cách mạng trong các giai đoạn 1930-1931, 1939-1945. Nhiều lãnh đạo của Đảng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chu Huy Mân, Bùi San, Trần Quỳ, Trần Văn Quang… đã từng lưu lại nơi đây.

Đập tan âm mưu của tay sai Nhật ở Tân Cương

Trước Cách mạng Tháng Tám thành công, bọn tay sai phát xít Nhật ra sức chống phá phong trào cách mạng, nổi cộm là ở Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Bằng sự mưu trí, tổ chức đấu tranh của cán bộ Việt Minh, nhân dân Tân Cương đã khéo léo đập tan âm mưu thâm độc của tay sai Nhật, góp phần cùng cả nước giành chính quyền.

Về ngôi làng có hai Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám

Những ngày tháng Tám, gợi nhớ trong tâm tưởng mỗi người về một mùa Thu Cách mạng lịch sử. Một mùa Thu giành lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân sau bao năm trường chịu cảnh tối tăm, nô lệ. Nhân dịp này, tôi về thăm làng Mao Xá, quê hương của đồng chí Lê Công Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932 và đồng chí Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942) cùng nhiều đồng chí lão thành cách mạng khác.

Đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Trưng

Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã vận dụng sáng tạo nhiều giải pháp, vượt qua khó khăn để phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Dấu ấn lịch sử ở chùa cổ Mai Sơn

Với vị trí liền kề sông Cầu, đường bộ và đường thủy thuận lợi, mảnh đất Kha Sơn (Phú Bình) được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ lựa chọn làm An toàn khu II. Trước năm 1945, Kha Sơn là chốn đi về của nhiều cán bộ Việt Minh. Nằm trong cụm di tích lịch sử Kha Sơn, chùa Mai Sơn ở xóm Mai Kha ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Long trọng Lễ giỗ 83 năm ngày các nguyên lãnh đạo Đảng hy sinh tại huyện Hóc Môn

Tiếp nối truyền thống yêu nước, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển địa phương.

TP HCM: Lễ Giỗ 83 năm ngày hy sinh của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng

Lễ Giỗ nhằm ôn lại truyền thống lịch sử anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý 'uống nước nhớ nguồn' của toàn thể cán bộ, đảng viên, công viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện Hóc Môn.

Phong trào cách mạng ở Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiếp theo)

Chống sự khủng bố của kẻ thù. Tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng tại các huyện.

Về thăm nơi từng đặt Tổng hành dinh Khu 7

Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từng là một bộ phận của chiến khu Đồng Tháp Mười; là nơi đặt Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Tổng hành dinh Khu 7; cũng là địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9, đánh dấu một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của vùng Nam Bộ.

Vai trò của Thanh niên Tiền Phong trong khởi nghĩa giành chính quyền ở miền Nam (Tiếp theo kỳ trước)

Các trí thức yêu nước, thực chất đã là đảng viên do Xứ ủy kết nạp là Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn, Huỳnh Văn Tiểng trở thành thủ lãnh trong Hội đồng quản trị Thanh niên Tiền Phong, do ông Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký.

Cà Mau tiến tới kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết, chuyển quân ra Bắc

Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết, chuyển quân ra Bắc (1954 - 2024) tại Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết, chuyển quân ra Bắc

Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết và chuyển quân ra Bắc, tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.

Bảo tồn, tôn tạo di tích còn nhiều vướng mắc

Trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa dần bộc lộ một số hạn chế, cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.

Lạng Sơn: Hội thảo khoa học về đồng chí Trần Đăng Ninh

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, góp phần làm sâu sắc hơn những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Đăng Ninh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó có phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn và khu vực Bắc Bộ.

Hội thảo khoa học 'Hoạt động và cống hiến của đồng chí Trần Đăng Ninh với phong trào cách mạng tỉnh Lạng Sơn và khu vực Bắc Bộ'.

Sáng 22/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Hoạt động và cống hiến của đồng chí Trần Đăng Ninh với phong trào cách mạng tỉnh Lạng Sơn và khu vực Bắc Bộ'.

Thăm chiến khu cách mạng Mường Khói

Trong không khí của những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu Mường Khói, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hòa Bình.

Phong trào cách mạng ở Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

Phong trào cách mạng hình thành, phát triển. Chi bộ Mỏ Than và Ban cán sự Đảng ra đời.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sơn La

Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là mốc lịch sử lớn lao của đồng bào các dân tộc Sơn La, từ thân phận nô lệ đã vươn lên thành người làm chủ bản mường.

Lòng dân với cách mạng

Vào một ngày cuối năm 2001, tôi được Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002) hẹn gặp. Và cũng không ngờ, đó là lần gặp cuối cùng. Lúc ấy, ông đã ngoại tám mươi, nhưng vẫn nhớ nhiều những chuyện xưa.

Người lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội

Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhìn lại chặng đường 79 năm, thành công của Cách mạng tháng Tám đã khẳng định sức mạnh của lòng dân, thể hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính sức mạnh đại đoàn kết đã đưa cách mạng vượt qua khó khăn, từng bước giành thắng lợi. Và trong thành công ấy có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.

Vai trò của Thanh niên Tiền Phong trong khởi nghĩa giành chính quyền ở miền Nam

Thanh niên Tiền Phong là tên gọi của lực lượng trẻ đã thực hiện vai trò mũi chủ công trong những ngày thu sục sôi cách mạng của cả nước, của Nam bộ nói chung, của tỉnh Tây Ninh nói riêng.

Trần Trung Tam - Người con ưu tú của làng Hựu Thạnh

Trần Trung Tam là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân. Cả cuộc đời ông là một minh chứng sáng ngời cho tinh thần yêu nước, bất khuất của những người cộng sản Việt Nam. Ông là niềm tự hào của tuổi trẻ và người dân Hựu Thạnh.

Xuất sắc chiến công đầu của Ban An ninh Trà Vinh

Cách đây 63 năm, ngày 14/6/1961, tại căn cứ kháng chiến ấp Giồng Giếng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải (nay là ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải), Tỉnh ủy Trà Vinh thành lập Ban An ninh tỉnh theo Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ. Ông Hồ Nam (Hồ Lộc - Năm Đạt, 1927 - 1995), quê quán xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh, được Tỉnh ủy phân công giữ chức Trưởng Ban An ninh tỉnh.

Từ mùa thu ấy 'tiến lên nền dân chủ cộng hòa, giành lại áo cơm tự do'

Đêm 13-8-1945, bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban ra. Từ Tân Trào, Đại hội Quốc dân Việt Nam truyền đi thư kêu gọi 'Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...'.

Khí thế những ngày Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn

Ngày 25/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.

Người chỉ huy đầu tiên của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn

Ngày 23/1/1941, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn - đơn vị tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi (thôn Vũ Lâm, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn). Đồng chí Lương Văn Tri, Ủy viên Ban Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ vinh dự trở thành Đội trưởng đầu tiên của đội, Chỉ huy trưởng khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Là cán bộ chính trị, quân sự tài năng của Đảng, đồng chí đã có nhiều đóng góp, cống hiến lớn lao trong sự hình thành và phát triển của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn (về sau được gọi là Cứu quốc quân I).

Sắp khánh thành nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ

Ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cùng lãnh đạo Sở, ngành liên quan đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ và văn hóa Óc Eo, dự kiến vào tháng 9/2024.

Chuẩn bị chu đáo Lễ khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam bộ và Văn hóa Óc Eo

Ngày 15/8, đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành liên quan đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam bộ và văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười).