Với phương châm 'đảng viên đi trước, làng nước theo sau', đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Sơn Dương phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, trở thành cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.
Chiều 28/10, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) chủ trì hội nghị.
Thực hiện Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), năm 2024, tỉnh Hòa Bình phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hơn 166 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn mới được giải ngân gần 5%.
Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi, có dân số hơn 1,2 triệu người, với 51 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 30%. Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, cùng với sự nỗ lực vươn lên của ĐBDTTS, tỉnh Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện, nâng cao...
Thực hiện Nghị quyết số 08 của Đảng bộ huyện, đến nay, Cát Tiên đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, đời sống kinh tế - xã hội; các chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói riêng được nâng lên đáng kể.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi năm 2024, 9 tháng qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức 10 hội nghị, hội thi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 1.003 hội viên tại các huyện: Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Lạc Sơn... Đồng thời, Hội phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giám sát, đánh giá kết quả.
Với việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, đến nay, đời sống người dân ĐBDTTS huyện Cát Tiên đã được cải thiện và nâng cao, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống cũng như thu nhập bình quân so với bình quân chung toàn tỉnh.
Ngày 17/10, UBND tỉnh tổ chức họp, nghe báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) (sau đây gọi tắt là Chương trình) 9 tháng năm 2024; bàn phương hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 1 trong 10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719, được thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, giờ đây bà con đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh không còn phải lo lắng, đi xin từng chậu nước sinh hoạt vào mùa khô mà có thể yên tâm về nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Vì vậy, ngành Tư pháp cùng với các ngành có liên quan tích cực phối hợp tổ chức TGPL cho ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Người có uy tín (NCUT) là lực lượng quần chúng đặc biệt, đóng vai trò cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ được đồng bào tin tưởng, yêu mến và tôn vinh. Tiếng nói của NCUT có sức ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Do đó để thực hiện âm mưu chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch đang hướng đến NCUT để móc nối, lôi kéo. Phát huy vai trò của NCUT cũng như bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong vùng ĐBDTTS, tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm thực hiện tốt vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ NCUT trong vùng ĐBDTTS.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Việc triển khai công tác lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, đem lại kết quả tích cực, góp phần ổn định và phát triển về mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 10/6/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), biên giới và miền núi tỉnh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TU). Đánh giá về nghị quyết, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu khẳng định: Trong hai cuộc kháng chiến, ĐBDTTS một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Qua 38 năm thực hiện đổi mới đất nước, đời sống ĐBDTTS không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, xét về tổng thể, vùng ĐBDTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết số 08-NQ/TU kết tinh từ thực tiễn, là sự tri ân đối với đồng bào... Như một điểm khởi đầu vững chắc, giúp đồng bào vươn lên trên hành trình hướng Đông.
Sáng 20/9, tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, đoàn giám sát của Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay.
Tham gia cuộc thi 'Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo' tỉnh Quảng Bình lần thứ III năm 2024 và đoạt giải khuyến khích, dự án khởi nghiệp 'Sản xuất tinh dầu cỏ hôi' của nhóm tác giả là sinh viên người dân tộc Bru-Vân Kiều đã mở ra cơ hội phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xã Kim Thủy (Lệ Thủy)…
Lệ Thủy là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống, tập trung ở các xã Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy. Để giúp người dân vùng biên viễn này có cuộc sống tốt đẹp hơn, huyện đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng. Qua đó, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng miền núi mà còn tạo 'đòn bẩy' để huyện Lệ Thủy giảm nghèo nhanh, bền vững…
Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Là huyện vùng cao nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư có vai trò quan trọng phát triển hạ tầng, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Đà Bắc đang tăng cường phối hợp các ngành liên quan, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Những năm qua, sự nghiệp văn hóa và thể thao Quảng Bình đã có bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận. Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945-28/8/2024), phóng viên (P.V) Báo Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao (VH-TT).
Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu là cơ sở, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Vậy nhưng hiện nay, việc giải ngân nguồn vốn này đang rất chậm. Do đó, rất cần có sự 'bứt phá' để các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho người dân.
Ngày 23/8, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình lần thứ IV-năm 2024 diễn ra trọng thể với sự tham dự của 183 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 2,8 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Ngày 23/8, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình lần thứ IV-năm 2024. Báo Quảng Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Không chỉ có đời sống kinh tế, điều kiện vật chất ngày càng tốt lên mà mức hưởng thụ về tinh thần của người dân ngày một cải thiện. Đó là thành quả quan trọng, cũng là mục tiêu huyện Lạc Sơn tiếp tục hướng tới trong triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Hiện nay, tổng dân số toàn huyện là 15,7 vạn người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 8%, dân tộc Mường 91%, còn lại 1% dân tộc khác... Trên địa bàn có 13 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 22 xóm ĐBKK thuộc xã khu vực I, khu vực II.
5 năm qua (2019-2024), có thể khẳng định rằng, việc thực hiện chương trình hành động và Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III đã mang lại những kết quả rất lớn. Việc huy động nguồn lực hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS-MN) góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và phát huy; đồng bào ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) ai cũng biết đến ông Sùng A Tô. Hỏi về ông, người dân trong xóm đều hồ hởi kể với tình cảm trân trọng, bởi ông là người có uy tín (NCUT) được dân quý, dân tin...
Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao ở huyện Quảng Ninh. Nhiều bản làng, thôn xóm được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; giải quyết nhu cầu cấp thiết về đất ở, nhà ở; tạo sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm…
Những năm qua, Tuyên Quang đã thực hiện hiệu quả các đề án, chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng, qua đó tạo đòn bẩy phát triển cho vùng ĐBDTTS.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), thời gian qua, ngành Tư pháp tỉnh đã phối hợp với các địa phương chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới, xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho cộng đồng, đồng bào DTTS, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Ngày 2/8, Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) làm việc với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các CTMTQG và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các CTMTQG, trong 7 tháng đầu năm 2024 và giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) từ năm 2022 đến nay hơn 1.118 tỷ đồng. Đến hết ngày 30/6/2024, toàn tỉnh mới giải ngân trên 86 tỷ đồng, đạt 7,72% kế hoạch. Hòa Bình là địa phương nằm trong tốp các tỉnh có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước đối với chương trình này.