Sáng 25-6, tại Văn phòng khu phố 6, phường Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một) đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19.8.1945-19.8.2024), Quốc khánh (2-9) và kỷ niệm 1 năm thành lập Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ Tình người Đất Thủ.
Ông sẽ 'mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân', là biểu tượng cao đẹp về niềm tin của nhân dân vào hình ảnh thiêng liêng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Amiad Horowitz, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Mỹ, đã có 11 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Ông luôn khẳng định: 'Đến Việt Nam, tôi có thêm niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản'.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại trong lòng đồng bào dân tộc ở hai huyện miền núi: Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) nhiều tình cảm trân quý, nhất là những lời dặn dò khi Người về thăm.
Tháng Bảy năm nay nắng nóng, mưa nhiều! Mưa trải rộng cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Khách ở mọi nơi về thăm Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên bắt đầu đông từ giữa tháng 7. Có ngày có hàng chục đoàn đến thăm, 'Thế nhưng năm nay các bác thương binh buồn lắm, tâm trạng lắm! Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm cho các bác không còn vui vẻ như mọi năm...'.
Hôm nay (26/7), cùng với cả nước, các tầng lớp nhân dân và các bộ các cấp ở tỉnh Gia Lai dõi theo lễ truy điệu, an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều nay (26/7), toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiễn đưa Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng về cõi vĩnh hằng. Cùng với Lễ truy điệu diễn ra ở Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư diễn ra trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nghĩa trang Mai Dịch lúc 15h ngày 26/7. Hàng nghìn người dân lặng lẽ, xúc động khi tiễn biệt Tổng Bí thư ở chặng đường cuối.
Mấy ngày nay, nhiều người dân miền Trung bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong 2 ngày Quốc tang, nhiều ngư dân tạm dừng chuyến biển; nhiều khách du lịch dừng hoặc đổi lịch trình tham quan để vào Chùa, nơi đặt bàn thờ Tổng Bí thư để dâng hương tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Từ những nơi xa thủ đô như Cà Mau và Kiên Giang, người dân dành tình cảm đặc biệt cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có những đóng góp to lớn cho đất nước và dân tộc.
Lúc sinh thời, trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã ba lần ghé thăm tỉnh Đắk Lắk. Những chuyến đến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với phong thái giản dị, thân tình, gần gũi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân.
Khi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân lặng lẽ, xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều 26/7, dọc hai bên đường hướng đến Nghĩa trang Mai Dịch, người dân hát Quốc ca và hô vang 'Bác Trọng muôn năm' khi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua.
Chiều 26/7, đoàn xe nghi lễ đã đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Đông đảo người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư.
Nhiều người dân gửi lời tâm sự, tri ân để bày tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua tính năng sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID.
Với họ, làm tốt nhiệm vụ của mình, sắp xếp, đảm bảo sự thuận tiện cho từng người dân có cơ hội được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là một cách để bày tỏ sự kính trọng của mình với vị lãnh đạo được Nhân dân kính mến.
Sáng 26/7, người dân cả nước đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, thôn Đông Hội (huyện Đông Anh) và Hội trường Thống nhất TP.HCM. 'Bác Trọng làm tất cả đều vì nước, vì dân, không tơ hào cho cá nhân', một người dân nghẹn ngào chia sẻ.
Từ 7h đến 13h hôm nay 26-7-2024, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hàng nghìn người dân từ khắp nơi vẫn tiếp tục đổ về, xếp hàng ngay ngắn để vào nơi cử hành lễ viếng Tổng Bí thư.
Nhiều người dân thức trắng đêm với mong muốn đứng trước linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để cúi chào tiễn biệt ông về với Đất Mẹ.
'Bác Trọng' là danh từ thân thương mà người dân ở xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dành gọi Tổng Bí thư, đủ thấy sự tôn kính, ngưỡng mộ dành cho một nhân cách lớn của đất nước. Vì thế, khi tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong lòng mỗi người dân, đảng viên vùng đất Sen Hồng đều có chung niềm tôn kính, xót xa.
Hòa trong không khí tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mấy ngày qua, anh Khưu Tấn Bửu - Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn phường Cái Khế,quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã cùng nhóm bạn làm tranh gạo về Tổng Bí thư. Với những hạt gạo quê hương Tây Đô, chân dung vị lãnh đạo hiện lên rõ nét hiền từ, tài ba, tận tụy, hết lòng vì nhân dân, đất nước.
Từ sáng sớm đến đêm 25-7, hàng vạn người dân từ khắp nơi đã đổ về Nhà tang lễ Quốc gia và thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội để viếng và bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), chiều tối 25/7, dòng người xếp hàng kéo dài đến vài km lặng lẽ tiến từng bước trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hoàn thành tâm nguyện vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 25/7, hàng nghìn người đã lặng lẽ xếp hàng dài hơn 2km đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những người già, cựu chiến binh…rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Với triết lý sống cao đẹp, liêm chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều tác giả. Những lý tưởng sống cao đẹp, những chỉ đạo đầy sâu sắc, thấm thía của Tổng Bí thư đã 'đi vào' nhiều sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ ngay trong những ngày này.
Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta'.
UBND TPHCM quyết định kéo dài thời gian viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất đến 23h ngày 25/7 thay vì 22h như dự tính.
Tối 25/7, dù đã muộn nhưng từng đoàn người nối dài vẫn xếp hàng bên ngoài Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), kiên nhẫn chờ đến lượt để vào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ai nấy đều mang nỗi niềm bùi ngùi, tiếc thương khi nhắc đến nhà lãnh đạo có tâm, có tài, hết lòng vì nước, vì dân.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn.
Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Cầm trên tay tấm thẻ Đảng, cụ bà Hoàng Thị Mến (80 tuổi, 59 năm tuổi Đảng, trú tại xã Giao Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) xúc động rơi nước mắt khi hòa cùng dòng người vào dâng nén hương thơm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo cùng cậu con trai mang theo di ảnh Tổng Bí thư về Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh) thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Maysa cho biết, 10h30 ngày 25/7, cô đi xe máy từ Quảng Ninh lên Hà Nội để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bản thân cô thấy rất vinh dự và hồi hộp khi đứng xếp hàng cùng người dân Việt Nam tại đây.
Tại TP.HCM, những ngày này, cùng với Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, một số địa điểm khác cũng có các hoạt động tưởng niệm Tổng Bí thư để đông đảo nhân dân có thể tham dự.
Trong dòng người tới Hội trường Thống Nhất, TPHCM hôm nay có các cựu chiến binh, có những người trẻ tuổi và cả các cháu bé... Tất cả đều chung niềm xúc động khi thắp nén nhang tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo thông báo, nhân dân sẽ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18 giờ hôm nay 25-7. Tuy nhiên, trước Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), rất đông người dân tề tựu từ sớm, có cả người già, người trẻ và nhiều người đã đến từ 3-4 giờ sáng. Họ đứng xếp hàng từ xa, lặng lẽ chờ đợi đến giây phút được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kiên trung, mẫu mực, gần gũi, chân thành là những ấn tượng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng người dân Đồng Tháp.
Trong thời gian Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang diễn ra, người dân cả nước tiếc thương ông. Tại vùng đất rừng U Minh hạ, người dân rất đau buồn trước sự ra đi của người lãnh đạo tài đức vẹn toàn.
'Bác Trọng' đã trở thành thần tượng của Đại tướng Chey Beaupha, Phó Tổng Thư ký Cơ quan Quốc gia về Phòng chống ma túy Campuchia, Phó Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam.
Sáng nay (25/7), tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 25/7, tại Nhà khách Chính phủ, số 2 Lê Thạch, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đại sứ các nước, tổ chức quốc tế, đại diện kiều bào đến viết sổ tang chia buồn tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cùng gia đình đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng 25/7, trong niềm tiếc thương vô hạn, cùng với thủ đô Hà Nội, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức long trọng tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM theo nghi thức Quốc tang.
Khắc ghi lời dặn dò của Tổng Bí thư, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân nhiều địa phương đã luôn nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
Từ 7 giờ sáng ngày 25-7, rất đông người dân TP.HCM đã đổ về Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Năm 2011, khi cả nước đang trong kỳ nghĩ lễ Quốc khánh 2/9, thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành 2 ngày đến thăm đồng bào các dân tộc huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa). Đây là một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước. Chuyến thăm đã để lại nguồn động lực, cảm hứng lớn lao cho người dân vùng cao, biên giới xứ Thanh.
Nếp sống học từ 'người anh lớn' Nguyễn Phú Trọng đã trở thành phương châm giáo dục của ông Tính cho các con, đó là 'con người nếu không đứng bằng đôi chân của chính mình sẽ không làm được điều gì cả.'
Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Hồng, điều dưỡng viên, Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đứng thẫn thờ giữa căn phòng nhỏ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ở trong những ngày điều trị bệnh.
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang đau buồn tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân, người luôn đau đáu với vận mệnh của Tổ quốc, với công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Ngày 24-7, phóng viên Báo SGGP ghi nhận trước Hội trường Thống Nhất (quận 1, TPHCM), nhiều người dân, du khách đã đến theo dõi thông báo về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và chờ ngày mai để được vào viếng tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 24/7, mọi công tác chuẩn bị cho tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà đã hoàn tất, người dân từ các nơi tìm về xã Đông Hội chờ được vào viếng ông.
Những ngày này, đồng bào các dân tộc thiểu số đang hướng trái tim về thủ đô Hà Nội, đau buồn, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sinh thời, dù bận rộn nhiều công việc nhưng Tổng Bí thư luôn dành tình cảm đặc biệt cho bà con dân tộc thiểu số còn chịu nhiều khó khăn. Ông không ngại trèo đèo lội suối đến tận buôn làng, phum sóc để gặp gỡ, lắng nghe bà con. Giờ đây, Người không còn nhưng những lời căn dặn của Tổng Bí thư về đại đoàn kết các dân tộc sẽ còn mãi.
Năm 2008, khi đang thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội về thăm, làm việc với tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khiến cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và nhân dân ngỡ ngàng khi ông không đi máy bay, không đi xe cá nhân mà đi bằng tàu lửa.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều dịp đến thăm và làm việc tại các tỉnh Tây Nguyên. Trong những chuyến đến thăm và làm việc ấy, đồng chí Tổng Bí thư luôn dành sự quan tâm, tình cảm sâu sắc và cả sự trăn trở với đồng bào các dân tộc nơi đây - làm sao để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con vùng khó khăn. Đến hôm nay, Tây Nguyên đã và đang nỗ lực phát triển, đạt nhiều thành tựu về mọi mặt, khắc ghi một tinh thần quý giá mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhớ - đoàn kết là sức mạnh.