Bộ đội Biên phòng Tiền Giang: Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 24-6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Tiền Giang tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và văn bản quy định chi tiết thi hành.

Hà Tĩnh: Tập huấn chuyên sâu Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 3-6, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật Biên phòng Việt Nam và văn bản quy định chi tiết thi hành. Hội nghị tập huấn có sự tham gia của các báo cáo viên các sở, ban, ngành và BĐBP tỉnh Hà Tĩnh…

Đồn Biên phòng Chi Ma đẩy mạnh tuyên truyền Luật Biên phòng Việt NamTin khácChính quyền điện tử góp phần đẩy mạnh cải cách hành chínhKịp thời sẻ chia, giúp đỡ trẻ em khó khăn từ nguồn quỹ bảo trợ

Để nhanh chóng đưa Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN – có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022) đi vào cuộc sống, thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Chi Ma, huyện Lộc Bình đã tích cực phối hợp với chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nội dung cốt lõi của luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Đến nay, Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BPVN. Để sớm đưa Luật BPVN và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật BPVN vào cuộc sống, các cơ quan, đơn vị BĐBP đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành… đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở khu vực biên giới.

Củng cố hành lang pháp lý, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về Biên phòng

Từ ngày 9 đến 11-5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh BĐBP do Đại tá Nguyễn Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP làm trưởng đoàn đã đến khảo sát và tọa đàm tại các đơn vị thuộc BĐBP Quảng Bình để phục vụ nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về Biên phòng.

Hội nghị trực tuyến tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam

Sáng 27/4, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và các văn bản quy định chi tiết. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

An ninh quốc phòng | Biên Phòng TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Ngày 27/4, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và các văn bản quy định chi tiết.

Hội nghị tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam

Sáng nay 27-4, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và các văn bản quy định chi tiết giai đoạn 2021-2025. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Rà soát, chỉnh lý 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 27-7, tại Hà Nội, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp rà soát, chỉnh lý 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Dự cuộc họp có Đại tá Nguyễn Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng.

Phát huy truyền thống, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tham mưu, các thế hệ cán bộ Phòng Pháp chế BĐBP luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy trí tuệ tập thể, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng, tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) và xây dựng BĐBP.

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ về biên phòng

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tại Điều 32, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức về biên phòng, trong đó có trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có quy định riêng).

Chuyện tướng biên phòng thông võ, thạo văn

Luyện rèn chuyên ngành trinh sát ở Trường Sĩ quan biên phòng từ năm 1983, con đường binh nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng có nhiều ngã rẽ thú vị.

Trách nhiệm của Bộ Công an về biên phòng

Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. Để bảo đảm hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), trên cơ sở thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng, thống nhất với các quy định có liên quan trong văn bản quy phạm pháp luật khác, bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng. Trong đó, Điều 31, Luật BPVN quy định trách nhiệm của Bộ Công an về biên phòng, thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm quy định chi tiết các điều khoản Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; quy định về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với BĐBP

Quy định của Luật Biên phòng Việt Nam về trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của BĐBP

BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND Việt Nam, có vị trí là 'lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới'; chức năng 'tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật'; với 12 nhóm nhiệm vụ, 8 nhóm quyền hạn; được hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, hoạt động ở địa bàn nội địa và ngoài biên giới trong các trường hợp luật định.

Sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Sáng 4-3, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo các nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Ban soạn thảo. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo chủ trì hội nghị.

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch chuẩn bị hồ sơ, tài liệu triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều 1-3, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp với Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Cục Cửa khẩu BĐBP và các cơ quan, đơn vị liên quan về kết quả chuẩn bị hồ sơ, tài liệu triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN).

Quyền hạn của BĐBP

Điều 15, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định, BĐBP có 8 nhóm quyền hạn cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP trực tiếp và phối hợp, hợp tác với các cơ quan, lực lượng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG); duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp, hoạt động bị hạn chế, tạm dừng ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền

Một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt ra khi đề nghị xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) là khắc phục sự bất cập trong quy định của các văn bản dưới luật về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân, nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia mà Việt Nam là thành viên. Tại khoản 1 và khoản 2, Điều 11, Luật BPVN đã xác định rõ 4 nhóm trường hợp, 3 nhóm hoạt động bị hạn chế, tạm dừng ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như sau:

Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định 7 nhóm nhiệm vụ biên phòng (Điều 5); 2 nhóm lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 6); nhiệm vụ của BĐBP - lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới (Điều 14); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng (Chương V).

Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia: 'Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc'; Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã quy định về nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân tại Điều 9 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng

Chương I, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 8 điều luật xác lập những quy định chung, bao gồm: Giới hạn phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ chuyên môn; khẳng định chính sách, nhiệm vụ biên phòng; nguyên tắc, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm, chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng.

Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Thực hiện phương châm 'dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân và của cả hệ thống chính trị; bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp 'của dân, do dân, vì dân' đã được xác định trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) một mặt quy định về nhiệm vụ biên phòng và lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, mặt khác, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và chế độ, chính sách được hưởng khi thực hiện trách nhiệm đó.

Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - đạo luật đầu tiên quy định một cách toàn diện về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đó, quy định về 'lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng' là một trong những quy định có tính chất 'xương sống', thể hiện quan điểm, tư duy mới của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong tình hình mới theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ BGQG.

Nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) (Luật số 66/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020; Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố luật (số 11/2020/L-CTN) ngày 25-11-2020; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Việc nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để đưa Luật BPVN vào cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.

Nhiệm vụ biên phòng

Quy định 'nhiệm vụ biên phòng' trong Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - cơ sở pháp lý thống nhất và gắn kết trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới

'Sau 15 tháng chuẩn bị công phu, kịp thời, chất lượng, ngày 11-11-2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 94,61% tổng số đại biểu tán thành. Ngày 25-11-2020, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 11/2020/L-CTN công bố Luật BPVN. Việc ban hành Luật BPVN thể hiện quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ nhằm thể chế kịp thời ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đặc biệt, Luật BPVN đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia' - Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật BPVN do Bộ Quốc phòng tổ chức, ngày 28-12, tại Hà Nội.

Tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều 28-12, tại Hà Nội, Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật BPVN. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền sâu rộng Luật Biên phòng Việt Nam đến với cán bộ và nhân dân cả nước

Chiều 28-12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.

Hoàn thành công tác chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam

Sáng 23-12, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc làm việc với Bộ Tham mưu BĐBP, các cục về công tác chuẩn bị Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP; Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP tham dự cuộc làm việc.

Các từ ngữ được giải thích trong Luật Biên phòng Việt Nam

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 11-11-2020. Đây là đạo luật đầu tiên quy định một cách tổng thể và chuyên biệt về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 18, Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14-3-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Luật BPVN đã dành riêng một điều luật để giải thích về những 'từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung'. Cụ thể như sau:

Sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 đã thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm thể chế quan điểm của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia (BGQG); bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG). Để sớm đưa Luật BPVN vào cuộc sống, góp phần xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc BGQG trong tình hình mới, các cơ quan chức năng cần khẩn trương triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn để thi hành Luật BPVN.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 11-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc công bố 7 Luật đã được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua, trong đó có Luật Biên phòng Việt Nam. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, chủ trì buổi họp báo.

Cơ sở vững chắc để BĐBP hoàn thành tốt vị trí, vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo BĐBP hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Chăm lo cho sự phát triển của đồng bào dân tộc là nhiệm vụ của BĐBP

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành của Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG) ngày càng được khởi sắc, nâng lên. Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết vươn lên của đồng bào các dân tộc ở KVBG, còn có sự quan tâm, giúp đỡ bằng những việc làm, mô hình thiết thực, hiệu quả của BĐBP. Hiện nay, theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), sự quan tâm, chăm lo, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội… cho đồng bào dân tộc ở KVBG là 1 trong 12 nhiệm vụ của BĐBP.