Hội nghị tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam

Sáng nay 27-4, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và các văn bản quy định chi tiết giai đoạn 2021-2025. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Rà soát, chỉnh lý 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 27-7, tại Hà Nội, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp rà soát, chỉnh lý 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Dự cuộc họp có Đại tá Nguyễn Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng.

Phát huy truyền thống, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tham mưu, các thế hệ cán bộ Phòng Pháp chế BĐBP luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy trí tuệ tập thể, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng, tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) và xây dựng BĐBP.

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ về biên phòng

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tại Điều 32, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức về biên phòng, trong đó có trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có quy định riêng).

Chuyện tướng biên phòng thông võ, thạo văn

Luyện rèn chuyên ngành trinh sát ở Trường Sĩ quan biên phòng từ năm 1983, con đường binh nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng có nhiều ngã rẽ thú vị.

Trách nhiệm của Bộ Công an về biên phòng

Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. Để bảo đảm hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), trên cơ sở thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng, thống nhất với các quy định có liên quan trong văn bản quy phạm pháp luật khác, bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng. Trong đó, Điều 31, Luật BPVN quy định trách nhiệm của Bộ Công an về biên phòng, thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm quy định chi tiết các điều khoản Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; quy định về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với BĐBP

Quy định của Luật Biên phòng Việt Nam về trang phục, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của BĐBP

BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND Việt Nam, có vị trí là 'lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới'; chức năng 'tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật'; với 12 nhóm nhiệm vụ, 8 nhóm quyền hạn; được hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, hoạt động ở địa bàn nội địa và ngoài biên giới trong các trường hợp luật định.

Sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Sáng 4-3, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo các nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Ban soạn thảo. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo chủ trì hội nghị.

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch chuẩn bị hồ sơ, tài liệu triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều 1-3, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp với Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Cục Cửa khẩu BĐBP và các cơ quan, đơn vị liên quan về kết quả chuẩn bị hồ sơ, tài liệu triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN).

Quyền hạn của BĐBP

Điều 15, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định, BĐBP có 8 nhóm quyền hạn cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP trực tiếp và phối hợp, hợp tác với các cơ quan, lực lượng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG); duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp, hoạt động bị hạn chế, tạm dừng ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền

Một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt ra khi đề nghị xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) là khắc phục sự bất cập trong quy định của các văn bản dưới luật về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân, nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia mà Việt Nam là thành viên. Tại khoản 1 và khoản 2, Điều 11, Luật BPVN đã xác định rõ 4 nhóm trường hợp, 3 nhóm hoạt động bị hạn chế, tạm dừng ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như sau:

Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định 7 nhóm nhiệm vụ biên phòng (Điều 5); 2 nhóm lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 6); nhiệm vụ của BĐBP - lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới (Điều 14); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng (Chương V).

Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia: 'Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc'; Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã quy định về nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân tại Điều 9 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng

Chương I, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 8 điều luật xác lập những quy định chung, bao gồm: Giới hạn phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ chuyên môn; khẳng định chính sách, nhiệm vụ biên phòng; nguyên tắc, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm, chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng.

Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Thực hiện phương châm 'dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân và của cả hệ thống chính trị; bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp 'của dân, do dân, vì dân' đã được xác định trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) một mặt quy định về nhiệm vụ biên phòng và lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, mặt khác, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và chế độ, chính sách được hưởng khi thực hiện trách nhiệm đó.

Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - đạo luật đầu tiên quy định một cách toàn diện về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đó, quy định về 'lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng' là một trong những quy định có tính chất 'xương sống', thể hiện quan điểm, tư duy mới của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong tình hình mới theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ BGQG.

Nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) (Luật số 66/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020; Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố luật (số 11/2020/L-CTN) ngày 25-11-2020; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Việc nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để đưa Luật BPVN vào cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.

Nhiệm vụ biên phòng

Quy định 'nhiệm vụ biên phòng' trong Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - cơ sở pháp lý thống nhất và gắn kết trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới

'Sau 15 tháng chuẩn bị công phu, kịp thời, chất lượng, ngày 11-11-2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 94,61% tổng số đại biểu tán thành. Ngày 25-11-2020, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 11/2020/L-CTN công bố Luật BPVN. Việc ban hành Luật BPVN thể hiện quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ nhằm thể chế kịp thời ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đặc biệt, Luật BPVN đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia' - Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật BPVN do Bộ Quốc phòng tổ chức, ngày 28-12, tại Hà Nội.

Tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều 28-12, tại Hà Nội, Ban soạn thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật BPVN. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền sâu rộng Luật Biên phòng Việt Nam đến với cán bộ và nhân dân cả nước

Chiều 28-12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.

Hoàn thành công tác chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam

Sáng 23-12, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc làm việc với Bộ Tham mưu BĐBP, các cục về công tác chuẩn bị Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP; Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP tham dự cuộc làm việc.

Các từ ngữ được giải thích trong Luật Biên phòng Việt Nam

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 11-11-2020. Đây là đạo luật đầu tiên quy định một cách tổng thể và chuyên biệt về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 18, Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14-3-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Luật BPVN đã dành riêng một điều luật để giải thích về những 'từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung'. Cụ thể như sau:

Sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 đã thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm thể chế quan điểm của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia (BGQG); bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG). Để sớm đưa Luật BPVN vào cuộc sống, góp phần xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc BGQG trong tình hình mới, các cơ quan chức năng cần khẩn trương triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn để thi hành Luật BPVN.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 11-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc công bố 7 Luật đã được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua, trong đó có Luật Biên phòng Việt Nam. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, chủ trì buổi họp báo.

Cơ sở vững chắc để BĐBP hoàn thành tốt vị trí, vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo BĐBP hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Chăm lo cho sự phát triển của đồng bào dân tộc là nhiệm vụ của BĐBP

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành của Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG) ngày càng được khởi sắc, nâng lên. Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết vươn lên của đồng bào các dân tộc ở KVBG, còn có sự quan tâm, giúp đỡ bằng những việc làm, mô hình thiết thực, hiệu quả của BĐBP. Hiện nay, theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), sự quan tâm, chăm lo, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội… cho đồng bào dân tộc ở KVBG là 1 trong 12 nhiệm vụ của BĐBP.

Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi để người lính Biên phòng gắn bó với biên cương

Theo đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, ở mỗi đồn Biên phòng đều có khẩu hiệu 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', nhưng muốn cán bộ, chiến sĩ gắn bó với quê hương, gắn bó với đồng bào thì cần có đất ở, đất sản xuất, vợ người lính Biên phòng phải có công việc ổn định.

Thể chế hóa đầy đủ mục tiêu, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã thể chế hóa đầy đủ mục tiêu, quan điểm của Đảng, Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG). Đồng thời luật cũng thể hiện toàn diện nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng, chính sách của Nhà nước về biên phòng; là cơ sở để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành thực thi nhiệm vụ biên phòng, bảo đảm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định vị trí, chức năng của BĐBP tại Điều 13: 'BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG), khu vực biên giới (KVBG). BĐBP có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, cửa khẩu theo quy định của pháp luật'. Quy định trên là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới.

Phản bác các luận điệu xuyên tạc pháp luật về quốc phòng

LTS: Báo Quân đội nhân dân từ ngày 23 đến 25-11 đã đăng loạt bài: 'Pháp luật về quốc phòng-hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân' trong chuyên mục 'Làm thất bại chiến lược 'diễn biến hòa bình'. Sau khi báo đăng, tòa soạn Báo Quân đội nhân dân đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các tướng lĩnh trong quân đội, đại biểu Quốc hội, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình với những vấn đề đặt ra trong bài viết và đề xuất giải pháp nhằm sớm đưa pháp luật vào cuộc sống, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, xuyên tạc. Tòa soạn trân trọng trích đăng một số ý kiến.

Pháp luật về quốc phòng - hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân

Tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã xem xét thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, trong đó có 1 luật và 2 nghị quyết liên quan đến quốc phòng là Luật Biên phòng Việt Nam; Nghị quyết về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

BĐBP tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới, biển đảo là một chủ trương đúng đắn

Trong hơn 61 năm xây dựng và phát triển, BĐBP đã tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố cơ sở chính trị ở khu vực biên giới (KVBG), chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cải thiện đời sống... Bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về kết quả BĐBP tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở KVBG và tác động của quy định tại khoản 11, Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN): BĐBP có nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở KVBG gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

Khẩn trương triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn, sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam đi vào cuộc sống

Chiều 18-11, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) và triển khai các nhiệm vụ tiếp theo, sớm đưa Luật BPVN đi vào cuộc sống khi có hiệu lực thi hành. Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP; Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP; Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP; Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thừa Thiên Huế dự cuộc họp.

Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 5.032,025km và bờ biển dài khoảng 3.260km với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia (BGQG). Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) vừa được Quốc hội thông qua, sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG, phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực biên giới (KVBG). Ngay sau khi Luật BPVN được thông qua với số phiếu tán thành cao, bên hành lang Quốc hội, phóng viên Báo Biên phòng có cuộc phỏng vấn đại biểu Bế Minh Đức, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Cao Bằng về ý nghĩa của Luật BPVN khi có hiệu lực thi hành.

Dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

Với tỷ lệ 94,61% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều ngày 11-11, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Đây là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân vào sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia. Sự kiện này cũng là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Cơ sở pháp lý quan trọng

Ngày 11-11, với 94,61% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Luật BPVN gồm 6 chương, 36 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.

Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều 11-11, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội thông qua ngày 11-11 (có hiệu lực vào ngày 1-1-2022), sẽ cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Đảng, Nhà nước, về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG). Đặc biệt, Luật BPVN sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, toàn quân, xây dựng lực lượng bảo vệ BGQG toàn dân rộng khắp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu... Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu một số ý kiến của cử tri về Luật BPVN.

Chiều nay (11-11), Quốc hội sẽ thông qua Dự án Luật Biên phòng Việt Nam

Theo chương trình của Kỳ họp thứ 10, chiều 11-11, Quốc hội (QH) khóa XIV sẽ thông qua Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Dự án Luật BPVN được Chính phủ trình QH khóa XIV tại Kỳ họp thứ 9 và được thảo luận, thông qua sau 2 kỳ họp QH theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khác

'Việc quy định lực lượng chuyên trách làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là thống nhất với các nghị quyết của Bộ Chính trị, phù hợp với Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Quốc phòng năm 2018... Sự phù hợp đó không có điều gì phải bàn cãi, vì người gác cửa biên giới quốc gia được Nhà nước giao cho BĐBP, cho nên, lực lượng này phải là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ biên giới quốc gia. Do vậy, họ giữ vai trò chủ trì duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu hoàn toàn đúng đắn'. Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hồ Chí Minh về Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Đó cũng là quan điểm của đa số ĐBQH trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật BPVN.

Lực lượng đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân

'Khi chúng ta nghiên cứu dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) trong tổng thể hệ thống pháp luật của nước ta cũng như xem xét quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của lực lượng BĐBP, có thể thấy rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và những đóng góp to lớn không thể thay thế của lực lượng này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc'. Đó là ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật BPVN. Ý kiến này nhận được sự đồng tình cao của nhiều ĐBQH trên nghị trường.

Quy định về chức năng, nhiệm vụ của BĐBP dựa trên quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và lợi ích quốc gia, dân tộc

Quốc hội vừa tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Qua thảo luận, các đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Dự án Luật BPVN tại Kỳ họp thứ 10 nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành.