Cơ hội nào cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế sau bão Yagi?

Bối cảnh kinh tế thế giới khó đoán định cùng những thiệt hại do thiên tai, đòi hỏi các cơ quan điều hành phải sớm có giải pháp phục hồi và nâng cao 'sức khỏe' doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu nếu muốn hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5-7% năm 2024.

Tác động của bão số 3 đến giá cả các mặt hàng mang tính ngắn hạn

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Tài chính liên quan tới giá cả các mặt hàng sau bão số 3, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, tác động của bão số 3 đến giá cả các mặt hàng chủ yếu mang tính ngắn hạn và cục bộ tại một số địa phương.

Giải bài toán 'niềm tin' trên thị trường trái phiếu

Việc thiếu niềm tin từ nhà đầu tư đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Giải bài toán 'niềm tin' trên thị trường trái phiếu

Trong bối cảnh kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn.

'Cú bồi' từ bão Yagi, ngân hàng làm gì để giảm nợ xấu?

Nợ xấu của phần lớn các ngân hàng tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2024. Sau khi cơn bão Yagi càn quét khiến nhiều doanh nghiệp mất trắng tài sản, không còn khả năng trả nợ, dự báo một số ngân hàng ghi nhận mức tăng nợ xấu tới hai con số trong thời gian tới.

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, ưu tiên vùng ảnh hưởng của bão

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, để duy trì đà tăng trưởng hiện nay, việc giải ngân các dự án đầu tư công theo kế hoạch cần tiếp tục được đẩy mạnh, còn trong trường hợp môi trường vĩ mô toàn cầu xấu đi, có thể cân nhắc thêm các gói đầu tư công khác, trong đó cần ưu tiên cho cơ sở hạ tầng của các vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt và bão Yagi vừa qua.

Ngân hàng Nhà nước nới room:Tín dụng có tăng trưởng?

Mặc dù tín dụng tăng trưởng chưa đạt như kế hoạch, song một số ngân hàng đã chạm ngưỡng 80% chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao từ đầu năm 2024.

Nhu cầu tín dụng gia tăng, nhờ đâu?

Sau khi giảm trong đầu tháng 7, nhu cầu tín dụng từ tháng 8 tiếp tục tăng trở lại khiến nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn để thu hút vốn đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng

Bước vào tháng 9, các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm với mức dao động từ 0,1-0,8%. Theo giới phân tích, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm.

Nhu cầu tín dụng sẽ tăng mạnh

Tăng trưởng tín dụng sau giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ hồi tháng 6 (đạt mốc 6,1%) có nhịp chậm lại trong tháng 7. Tuy vậy, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng trưởng tín dụng tính đến giữa tháng 8 đã tích cực trở lại, tăng 6,25% so với cuối năm 2023.

Trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn nhà đầu tư

Với tỷ trọng phát hành chiếm ưu thế, đặc biệt là những đợt phát hành với lãi suất hấp dẫn, trái phiếu ngân hàng đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, giữ vai trò dẫn dắt trên thị trường.

Tín dụng phục hồi sau thời gian dài trầm lắng

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 6, tín dụng trong tháng 7 có dấu hiệu chậm lại. Tuy nhiên, tín hiệu phục hồi đã xuất hiện trở lại vào tháng 8/2024...

Tìm cách đưa vốn vào nền kinh tế

Tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 8 phục hồi trở lại. Mặc dù có những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Giá USD giảm mạnh, doanh nghiệp thở phào

Giá USD trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do đều đang giảm mạnh. Theo các chuyên gia, tỷ giá chắc chắn sẽ tiếp tục giảm từ nay đến cuối năm, giúp doanh nghiệp vơi bớt nỗi lo áp lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, tìm kiếm nhiều hơn những đơn hàng mới.

Nhiều tín hiệu phục hồi, nhu cầu tín dụng dự báo sẽ tăng mạnh

Tăng trưởng tín dụng sau giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ hồi tháng 6 (đạt mốc 6,1%) có nhịp chậm lại trong tháng 7 khi tổng dư nợ toàn nền kinh tế chỉ tăng 5,66%. Tuy vậy, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến giữa tháng 8 đã tích cực trở lại, tăng 6,25% so với cuối năm 2023.

Áp lực tỷ giá giảm dần

Từ đầu quý 3 đến nay, chỉ số USD có chiều hướng đi xuống. Tỷ giá VND/USD được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định hơn vào những tháng cuối năm.

Kỳ vọng áp lực tỷ giá giảm nhiệt

Tỷ giá VND/USD gần đây đang có có dấu hiệu hạ nhiệt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tích cực này trong thời gian còn lại của năm.

Hóa giải áp lực, chặn đà lạm phát tăng theo lương

Một trong những điểm sáng trong điều hành kinh tế - xã hội tháng 7 đó là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Chúng ta đã hóa giải được áp lực khi tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể.

Chống đô la hóa cần kiên định giải pháp

Việc áp dụng lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng USD là một trong những giải pháp quan trọng giúp chống đô la hóa, tăng tính hấp dẫn và nâng cao vị thế VND trong thời gian qua. Vì thế, nếu thay đổi chính sách này, nhiều hệ lụy có thể xảy ra cho cả ngắn hạn cũng như chủ trương, mục tiêu chống đô la hóa trong trung và dài hạn.

Ứng phó thế nào trước biến động tăng lương?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7 sẽ tác động lên lạm phát như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp?

TS. Nguyễn Đức Độ: Chấp nhận đánh đổi lợi ích với lãi suất USD 0%

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), việc giữ trần lãi suất tiền gửi USD mức 0% trong ngắn hạn có thể khiến việc điều hành tỷ giá gặp khó, song đổi lại sẽ giữ được ổn định trong trung hạn.

TS. Nguyễn Đức Độ: Lạm phát năm nay chỉ ở mức 3,2 - 3,6%

Mặc dù lương cơ sở tăng 30%, lương hưu và trợ cấp xã hội tăng 15%, lương tối thiểu vùng tăng 6%, nhưng theo tính toán của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính), lạm phát năm nay chỉ từ 3,2 đến 3,6%.

Doanh nghiệp sẽ không giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Bộ Công thương đề xuất Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ không để tại doanh nghiệp đầu mối kinh doanh như hiện nay, mà sẽ do Nhà nước nắm giữ.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, chủ động kiểm soát lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Năm 2024, áp lực lạm phát không quá lớn, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến CPI… Do vậy, cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, chủ động kiểm soát lạm phát.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Băn khoăn phương thức quản lý

Duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, doanh nghiệp phải tốn thêm nguồn lực, thời gian theo dõi chi và trích lập quỹ

Đề xuất chuyển quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ doanh nghiệp về nhà nước

Theo đề xuất mới của Bộ Công Thương, số dư của Quỹ bình ổn xăng dầu thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện nay sẽ xem xét chuyển về ngân sách và việc trích lập, chi quỹ này theo Luật Giá 2023

Tâm lý thị trường tạo áp lực tăng giá

Qua 10 ngày áp dụng chính sách lương mới (bao gồm cả lương hưu trí, trợ cấp xã hội...), tuy chưa nhiều nhưng giá một số loại hàng hóa tiêu dùng đã nhúc nhích đi lên. Từ đó xuất hiện hiện tượng 'té nước theo mưa' khi lương tăng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế thì cần nhìn nhận vấn đề một cách thực tế, không nên cảm tính để tránh tạo ra sự rung lắc của thị trường.

Giải tỏa nỗi lo tăng giá trước những biến số mới

Kể từ đầu tháng 7/2024, mức lương cơ sở chính thức được điều chỉnh tăng thêm 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng; lương hưu cũng điều chỉnh tăng 15%; mức lương tối thiểu (theo tháng và theo giờ) tăng 6% so với năm 2023. Cũng như những lần tăng lương trước đây, bên cạnh tâm lý phấn khởi, đa phần người dân lo ngại giá cả hàng hóa tăng theo, thậm chí nhanh chân tăng trước như một số lần điều chỉnh lương trước đây.

Tăng lương từ 1/7, lạm phát liệu có gia tăng?

Trong bối cảnh tăng lương 30% từ 1/7, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Do đó, việc 'lương chưa tăng, giá đã tăng' sẽ khó lòng tái diễn.

Lời giải cho 'ẩn số' lạm phát những tháng cuối năm

Theo các chuyên gia kinh tế, trong những tháng cuối năm, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu ở mức 4% là thách thức rất lớn, do có nhiều yếu tố tạo áp lực tới lạm phát như tăng lương, điều chỉnh giá dịch vụ công... Để giải tỏa áp lực lạm phát, cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản lý, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong kịch bản đề ra.

Tín dụng tăng đột biến, dòng tiền đã được lưu thông?

Hai tuần cuối tháng 6, tín dụng tăng mạnh, các ngân hàng cho biết dòng tiền 'chảy' vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục. Điều này mở ra tín hiệu tích cực đối với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp trong nửa cuối năm.

Tín dụng tăng vọt trong tháng 6/2024, hệ thống ngân hàng bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng 3,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm cộng lại, giúp ngành ngân hàng hoàn thành ngoạn mục yêu cầu mà Chính phủ giao.

Vừa mừng tăng lương đã lo tăng giá: Chuyên gia nói gì về lạm phát năm nay?

Cùng với việc tăng lương, nhiều ý kiến cho rằng hàng hóa thiết yếu rục rịch tăng theo. Thế nhưng trên thực tế, giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cung - cầu thị trường, chi phí sản xuất…

Kiểm soát chặt khi thị trường 'rung lắc'

Lần tăng giá xăng dầu mới đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã 16 lần tăng, 11 lần giảm. Mặt hàng dầu 15 lần tăng, 12 lần giảm. Kể từ 1/7, chế độ lương mới, lương hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng đã được thực hiện. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại thị trường sẽ 'rung lắc'. Thực tế ra sao?

Giải tỏa áp lực lạm phát sau tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...

Đảm bảo CPI bình quân theo mục tiêu Quốc hội đề ra

Theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như tăng lương, điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường… Do đó, cần thận trọng trong điều hành, đảm bảo CPI bình quân theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tăng lương lên 2,34 triệu đồng, ngăn tình trạng 'té nước theo mưa'

Khi thực hiện tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, Bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá

Chủ động ứng phó với những thách thức trong điều hành giá

Từ nay đến cuối năm, sẽ tập trung triển khai các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá thời gian tới để đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô.

Các bộ, ngành cùng vào cuộc ngăn tình trạng 'lương chưa tăng, giá đã tăng'

Việc tăng lương cơ sở khiến dư luận lo ngại sẽ tác động tới giá cả thị trường. Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cùng vào cuộc triển khai đồng bộ các giải pháp để bình ổn giá cả thị trường, hạn chế tình trạng 'lương chưa tăng giá đã tăng'.

Thách thức đối với việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Ngày 3/6/2024, Học viện Tài chính phối hợp Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học 'Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024'.

Chuyên gia: Tác động của tăng lương cơ sở tới lạm phát không quá lớn

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh lương cơ sở chủ yếu diễn ra trong khu vực công nên tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn.

Chuyên gia: Tăng lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công nên sẽ không tác động lớn đến lạm phát

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, mặc dù lương cơ sở được tăng từ 1/7/2024, nhưng việc điều chỉnh lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chưa đến 8%). Bởi vậy, các tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn.

Lạm phát năm 2024 có thể chỉ ở mức 3,4%

6 tháng đầu năm 2024, lạm phát trung bình chỉ tăng 0,23%/01 tháng. Đáng chú ý, trong quý II, tốc độ tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình chỉ 0,1%/01 tháng. Nếu như tốc độ tăng CPI này được duy trì như trong quý II, thì lạm phát năm nay có thể chỉ ở mức 3,4%.

Theo sát giá cả để kiềm chế lạm phát

Cùng với tăng lương, biên động giá năng lượng và việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ là những áp lực lên lạm phát những tháng cuối năm.

Tăng lương tác động không quá lớn tới lạm phát

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, lương tăng từ ngày 1.7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công, có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chiếm chưa đến 8%) nên tác động tới lạm phát không quá lớn.

Hạn chế tăng giá hàng hóa sau đợt tăng lương: Giám sát niêm yết, công khai về giá

Lương cơ sở, lương hưu tăng từ ngày 1/7, lương tối thiểu vùng được dự kiến tăng vào nửa cuối năm 2024. Khả năng sẽ không tác động nhiều đến giá hàng hóa. Trước nỗi lo giá hàng hóa tăng 'té nước theo mưa', cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn.

Siết chặt kiểm soát, quản lý giá khi tăng lương cơ sở

Trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương.

Kiểm soát lạm phát, tránh 'té nước theo mưa' khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra cần có giải pháp tránh hiện tượng 'té nước theo mưa' khi lương cơ bản vừa tăng từ 1-7.