Huổi Một giữ gìn văn hóa truyền thống

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Huổi Một, huyện Sông Mã, luôn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Hết Tết, thầy cô giảng dạy nơi biên giới Pá Khoang chỉ mong trò đến lớp đầy đủ

Ở nơi đại ngàn biên giới Việt – Lào, ước mơ con chữ tại bản Pá Khoang được xây dựng từ chính những thầy, cô giáo người Mông đứng lớp.

Gian nan hành trình 'cõng' vaccine ngược núi

Ở những xã biên giới xa xôi, khó khăn của các tỉnh Tây Bắc, mỗi mũi vaccine đến được với người dân là rất nhiều nỗ lực của các 'chiến sĩ áo trắng'.

Đổi thay ở Sam Kha

Trở lại Sam Kha lần này, chúng tôi thấy có nhiều thay đổi, đường về trung tâm xã đã được rải nhựa, đường liên bản đang được bê tông hóa. Trên những sườn đồi, màu xanh của cây ăn quả đang ngày càng trải rộng, trên nương chỉ còn những diện tích lúa đặc sản để hướng tới trở thành sản phẩm OCOP; chăn nuôi gia súc được bà con chuyển từ thả rông sang nuôi nhốt chuồng, gắn với trồng cỏ làm thức ăn.

Đưa con chữ đến với người dân biên giới

'Trong nhiều năm qua, các đồng chí thầy giáo quân hàm xanh đã dạy rất nhiều lớp xóa mù chữ (XMC), được bà con tín nhiệm, tin yêu. Các thầy giáo quân hàm xanh đã có những đóng góp rất quan trọng, thiết thực trong công tác XMC, nâng cao dân trí ở khu vực biên giới'. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La khi trao đổi với phóng viên Báo Biên phòng về những đóng góp của BĐBP Sơn La trong công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới Tây Bắc Tổ quốc.

Lòng yêu nghề, mến trẻ trên đỉnh Phá Thóng

Phá Thóng là bản vùng cao khó khăn của xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nơi đây có một lớp học cắm bản dành cho 31 trẻ mầm non trong vùng. Không thể kể hết những gian nan, vất vả để đến được lớp cắm bản này, nhưng với các thầy, cô giáo, chỉ cần học sinh được đến lớp đầy đủ đã là niềm hạnh phúc vô bờ. Bao năm qua, các thầy, cô đã mang bầu nhiệt huyết 'gieo chữ' trên rẻo cao còn nhiều thiệt thòi, khó khăn này.

Gieo 'con chữ nảy mầm' nơi vùng cao Phá Thóng

Lên bản vùng cao Phá Thóng của xã Mường Và, huyện Sốp Cộp thật gian nan. Nơi đây nổi tiếng có những ngọn núi chọc trời, thời tiết khắc nghiệt và những tuyến đường gập ghềnh xuyên rừng, lên dốc... Song, những khó khăn đó, không cản được bước chân những thầy giáo, cô giáo nhiệt huyết 'cõng chữ' lên non.

Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy khảo sát việc thực hiện hương ước, quy ước tại huyện Sốp Cộp

Đoàn công tác của Ban Dân vận tỉnh ủy do đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, triển khai, thực hiện hương ước, quy ước đối với các bản đồng bào dân tộc Mông tại huyện Sốp Cộp.

Các giải pháp nâng cao chất lượng dân số ở vùng cao

Những năm qua, công tác dân số của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng dân số được cải thiện, tỷ lệ tăng dân số đạt, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cơ bản được đáp ứng... Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng cao vẫn đang là thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp và chính sách phù hợp.

Sam Kha tìm hướng thoát nghèo

Mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện tới cơ sở đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án tại địa bàn, song tỷ lệ hộ nghèo của xã Sam Kha hiện vẫn còn cao, chiếm tới 81,29%. Thoát nghèo vẫn thực sự là bài toán khó đối với xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn này của huyện Sốp Cộp.

Những tấm lòng nhân ái nơi miền biên giới

Ở miền biên giới Sốp Cộp còn nhiều khó khăn, có những người đã tự nguyện bỏ tiền của mình và vận động xã hội giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Họ là những thành viên Câu lạc bộ Thiện nguyện xanh (CLB), với những hành động nghĩa tình, nhân ái, đã và đang thắp lên niềm tin cho nhiều người kém may mắn, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để có được cuộc sống hạnh phúc.

Cảm phục những giáo viên 'bám bản' ở vùng cao

Không điện, không nước, điểm trường Huổi My hiện không có nhà công vụ cho giáo viên. Phòng ở đang phải ghép với phòng học bằng gianh, căng bạt tứ phía, bữa ăn cũng đạm bạc.

Trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ

Nằm cách trung tâm huyện Sốp Cộp gần 40 km, tại Trường Tiểu học Sam Kha (xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), các thầy cô giáo, ngoài công việc dạy chữ còn là người trực tiếp chăm lo ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú. Với các em, trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ.