Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Sở Y tế, thời gian qua, Chi bộ Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện công tác xây dựng Đảng, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng và đảng viên, tạo chuyển biến đồng đều trên các mặt. Đặc biệt, chi bộ lãnh đạo chuyên môn thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch về công tác dân số và phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Chi cục Dân số tỉnh trong những năm qua đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành các chương trình dân số trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhằm thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và xã thuộc địa bàn khó khăn năm 2024 (gọi tắt là chiến dịch) sẽ được ngành y tế - dân số trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp từ công tác chỉ đạo, truyền thông, kiểm tra, giám sát, thực hiện các dịch vụ đến công tác thống kê, báo cáo tiến độ. Qua đó, tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Nhân dịp Tháng hành động quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam 26/12, phóng viên Báo Quảng Trị có dịp trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Trương Hữu Thiện về chủ đề: 'Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước'.
Xác định người cao tuổi (NCT) luôn có vị trí quan trọng trong gia đình cũng như cộng đồng, những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, chăm sóc NCT, giúp họ phát huy vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của NCT ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện để các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và làm theo.
Ngày Dân số Thế giới 11/7/2023, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc lựa chọn chủ đề cấp thiết mang tính toàn cầu: 'Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta'. Mục đích của chủ đề nhằm kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng để đảm bảo quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, tạo ra một cuộc sống bình đẳng, hòa bình và bền vững hơn. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Trương Hữu Thiện về một số nội dung liên quan.
Thời gian qua, Quảng Trị đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án, hoạt động nâng cao chất lượng dân số. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình(CSSKSS/KHHGĐ), góp phần ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Từ đầu năm đến nay, ngành dân số - y tế và các đơn vị trong toàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/ KHHGĐ) đợt 1/2022 đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và xã thuộc địa bàn khó khăn. Bước đầu, chiến dịch đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH ở địa phương.
Xác định chăm sóc người cao tuổi (NCT) là trách nhiệm của toàn xã hội, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh nhiều chương trình, hoạt động thiết thực. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho NCT phát huy vị thế, vai trò và nội lực để sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/ KHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và xã thuộc địa bàn khó khăn ở Quảng Trị năm 2022 đã và đang được triển khai tích cực. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nói riêng về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS)/KHHGĐ; bảo vệ sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng và ổn định quy mô dân số, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về DS-KHHGĐ như Nghị quyết số 06/2010/NQHĐND; Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND; Nghị quyết số 45/2020/NQ-HĐND. Nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch về DS-KHHGĐ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Quảng Trị là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025. Để điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn của các cấp, ngành, địa phương trong thời gian tới.
Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi quốc gia, dân tộc, muốn tồn tại và phát triển đều phải lấy gia đình làm gốc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm là dịp tôn vinh truyền thống gia đình, mỗi người đề cao trách nhiệm nuôi dưỡng thêm những giá trị gắn kết, yêu thương đối với tổ ấm gia đình.
Thời gian qua, công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp, bước đầu đạt những kết quả tích cực. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông với hình thức, nội dung phong phú nên ngày càng có nhiều người dân nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về MCBGTKS, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch về dân số - kế hoạch hóa gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trong tình hình mới. Nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch về DS - KHHGĐ đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2020 có chủ đề 'Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững'. Dịp này, PV Báo Quảng Trị có cuộc trao đổi với bác sĩ TRƯƠNG HỮU THIỆN, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh về một số nội dung liên quan.
Khác với những năm trước, năm nay chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) đến vùng có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, vùng khó khăn ở Quảng Trị diễn ra trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chính vì vậy, ngành dân số - y tế và các đơn vị liên quan, địa phương trong toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để vừa triển khai chiến dịch đạt kết quả cao nhất, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.
Nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7/2020 bác sĩ TRƯƠNG HỮU THIỆN, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quảng Trị về chủ đề: 'Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại'.
Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và xã thuộc địa bàn khó khăn là một trong những giải pháp quan trọng, mang tính xã hội hóa cao, huy động được sự tham gia của nhiều ban, ngành, đoàn thể, sự vào cuộc tích cực của những người làm công tác dân số và cả cộng đồng xã hội. Qua đó, góp phần cải thiện, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giúp người dân tiếp cận gần hơn, có chất lượng hơn các dịch vụ về CSSKSS/KHHGĐ.
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND, ngày 29/7/2017 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm mục đích tiếp tục giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô DS ở mức hợp lí; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu DS, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu DS vàng; nâng cao chất lượng DS cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11, công tác DSKHHGĐ của tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, sự nỗ lực của ngành y tế - dân số tỉnh, công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt trong đó đã từng bước ổn định và giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.