Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo lợi thế từng vùng

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa tập trung. Sản lượng nhiều nông sản tăng vượt trội, đồng nghĩa với việc cần hình thành những vùng, khu nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền chặt, trong đó vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này tương xứng với tiềm năng, lợi thế của sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn

Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo nhóm liên kết chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) - hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn trong những năm gần đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN huyện trong việc cụ thể hóa các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Qua đó, chị em đã thay đổi tư duy, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Nông dân Gio Châu thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, cán bộ, hội viên nông dân xã Gio Châu (huyện Gio Linh) đã ra sức phấn đấu, thi đua, đưa phong trào phát triển mạnh mẽ và lan rộng, chất lượng ngày càng nâng cao. Hiệu quả từ thực hiện phong trào này đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống của Nhân dân, làm thay đổi diện mạo xã Gio Châu.

Huyện Thiệu Hóa thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế

Những tháng đầu năm 2021, huyện Thiệu Hóa tập trung triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên, Thiệu Hóa có điều kiện huy động các nguồn lực để hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới (NTM).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

PTĐT - Ngày 6/4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn...

Ban vận động ODA triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

Chiều 5.3, Ban vận động ODA tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có lãnh đạo các sở, ngành và UBND thành phố Hà Giang.

Hội thảo đánh giá thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA

Chiều 30.12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA - thuộc Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hà giang (WB7). Dự hội nghị có đại diện phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các huyện; đại diện nông dân các xã thực hiện thí điểm mô hình.

Nông dân hưởng lợi từ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) tỉnh Quảng Trị có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu'. Sau 3 năm triển khai, hợp phần 3 đã phát huy hiệu quả tích cực, 'tiếp sức' cho nông dân trong canh tác, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất rau VietGAP tại Đồng Văn

Trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate smart agriculture – CSA) trên cây rau với diện tích 6 ha tại xã Phố Cáo, Sủng Là và thị trấn Phố Bảng với sự tham gia chủ động của người nông dân từ lựa chọn giống, trồng, chăm sóc. Đặc biệt đối với điểm mô hình đã được cấp chứng nhận vùng sản xuất rau VietGAP.

Đánh giá hoàn thành hợp phần 3 'Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu'

Trong 2 ngày 8-9/12/2020, Ban Quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đánh giá hoàn thành hợp phần 3 'Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' dự án WB7 trên địa bàn tỉnh.

Chính sách hỗ trợ - động lực phát triển nông nghiệp

PTĐT - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, gắn với xây dựng NTM, bảo vệ môi trường, cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh đã chủ động ban hành nhiều chính sách...

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi còn nhiều khó khăn

Theo số liệu của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi, gồm: 544 hồ chứa, 1.345 đập dâng, 80 trạm bơm, 26 trạm thủy luân. Tổng số kênh mương có 3.723 km, đến hết năm 2019 kiên cố hóa được 1.870 km. Hệ thống công trình thủy lợi hiện cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất cho 53.000 ha, trong đó có 39.100 ha lúa, 12.700 ha màu, 2.300 ha cây ăn quả... Diện tích cây hàng năm được tưới chủ động đạt gần 46%.

Sức vươn của một hợp tác xã kiểu mới

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập. Điển hình như ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh- 1 trong 3 đơn vị đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu đầu tiên trên toàn tỉnh.

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ

Được sự hỗ trợ của Dự án WB7 về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA), trong năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý gốc rạ. Bước đầu mô hình đã nhận được sự đồng thuận, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất của người nông dân.

Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh

PTĐT - Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đang được triển khai ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta. Tại Phú Thọ, Dự án được triển khai từ năm 2014, gồm 4 hợp phần: Trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA).

Đánh giá tiến độ triển khai các dự án ODA

Sáng 29.6, tại UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT, nhằm đánh giá tiến độ triển khai các dự án ODA.

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngày 24.5, tại trụ sở Tỉnh ủy, các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp xã giao ngài Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cùng các cán bộ, chuyên gia cao cấp của WB.

Ứng dụng giống lúa mới trong sản xuất nông nghiệp thông minh

Với sự hỗ trợ của Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới', Quảng Trị được tham gia hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' (CSA). Qua 12 vụ triển khai, những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo các mô hình của dự án đưa ra đã khẳng định được tính hiệu quả và nông dân hưởng lợi bắt đầu thích ứng để nhân rộng. Đối với cây lúa, ngoài các biện pháp kỹ thuật về làm đất, bón phân, chăm sóc thì giống mới cũng được dự án quan tâm đầu tư nhằm chọn ra những giống tối ưu phù hợp với đồng đất Quảng Trị và được thị trường ưa chuộng.

Xây dựng được Bộ quy trình kỹ thuật thực hành CSA cho các đối tượng cây trồng chính

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện tại Quảng Trị hơn 3 năm qua, đến nay sắp kết thúc. Để rõ hơn hiệu quả của dự án này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị.

Triển vọng từ cây lạc áp dụng mô hình CSA ở Hợp tác xã Duy Viên

Mô hình 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Quảng Trị tổ chức thực hiện trên cây lạc tại Hợp tác xã (HTX) Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh vụ đông xuân 2019-2020, đến nay sắp cho thu hoạch.

Thực hành nhân rộng CSA trên cây hồ tiêu ở Gio An

Mô hình thực hành nhân rộng trên cây hồ tiêu được triển khai tại xã Gio An, huyện Gio Linh thuộc hợp phần 3 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) của 'Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7).

Trồng dưa hấu theo mô hình thích ứng biến đổi khí hậu ở Cổ Mỹ

Vụ đông xuân 2019-2020, Hợp tác xã (HTX) Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh triển khai thực hiện mô hình nhân rộng 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) trên cây dưa hấu đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Lúa đông xuân mô hình CSA nhân rộng chính phát triển tốt

Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, vụ sản xuất đông xuân 2019-2020, nông dân các hợp tác xã (HTX) trong tỉnh đã sản xuất hơn 704 ha lúa theo mô hình nhân rộng chính 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) đang phát triển tốt. Đây là nội dung quan trọng của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tại Quảng Trị.

Hợp tác xã cần tự đổi mới để góp phần xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi làm cho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để đạt được các tiêu chí về xây dựng NTM, phát triển kinh tế là một tiêu chí hết sức quan trọng, là nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, yếu tố quyết định để thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Ở nông thôn, lĩnh vực điều hành và tổ chức sản xuất do các HTX nông nghiệp đảm nhiệm. Do vậy, để góp phần xây dựng NTM, các HTX nông nghiệp- được xem là 'bà đỡ' của người nông dân- cũng phải tự đổi mới để thích ứng với thực tiễn và tổ chức sản xuất hợp lý để đem lại hiệu quả cao.

140 ha rau, củ Tượng Sơn 'nói không' với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh, 4 mẫu rau, củ, quả tại vùng sản xuất của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà) đều âm tính với các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp ở Vĩnh Linh

Năm 2019, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Linh đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông thôn được quan tâm đầu tư; chính sách phát triển thủy sản, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia được chú trọng; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tăng cao so với các năm trước. Kết quả này mở ra triển vọng cho sản xuất nông nghiệp của địa phương những năm tiếp theo phát triển theo hướng hàng hóa giá trị cao và bền vững.

Đẩy nhanh việc nhân rộng các mô hình CSA

Qua 4 vụ triển khai thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Quảng Trị cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân các vùng dự án được nâng cao thông qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình, góp phần đưa năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường. Do vậy, giai đoạn tới cần đẩy nhanh việc nhân rộng các mô hình CSA.

Nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp cho người dân

Hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới ( WB7) đã hỗ trợ xây dựng 15 mô hình ứng dụng thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) với tổng diện tích gần 167 ha, bao gồm 6 mô hình CSA thâm canh cây lúa, 6 mô hình CSA thâm canh cây màu, 1 mô hình CSA thâm canh cây rau và 2 mô hình sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Thực hiện dự án này người dân luôn được nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.

Mô hình CSA hỗ trợ lớn cho vụ đông xuân

Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời điểm này nông dân các HTX trong tỉnh đã đăng kí sản xuất hơn 700 ha lúa, 38 ha lạc, 16 ha rau… theo mô hình 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) với hơn 3.000 hộ tham gia vụ sản xuất đông xuân 2019-2020. Đây là nội dung quan trọng của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tại Quảng Trị.

Thâm canh cây đậu xanh

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị vừa tổng kết mô hình nhân rộng CSA thâm canh cây đậu xanh vụ hè thu tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh. Đây là một trong những nội dung thực hành nhân rộng mô hình CSA thuộc hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) Quảng Trị.

Tưới nước tiết kiệm trên cây tiêu

Mô hình thực hành 'Sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm' được triển khai tại hai xã Vĩnh Kim và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh thuộc hợp phần 3 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) của 'Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7).

Nhiều giống rau mới cho thu nhập cao

PTĐT - Có kinh nghiệm trồng rau hàng chục năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kết ở khu 21, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao mỗi năm thu trên 30 triệu đồng từ sản xuất rau vụ đông. Gần 2 năm trở lại đây, bên cạnh các loại rau truyền thống, bà đã tìm hiểu và đưa vào trồng một số loại rau mới, có năng suất, chất lượng cao như cải mỡ xanh, rau bí ngọt, cà chua F1, bắp cải Hà Lan…

Sử dụng giống ngô mới đem lại năng suất, chất lượng cao

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị vừa chỉ đạo thực hành mô hình CSA nhân rộng trên cây ngô tại HTX Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, có 130 hộ nông dân tham gia. Đây là bước thực hành của dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp, hiện đại hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục công trình thủy lợi xuống cấp

PTĐT - Chiều nay 20/11, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, cho ý kiến chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở, xuống cấp...