Công trình kè dài trên 1,4 km, được thực hiện từ năm 2018, nhằm cấp bách bảo vệ bờ biển Ðông khu vực phía Tây cửa biển Rạch Gốc, thuộc Xã Phan Ngọc Hiển. Tuyến kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng, do Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.
Sau bao lần hợp - tách, lần gần nhất cũng cách nay 28 năm thời chung tên tỉnh Minh Hải, Cà Mau - Bạc Liêu như anh em ruột thịt, nay về chung một nhà với tên gọi Cà Mau.
Ðầu tư phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Triển khai thực hiện, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, cũng như chuẩn bị khởi công..., thực sự tạo đột phá không chỉ cho hạ tầng giao thông mà còn giúp kinh tế - xã hội (KT-XH) bứt tốc.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.
Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.
Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.
Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.
Khai thác, đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.
Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thủy quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.
Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự đồng thuận, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể người dân và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển.
Trong số các tỉnh thành, duy nhất có một tỉnh ba mặt đều giáp biển, đó là tỉnh nào?
Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.
Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về thành tựu nổi bật trong trong quan hệ hai nước cũng như kỳ vọng về hợp tác trong thời thời gian tới.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình khẳng định, hiện nay là thời điểm thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới ở tầng mức cao hơn, sâu sắc và thực chất hơn.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa thiên nhiên với tần suất ngày càng tăng và cường độ mạnh hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, các thảm họa thiên tai đang có xu hướng gia tăng với tần suất thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Thiệt hại bởi thiên tai cũng ngày càng lớn, không chỉ ở những khu vực đang phát triển, mà còn ở cả những nơi có hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện.
Nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử Việt Nam và đảng viên Ðảng Cộng sản Anh, ông Kyril Whittaker, đánh giá những thành tựu chính trị, kinh tế-xã hội và ngoại giao của Việt Nam là nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tỉnh Phú Yên phát huy ý nghĩa lịch sử của sự kiện, của đoàn tàu không số, của đường Hồ Chí Minh trên biển và chú trọng gìn giữ, tôn tạo Di tích Bến Vũng Rô, có phương án bảo vệ, khai thác hiệu quả, cũng như giới thiệu, quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa của Phú Yên và đất nước đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Bảo tàng tỉnh Cà Mau vừa kết hợp Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Tân tổ chức trưng bày hình ảnh, tư liệu 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý' tại xã Phú Tân. Ðến dự có lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và hơn 70 em học sinh Trường THCS Phú Tân.
Suốt 15 năm qua, việc giữ đất trước tình trạng sạt lở ven sông, ven biển nơi cực nam Tổ quốc chưa lúc nào ngơi nghỉ. Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp, cách làm khác nhau nhưng sạt lở chỉ giảm chứ chưa thể khắc phục hoàn toàn…
Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...
Bảo tàng tỉnh vừa kết hợp Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Tân tổ chức trưng bày hình ảnh, tư liệu 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý' tại xã Phú Tân. Ðến dự có lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và hơn 70 em học sinh Trường THCS Phú Tân.
Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.
Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.
Sáng 23/10, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo năm 2024 tại thành phố Ðà Nẵng.
Là mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, được thiên nhiên ưu đãi nhiều món quà vô giá, Mũi Cà Mau là nơi tiếp giáp giữa 2 dòng hải lưu biển Ðông và biển Tây, tạo thành vùng bãi bồi rộng lớn. Phù sa màu mỡ đã hình thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với cánh rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam, là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...
Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.
Ngày 15/10, tại Trụ sở Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ngài Chang Ho-jin, Cố vấn đặc biệt về Ngoại giao, An ninh của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Theo nhận định của Ðài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.
Sáng 7/10, lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp đã được tổ chức trọng thể tại Ðiện Invalides ở thủ đô Paris.
Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).
Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.
Bão số 3, một siêu bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên khu vực Biển Ðông đổ bộ vào các tỉnh phía bắc đã gây nhiều thiệt hại tại nhiều địa phương, nhất là tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Tính đến tối 9/9, bão số 3 đã làm 58 người chết, 40 người mất tích và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, cơ sở hạ tầng tại các địa phương.