Độc đáo ẩm thực của người Jrai làng Hăng Ring

Với nguyên liệu hoàn toàn 'cây nhà lá rừng', dân làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê) đã có một cuộc trình diễn ẩm thực độc đáo trong chương trình 'Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển' diễn ra mới đây.

Xoang đám ma của người Bahnar

Nói đến xoang Tây Nguyên, một số người sẽ liên tưởng đến việc nhiều người cùng nắm tay tạo thành vòng tròn, nhún nhảy theo nhịp chiêng, hòa trong không khí vui tươi, nhộn nhịp. Tuy nhiên, người Bahnar còn có xoang đám ma với mục đích chia buồn với gia đình có người qua đời.

Cây nêu trong đời sống của người Ê Đê

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, được người Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Đẩy mạnh kết nối du lịch các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hải Phòng

Tại TP Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 03 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum phối hợp Sở Du lịch Hải Phòng tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch với chủ đề: 'Một chuyến đi, nhiều điểm đến'.

Bảo vệ di sản góp phần định vị thương hiệu quốc gia

Phát huy giá trị những di sản văn hóa phi vật thể cũng là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Lễ Et kơ mai của đồng bào Bahnar

Với đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai, lễ Et kơ mai (cắt đứt duyên phận với người đã khuất) có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp có vợ hoặc chồng chết đi, khi chưa làm lễ Et kơ mai mà đã có người 'ưng ý' để đi bước nữa thì sẽ bị con cái oán trách, cộng đồng lên án; họ hàng quay lưng, xem như người xa lạ.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, dân số toàn tỉnh khoảng 1.296.906 người với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 24,1%: K'Ho, Mạ, Chu Ru... Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng tạo nên tính đa dạng và phong phú trong không gian văn hóa chung của tỉnh.

Già Alăng Ró với niềm đam mê tạc tượng gỗ của đồng bào Cơ Tu

Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ 'Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh' do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.

Học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16 nghiên cứu thực tế tại Gia Lai

Chiều 14-9, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai có buổi làm việc với đoàn học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đi nghiên cứu thực tế tại Gia Lai.

Giữ 'lửa' nghề truyền thống

Bằng đôi bàn tay tài hoa, nhiều nghệ nhân Jrai, Bahnar đã biến những khúc gỗ, thanh tre vô tri thành vật dụng hữu ích, chung tay giữ 'lửa' nghề truyền thống và góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tượng nhà mồ Tây Nguyên: Phong phú, đặc sắc

Mỗi khi có dịp đến với vùng đất Tây Nguyên, đâu đó chúng ta tình cờ nhìn thấy những tượng gỗ dân gian, tượng nhà mồ với nhiều sắc thái khác nhau được đặt ở cổng làng, khu vực nương rẫy hoặc ở khu nhà mồ của các dân tộc thiểu số bản địa. Tượng nhà mồ thường được thể hiện rất sinh động, mỗi bức đều có ý nghĩa riêng; trong đó, tượng nhà mồ của các dân tộc Bahnar, Jrai, Ê Đê… được tạc khá phong phú và đặc sắc.

Kút na: Biểu tượng độc đáo trong kiến trúc nhà mồ của người Chăm H'roi

Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) là nơi tập trung đông người Chăm H'roi sinh sống với 185 hộ. Cận cư với người Jrai Mthur từ lâu nên các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân có những tương đồng nhất định, biểu hiện rõ nét nhất là qua kiến trúc và các biểu tượng trang trí ở nhà mồ, trong đó có kút na-chiếc cột được dựng riêng cho những người có công trong việc lập buôn.

Những chuyến về làng

Hồi mới lên Tây Nguyên, tôi thường về làng. Một mặt, nó như đi chơi, chứ hồi ấy cũng chưa có ý thức nghiên cứu tìm hiểu gì, cái chính là giải quyết cái sự... đói. Về làng được ăn no hơn, có rượu cần uống, giỏi hơn thì còn được ăn thịt gà.

Bất tử lời tiễn biệt người đi

Xưa nay, Tây Nguyên là vùng đất kỳ thú. Trong rất nhiều giá trị tạo nên diện mạo văn hóa đặc sắc không thể lẫn lộn ấy, lời khấn bỏ mả là một đóng góp.

Độc đáo Lễ Pơ thi của người Jrai

Khi những hạt lúa vàng ươm chất đầy kho cũng là lúc đồng bào Jrai ở Gia Lai tổ chức lễ Pơ thi, nét văn hóa đặc trưng của người địa phương nơi đại ngàn nắng gió.

Người Chăm trên đất Phú Yên

Phú Yên hiện có gần 20.000 người dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu ở các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Họ duy trì nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình trong nếp sống hàng ngày.

Lễ Pơ Thi của người Jrai ở Tây Nguyên

Khi những hạt lúa vàng ươm chất đầy trong kho cũng là thời điểm người đồng bào Jrai ở Gia Lai tổ chức lễ Pơ Thi.

Tưng bừng Ngày hội văn hóa các dân tộc trên cao nguyên Gia Lai

Phố núi Pleiku những ngày giữa tháng 4 trở nên sôi động, rộn ràng với Lễ hội văn hóa đa sắc màu dân tộc. Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần II – 2023 với những màn trình diễn ấn tượng, tôn vinh di sản văn hóa, để lại trong lòng công chúng và du khách những ấn tượng sâu đậm, khó quên.

Bừng thức buôn cổ: Nhịp buôn làng

Trong dòng chảy nhộn nhịp của đô thị, buôn cổ người Êđê mang dáng dấp riêng. Không khói bụi, ồn ào náo nhiệt, ở đó là sự trong lành của thiên nhiên, những nhịp điệu no ấm của buôn làng hay âm thanh du dương từ nhạc cụ truyền thống. Những thanh âm ấy xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió từ bao giờ không ai biết, nhưng nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống của người bản địa nơi đây.

Văn hóa Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Với dân tộc Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý, là tài sản có giá trị và luôn gắn bó chặt chẽ với nghi lễ của đồng bào.

Thổi hồn vào gốc cà phê

Những tác phẩm mỹ nghệ được chế tác từ cây cà phê với nhiều sắc thái, câu chuyện đậm chất văn hóa truyền thống tại Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã để lại cho người dân và du khách những ấn tượng đẹp. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã thổi hồn vào thớ gỗ, biến những gốc cây cà phê xù xì thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Độc đáo hội thi chế tác tượng gỗ từ cây cà phê

Hội thi chế tác mỹ nghệ từ cây cà phê lan tỏa tinh thần sáng tạo của các nghệ nhân và tạo hiệu ứng giữ gìn bảo tồn văn hóa, nghệ thuật của con người Tây Nguyên.

Lễ pơ thi-giải phóng linh hồn người chết về cõi Atâu

Theo quan niệm của người Jrai, để giải phóng người sống khỏi mọi sự ràng buộc với người chết, họ sẽ làm lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ pơ thi. Sau nghi lễ này, linh hồn người chết sẽ thực sự về với thế giới thần linh (Atâu).

Tây Nguyên rộn ràng tiếng cồng chiêng

Những ngày này, tại nhiều buôn làng Tây Nguyên đang bước vào mùa lễ hội quan trọng và lớn nhất trong cộng đồng cư dân bản địa nơi đây. Tại huyện Chư Păh (Gia Lai), dân làng tạm gác lại mọi việc để cùng đánh chiêng, uống rượu cần, múa hát trong lễ pơ thi (bỏ mả).

Gia Lai: Đặc sắc lễ bỏ mả của người Jarai - đưa linh hồn người chết về cõi Atâu

Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ pơ thi - nghi lễ quan trọng, phản ánh đậm nét đời sống tâm linh của người Jarai để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người chết. Sau lễ bỏ mả, linh hồn người chết sẽ thực sự về với thế giới thần linh (Atâu) theo truyền thống của người Jarai.

'Sức mạnh mềm' của lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số(DTTS) ở nước ta đã tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Đây được ví như 'kho tàng' quý báu góp phần làm giàu nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt

Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX, sáng 20-12, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển lãm 'Không gian hoa-Tượng gỗ Tây Nguyên'. Triển lãm mở cửa cho khách tham quan đến ngày 25-12-2022.

Lên Tây Nguyên xem tượng lạ

Ấn tượng nhất là tượng cây mô tả lễ hội hóa trang với những chiếc mặt nạ để 'chiến đấu' hoặc lừa phỉnh ác ma.

Tượng lạ ở Tây Nguyên

Vườn tượng Tây Nguyên ven hồ Xuân Hương thơ mộng thu hút rất đông người dân Đà Lạt và du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, đặc biệt là cụm tượng cây hiếm hoi với những triết lý nhân sinh sâu sắc.