Đến với bài thơ hay: Tiếng lòng hiếu thảo

Mẹ là đề tài, nguồn cảm hứng vô tận đối với các văn nhân, thi sĩ và nhạc sĩ.

Đôi điều về bài thơ 'Ru bão'

Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ 'Ru bão' của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta 'ru con' hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với 'ru em', 'ru anh'… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại 'ru bão'.

Tình mẹ như suối nguồn chảy mãi

Thử hỏi trên đời này, có tình yêu nào thiêng liêng hơn tình mẹ, có ngọt ngào nào hơn những bế ẵm thuở nằm nôi cùng những điệu hát, lời ru dìu dặt à ơi đưa con vào giấc ngủ? Những gần gũi, giản dị ấy như mạch nguồn cứ tự nhiên mà ngấm, mà lắng đọng, mà cồn cào yêu thương…

Bâng khuâng khói bếp chiều quê

Tuổi thơ tôi lớn lên cùng rạ rơm, khói bếp. Nhớ đến nao lòng mùi khói bếp trong gió chiều, phảng phất trên mái tranh quê, hòa quyện đất phèn chua mặn mùi cây cỏ, mùi đằm của nắng trong rơm, trong rạ, trong cái dư vị cay nồng của hồn quê da diết…

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm 'Cánh đồng tuổi thơ', tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...

Quà cho tuổi nhỏ

Khi những tập thơ nhỏ nhắn và xinh xắn được đến tay những bạn đọc nhỏ tuổi, thì tác giả của nó đã trở thành người thiên cổ. Đó là trường hợp của hai tập thơ dành cho thiếu nhi vừa được xuất bản: Cháu là cổ tích (Đoàn Vị Thượng) và Những lời của hoa (Lâm Thị Mỹ Dạ).

Soạn giả Phương Nhựt: Thương lắm Đức Hòa Đông!

Tôi về quê em xứ Đức Hòa Đông/Vì nơi ấy có mẹ trông, em đợi/Một làng quê tình người cao vời vợi/Vượt qua đói nghèo vươn tới tương lai.Nếu ai là người con xa quê hoặc bạn bè có dịp đến đây vài mươi năm trước thì ngày nay khó nhận ra Đức Hòa Đông thuở ấy. Nếu như ngày trước, đường xe bò mưa sình, nắng bụi, quanh co khắp xóm thì ngày nay đã được thay bằng đường bêtông, xe bốn bánh vào tận sân nhà. Đức Hòa Đông bây giờ gần như đô thị hóa nông thôn. Nói là nói vậy thôi chứ ở đây vẫn còn những ruộng đậu phộng xanh rờn, còn đó những nông dân một nắng hai sương trên rẫy bắp,... và vẫn văng vẳng đâu đây tiếng võng tre kẽo kẹt mỗi trưa, chiều với lời ru hời của bà, của mẹ cho trẻ thơ nồng nàn giấc ngủ. Hơn 20 năm tôi mới có dịp về lại Đức Hòa Đông để thăm người anh, người đồng nghiệp - soạn giả Phương Nhựt và cảm nhận sự đổi thay ở quê anh trong lần trở lại.

Âm nhạc và nghệ thuật ngoại giao mềm

Trong thế giới âm nhạc đầy mê hoặc, tôi tìm thấy niềm say sưa không ngừng nghỉ trong việc sưu tầm những đĩa hát cổ và các tác phẩm âm nhạc có giá trị lịch sử. Trong kho báu âm nhạc ấy, có một đĩa hát mà tôi trân trọng và tự hào nhất - 'Tiếng hát Việt Nam'. Album này, sản xuất bởi Trung tâm Âm nhạc Nhật Bản vào năm 1978, bao gồm 13 tác phẩm âm nhạc Việt Nam, được thể hiện qua giọng ca và nhạc cụ của các nghệ sĩ Việt Nam. Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là biểu tượng của nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo, chân thành và thiện chí mà Việt Nam muốn gửi gắm đến bạn bè quốc tế.

À ơi khúc hát ru hời

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.

Nghệ nhân Ma Đình Sung - Người làm báu vật ở làng then

Nghệ nhân Ma Đình Sung - Người làm báu vật ở làng then

Dưới mái hiên nhà…

Ai như dáng mẹ bên hiên đợi chờ…

Lời hát ru tìm về

Mùa Xuân xưa con lớn lên trong lời ru của mẹ, bên bếp lửa hồng. Xuân nay con xa nhà, vui cái Tết không mẹ kề bên, thèm lắm được nghe tiếng ru hời.

Đóa hồng nhung cho em

Người xưa thường đề thơ lên tranh vẽ (bởi sự đồng cảm, như một thú vui tao nhã), còn với Phan Bá Ngọc thì khác, cùng lúc anh vừa làm thơ vừa vẽ tranh (tựa như đứa con song sinh). Điều đó được thể hiện rõ, đậm nét, nhất quán, xuyên suốt tác phẩm 'Đóa hồng nhung' của anh. Có thể xem đây là hiện tượng mới, lạ (không hẳn là đề tài, mà ở ý tưởng và cấu trúc) người đọc ít gặp.

Ngoài hiên có chiếc chõng tre (Tản văn)

Chiều nay đi làm về, chưa kịp vào nhà mẹ đã hỏi: Con thấy nhà mình có gì khác không? Ta nhìn quanh quẩn rồi bất chợt thảng thốt, rưng rưng xúc động không nói nên lời khi ở hiên ngoài mới đặt chiếc chõng tre. Mẹ bảo: Thấy ông ở xóm trên chở một xe đầy những thúng mủng, thang, chõng... làm từ tre đi bán rong nên mẹ mua chiếc chõng để ngoài hiên ngồi hóng mát. Chõng tre không biết ông làm mấy ngày, nguyên liệu bao nhiêu mà chỉ bán có mấy trăm nghìn. Mẹ ơi! Mẹ đâu biết chỉ mấy trăm nghìn thôi, mẹ đâu chỉ mua một vật dụng mà còn mua được một miền kỷ niệm xa xưa. Ngồi lên chiếc chõng tre còn ngai ngái mùi bùn, váng vất mùi khói mà lòng rưng rưng thương nhớ đong đầy.

Nhớ tiếng ru hời...

Nhà bên dòng sông thơ mộng, mùa hè thả mình trong những cơn gió nồm lồng lộng, thỏa thuê bơi lội giữa dòng nước xanh trong. Thời khắc chuyển mùa là đì đoàng những cơn mưa nguồn chớp bể, tôi háo hức nhìn dòng nước đục ngầu chở đầy phù sa đổ về từ thượng nguồn.

'Mẹ và lời ru'

Ai cũng sinh ra và lớn lên từ lời ru của mẹ, lời ru theo ta suốt những năm tháng cuộc đời. Khắc ghi và trân trọng những tiếng ru hời, nhạc sĩ Nhất Sinh đã viết ca khúc 'Mẹ và lời ru' để thể hiện tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ.

Mùa của yêu thương

Thu về ngập ngừng giữa đất trời, trên từng cây lá, cỏ hoa. Điệu khép nép như cô gái độ tuổi xuân thì. Thu mảnh dẻ trong bộ xiêm y mỏng manh, bước chân êm, tiếng thì thầm ngọt ngào như tiếng yêu đôi lứa. Để rồi ta nhận ra… chính mùa thu đã kết nối những trái tim yêu, đã giúp ta trao đi những thương mến thiết tha, ấm nồng.

Khơi nguồn dòng chảy văn hóa Việt qua thế giới cổ tích

Ngày 15/8, tại Hà Nội, dự án Đồng dao cổ tích đã chính thức ra mắt công chúng nhằm Khơi mở dòng chảy của văn hóa và tâm hồn Việt từ trong thế giới của cổ tích

Mùa hè cổ tích

'Bà ơi, cổ tích là gì hả bà?'

Lời ru - 'Hát nuôi phần hồn'!

Theo nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Ohio (Mỹ) thì thai nhi tuy nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng nhưng đã bắt đầu nghe được tiếng động từ tháng thứ 4 (dù đến tháng thứ 6 tai nghe mới hoàn thành). Nếu có sự kích thích của âm thanh 5 giây sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhịp tim thai nhi dài 1 tiếng đồng hồ. Trong đó giọng của mẹ quan trọng nhất nhờ cường độ vừa đủ truyền theo cơ thể đi thẳng vào tử cung.

Sáng tác

Khúc ru Côn Đảo

Mùi mồ hôi của mẹ

Tính đến hôm nay tôi đã xa vòng tay mẹ hơn hai mươi năm có lẻ. Lạ thay mỗi lần nhớ về mẹ, mùi mồ hôi của mẹ lại thoảng qua trong ký ức của tôi. Đó là một mùi hương thật dịu dàng, luyến lưu khó có thể nào mà quên được.

Chặng đường thơ 10 năm của Minh Hạ

Có thể Minh Hạ đã sáng tác trước đó nhiều năm, nhưng chỉ 7 năm (2013-2020), số tập thơ chị ra mắt bạn đọc là một nỗ lực lao động thơ đáng nể của cái tuổi tròn 70 của chị (sinh năm 1953). Có yêu thơ lắm mới lao động bền bỉ như vậy và một vinh dự xứng đáng là được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam thời gian gần đây. Nhà văn nữ ở Đồng Nai được vào Hội Nhà văn không nhiều, là người sáng tác thơ được xem xét, làm hồ sơ thơ kết nạp lại càng ít hơn. Minh Hạ - tên thật là Phạm Thị Hệ, được đứng vào hàng ngũ nhà thơ nữ là niềm vui cho giới sáng tác nói chung và những người làm thơ nói riêng ở Đồng Nai.

Những con đường mang khát vọng đổi mới ở huyện Mai Châu: Bài 2 - Mở đường 'xuyên mây', tạo động lực cho sự phát triển

Thực hiện phương châm 'giao thông đi trước, tạo động lực cho sự phát triển của huyện', trong những năm qua, huyện Mai Châu đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo, đồng bộ nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của huyện.

Thơ xuân

Chào Xuân

Kính tặng mẹ yêu

Báo Giáo dục và Thời đại trân trọng giới thiệu bài thơ: 'Mẹ!' của tác giả Võ Thị Thanh Hoa - Phó Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Phú Thọ.

Tình tự quê hương qua thơ Hoàng Thân

Một trong những điều làm nên vẻ đẹp trong thơ Hoàng Thân (tên thật là Trịnh Quang Thân) là sự kết tinh những nét đẹp của quê hương, những con người mộc mạc của làng quê mà anh đã nghiệm ra trong những tháng năm hiện hữu của đời mình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên từ tập thơ đầu tay 'Nguyên màu thời gian' (2016) đến các tập thơ tiếp theo như 'Miên khúc' (2018), 'Dòng lữ thứ' (2019), 'Trầm tích' (2020) đều mang hoài niệm, mà ở đó những nuối tiếc, nhớ thương luôn chất chứa trong tâm hồn thi nhân.