Dẫu nắng mưa hay gió rét, những người lính biên phòng Lai Châu vẫn ngày đêm lặng lẽ giữa trời đất biên cương, kiên gan bám giữ cương thổ địa đầu, dựng lên lớp thành trì che chắn, giữ gìn mảnh đất thiêng nơi cực Tây Bắc Tổ quốc. Các anh còn làm thêm một nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy cao cả nữa: an cư cho dân.
Trở thành đảng viên, được bà con bầu làm trưởng bản rồi làm Bí thư Chi bộ bản, anh Pờ Lò Hừ luôn nỗ lực giúp bà con phát triển cả kinh tế và văn hóa, xã hội. Với tâm niệm phải làm sao cho bản mình hết khổ, người dân hết nghèo, ngày càng tiến bộ, anh đã không nề hà bất kể việc gì. Với bà con anh đã là một ngọn cờ tiên phong, dẫn đường để bản làng ngày càng no ấm.
Ở xã vùng cao, biên giới Pa Ủ này, người như anh Pờ Lò Hừ không chỉ là người nổi tiếng mà còn là một biểu tượng. Bà con nhìn anh với ánh nhìn ngưỡng mộ, thán phục và tuyệt đối tin tưởng. Lời anh nói, cách anh làm như như ngọn cờ tiên phong, ánh sao sáng trên đỉnh núi, cần mẫn, hàng giờ chỉ lối cho bà con nơi đây thoát kiếp lang thang, đói nghèo và lạc hậu.
Người đời thường dùng thành ngữ 'hai bàn tay trắng' để nói về ai đó lập nghiệp ở con số không. Nhưng với Lò Hừ, anh còn phải lập nghiệp từ con số âm. Thế nhưng, với khát vọng vươn lên, lại được Đảng điểm hóa, anh đã rũ bùn đứng dậy thành công. Hôm nay, người ta thường nhắc đến Pờ Lò Hừ như kể về một huyền thoại giữa đời thường, như một hình tượng cho ý chí, nghị lực, cũng là để bảo nhau nhớ về công ơn của Đảng.
Nhằm chia sẻ khó khăn với quân nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn và người dân nghèo nơi biên giới, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương xây tặng các căn 'Nhà đồng đội', nhà 'Đại đoàn kết'. Mỗi căn nhà 'Đại đoàn kết', 'Nhà đồng đội' hoàn thành và trao tặng cho quân - dân nơi biên giới giúp các gia đình vơi bớt khó khăn trong cuộc sống; thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lực lượng BĐBP và tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng; tạo điều kiện để các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn an tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao; là động lực giúp các hộ dân nghèo nỗ lực lao động sản xuất, tự lực vươn lên, thoát nghèo bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong mỗi trái tim của người Việt Nam luôn đỏ rực một tình yêu đất nước. Khi đất nước lâm nguy, tình yêu đó lại được nhân lên gấp bội. Với những người lính biên phòng Lai Châu, bất kể khi nào, tình yêu đất nước cũng thường trực trong mỗi phút giây, mỗi việc làm trên từng ranh giới quốc gia. Và bởi thế, khó khăn vì địa hình xa xôi, rừng núi hiểm trở hay vô vàn cản trở khác thì mỗi cột mốc đối với những người lính ấy cũng đều là tài sản vô giá phải bảo vệ.
Trong 2 ngày (4-5/10), tại bản Tân Biên, xã Pa Ủ và bản Phìn Khò, xã Mù Cả (huyện Mường Tè), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức lễ khánh thành 'Nhà đồng đội' cho 2 đồng chí: Đại úy Giàng A Tráng - Quân nhân chuyên nghiệp, Phó Đội trưởng Vũ trang; Thượng úy Phạm Minh Lượng - Quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên Trinh sát (Đồn Biên phòng Pa Ủ).
Ngày 28/9, Nhóm kết nối yêu thương (thành phố Hà Nội) phối hợp với Đoàn thanh niên Công an tỉnh, Công an huyện Mường Tè, Đồn biên phòng Pa Ủ (huyện Mường Tè) tổ chức chương trình thiện nguyện 'Ươm mầm xanh biên giới' tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBT TH) Pa Ủ (huyện Mường Tè).
Đồn Biên phòng Pa Ủ đứng chân trên địa bàn xã Pa Ủ (huyện Mường Tè) được giao quản lý và bảo vệ trên 28km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Với quyết tâm xây chắc thế trận biên phòng trong lòng dân, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên phòng Pa Ủ đã vượt qua những khó khăn, trở ngại thực hiện tốt công tác dân vận, xây dựng tình đoàn kết quân dân, thực hiện hiệu quả công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Ngày 3/7, tại huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đại đội quản lý biên giới Kim Bình (Trung Quốc) do đồng chí Hạ Quân Phong, Đại đội trưởng, Cảnh đốc cấp II làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu các đồn Biên phòng: Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Hua Bum, Pa Tần, Huổi Luông, Dào San, Vàng Ma Chải, Sì Lờ Lầu, Sin Suối Hồ, Ka Lăng, cửa khẩu Ma Lù Thàng (BĐBP Lai Châu, Bộ Tư lệnh BĐBP Việt Nam) do Trung tá Nguyễn Minh Đức, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Ủ làm trưởng đoàn đã tiến hành Hội đàm công tác nghiệp vụ 6 tháng đầu năm 2024.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đội ngũ người có uy tín có vị trí quan trọng, có sức ảnh hưởng sâu rộng, lan tỏa trong cộng đồng dân cư; đóng vai trò là cầu nối truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
Những ngày đầu Xuân, trong tiết trời còn se lạnh, chúng tôi đi qua những con đường đèo dốc ngoằn ngoèo, hiểm trở đến với Thu Lũm. Chúng tôi phải di chuyển gần 8 giờ đồng hồ bằng xe ô tô từ trung tâm thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu mới đến được nơi đây. Thu Lũm là xã biên giới xa xôi thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, tiếp giáp với Trung Quốc, nơi đây có 15 cột mốc biên giới.
Sau nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước đã giảm 1- 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%). Với kết quả đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, ước tính đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ còn khoảng 0,9%.
Bất kể trời nắng hay mưa, ngày hay đêm, mỗi khi hộ dân nào trong bản có việc, ông Ly Sạ Pu đều có mặt để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hòa giải, là tấm gương về người có uy tín trong việc thực hiện Chương trình trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Ngày 3/10, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính ủy BĐBP Lai Châu đã có Thư khen Trung úy Nguyễn Văn Phú, Đội trưởng đội Vận động quần chúng và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu vì đã có hành động đẹp nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Khoảng 14 giờ ngày 28-9, trên đường đi thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn bản Thăm Pa, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Trung úy Nguyễn Văn Phú, Đội trưởng đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Pa Ủ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) tình cờ nhặt được một gói tiền đánh rơi trên đường.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, đời sống của người dân, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng không ngừng được củng cố, nâng cao... Nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2-9, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc xung quanh nội dung này.
Những năm qua, BĐBP Lai Châu luôn quán triệt nhất quán quan điểm của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là 'dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống'. BĐBP Lai Châu đã đi sâu, đi sát xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với trình độ và tập quán của người dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh tại chỗ để xây dựng vùng biên giàu mạnh, thực sự trở thành 'lá chắn thép' bảo vệ Tổ quốc.
Một sáng tháng năm, trên con đường đất đá lởm chởm với những khúc cua ngoằn ngoèo và con dốc cao trơn trượt từ Trường Mầm non Tủa Xín Chải (Sìn Hồ, Lai Châu) đến điểm trường Thào Giàng Phô, có một cô gái trẻ đeo chiếc ba lô màu xanh bộ đội mải miết đi bộ.
Trước đợt nghỉ lễ kéo dài, các đơn vị trong toàn quân tăng cường huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vững chắc vùng biển, vùng trời, biên cương Tổ quốc.
Trong chuyến công tác dọc miền biên viễn Lai Châu, đến các đồn biên phòng (ĐBP), chúng tôi không khỏi xúc động, khâm phục trước tình cảm và trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đối với vùng biên cương Tổ quốc, nhất là với bà con các dân tộc sinh sống trên mảnh đất đầy gian khó này. Chắc chắn mọi lời hay ý đẹp không thể diễn tả hết tấm lòng của những con người nơi đây...
Năm 2008, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu ra Nghị quyết số 14a-NQ/ĐU về việc tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, thực hiện mô hình giúp dân phát triển kinh tế. Từ đó, các đồn biên phòng đã lựa chọn những mô hình giúp dân hiệu quả và nhiều mô hình đã được triển khai rộng rãi, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con vùng biên giới...
Trên dải biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, thông qua những mô hình phát triển kinh tế bền vững cùng tấm lòng với đồng bào, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã góp phần tạo sự khởi sắc cho nhiều vùng đất khó. Các anh đã giúp bà con có mái ấm che mưa nắng; có những nương lúa, nương ngô, rừng quế, đồi chè và bò, dê đầy chuồng... Bà con các dân tộc nơi đây coi BĐBP là những người con của bản.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình, phần việc giúp đồng bào các dân tộc nơi biên giới phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống. Qua đó, đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và BĐBP; tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thời gian gần đây, nhiều xã vùng cao biên giới đã có sự đổi thay, bản làng khởi sắc, phát triển, đời sống kinh tế đi lên, đường sá đi lại thuận lợi hơn, việc học hành của con em đồng bào được quan tâm đầu tư chu đáo… Hành trình thoát nghèo đó luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Cùng với đó, tình quân dân nơi biên cương ngày càng gắn bó, thắm đượm, góp phần bảo vệ 'phên dậu' quốc gia vững chắc.
Khi tôi đến nhà Pờ Lò Hừ (ở bản Pha Bu, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) thì cả nhà anh đang chuẩn bị cho bữa cơm mời khách hôm sau.
Chương trình 'Con nuôi Đồn Biên phòng' được coi là điểm tựa vững vàng cho các em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa. Những đứa trẻ ấy lớn lên trong tình yêu thương và sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn. Những câu chuyện về 'Con nuôi Đồn Biên phòng' càng làm đậm thêm tình đoàn kết giữa bộ đội biên phòng và người dân vùng biên.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.
Đóng chân trên địa bàn biên giới Lai Châu, song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, các Đồn Biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tích cực phối hợp cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giúp nhân dân biên giới dựng nhà, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết quân - dân nơi biên giới.
Ở nơi khó khăn, thiếu thốn nhất, Thiếu tá QNCN Lý Văn Hướng (y sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) luôn tìm thấy hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Mùa xuân của người lính Biên phòng không chỉ có hậu phương vững chắc mà còn là giúp đồng bào La Hủ xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no.
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
'Đồn là nhà - Biên giới là quê hương' là câu nói thường trực của mỗi người chiến sĩ biên phòng. Phải đến tận nơi được mắt thấy, tai nghe mới thấu hiểu hết tình cảm yêu thương của các chiến sĩ dành cho những đứa con nuôi của đồn Biên phòng Pa Ủ.
Tối 7/9, hàng trăm người dân và các em học sinh ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã cùng tham gia chương trình 'Trung thu cho em năm 2022' được tổ chức đầy ý nghĩa nơi tuyến đầu biên cương Tổ quốc.
Vốn là 'lõi' nghèo ở vùng Tây Bắc, nhưng với các dự án hỗ trợ, bộ mặt nông thôn vùng cao của huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu những năm qua đã có diện mạo mới. Song quy định của bộ tiêu chí giảm nghèo mới đang là thách thức đối với chính quyền và đồng bào các dân tộc địa phương.
Mặc dù đã giảm so với nhiều năm trước, nhưng hoạt động của tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới tỉnh Lai Châu vẫn đang diễn ra khá phức tạp. Đối tượng mà tội phạm nhắm tới chủ yếu vẫn là phụ nữ, trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn khó khăn. Do đó, để ngăn chặn hoạt động tội phạm mua bán người, BĐBP Lai Châu đã cùng với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu.
Cách đây ít lâu, chúng tôi lên Lai Châu công tác. Điểm đến đầu tiên là Đồn Biên phòng Mù Cả (tên Đồn được gắn với tên xã Mù Cả). Vừa gặp, các anh trong Ban chỉ huy Đồn Biên phòng thông báo: 'Đêm nay các nhà báo ngủ ở đồn. Sáng sớm mai xuống bản'. Dường như để 'củng cố' thêm ý nghĩa 'xuống bản', Đội trưởng Pờ Hồng Tơ, một người Mù Cả chính gốc, cười cười: 'Xuống bản chỉ sợ các nhà báo lại không muốn về Hà Nội thôi'.
Các chiến sĩ 'quân hàm xanh' không quản khó khăn, gian khổ thực hiện nhiệm vụ kép bảo vệ biên cương Tổ quốc và phòng, chống dịch COVID-19, trở thành 'vành đai thép' giữ vững vùng xanh, bảo đảm an toàn cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết với chủ đề 'Vành đai thép' phòng, chống dịch COVID-19 nơi biên giới.
Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ khẳng định toàn dân và các lực lượng chung tay phòng, chống dịch COVID-19 rất hiệu quả; trong đó, Biên phòng là lực lượng chủ chốt, tuyến đầu ở biên giới.
Các chiến sĩ 'quân hàm xanh' không quản khó khăn, gian khổ thực hiện nhiệm vụ kép bảo vệ biên cương Tổ quốc và phòng, chống dịch COVID-19, trở thành 'vành đai thép' giữ vững vùng xanh, bảo đảm an toàn cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết với chủ đề 'Vành đai thép' phòng, chống dịch COVID-19 nơi biên giới.
Khu vực biên giới tỉnh Lai Châu có vị trí chiến lược, quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh (QP-AN) và đối ngoại. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện là cơ sở, điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng môi trường phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của tỉnh.
Thực hiện Đề án của Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các huyện biên giới của tỉnh đến năm 2025, huyện Mường Tè đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp. Qua đó, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành đối với công tác dân vận và đẩy mạnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu không những thắt chặt tình quân dân như cá với nước mà còn thiết thực góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Ngày 14-7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ký Quyết định 1227/QĐ-TTg về việc Phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tại Điều 32, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức về biên phòng, trong đó có trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có quy định riêng).