Ngày 6/11, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng các tư lệnh ngành, Bộ trưởng đã nắm được toàn diện lĩnh vực theo dõi và có câu trả lời thỏa đáng.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (từ ngày 6 - 8/11) để tiến hành phiên phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu đã chia sẻ về những kỳ vọng ở phiên chất vấn này với báo chí.
Sáng 06/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia kỳ vọng nội dung chất vấn sẽ bám sát các vấn đề nóng của đất nước, đi sâu vào những vấn đề trọng tâm của quốc kế dân sinh, các nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, cử tri, để qua đó tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hướng đến mục tiêu kiến tạo phát triển.
Trao đổi trước thềm Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 có nhiều đổi mới so với các kỳ họp trước, đây là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, Trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách. Qua đó, giúp nhận diện những hạn chế, yếu kém..., quyết liệt tháo gỡ những tồn tại, yếu kém đó và đề ra giải pháp trong thời gian tới.
Tham gia ý kiến tại phiên họp Quốc hội chiều 3/11, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, tuy nhiên, đại biểu cho rằng vẫn cần có những hạn chế nhất định trong quy định việc sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập, không nên trao đầy đủ quyền như đối với các tổ chức kinh tế.
Thời điểm này, học sinh và giáo viên trên cả nước đều mong chờ Bộ GD&ĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để có lộ trình ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn gây tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau đó là số lượng các môn thi bắt buộc trong kỳ thi này.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, 14h00 chiều 03/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng không thể ban hành một văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định để khuyến khích, bảo vệ những người thực thi pháp luật mà vi phạm pháp luật
Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, từ nay đến cuối năm sẽ điều phối tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như của các tổ chức tín dụng để thúc đẩy vốn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết, có 5/15 chỉ tiêu không đạt, chiếm đến 1/3 số lượng các chỉ tiêu. Đáng nói hơn, đây đều là những chỉ tiêu xương sống của nền kinh tế.
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm đó chính là cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Nhiều ý kiến nhận định, cải cách tiền lương là một điểm nhấn và một dấu ấn trong kỳ họp Quốc hội lần này.
Thảo luận về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chiều 31/10, các đại biểu Quốc hội đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng, rà soát khách quan đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, cùng với đó, tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.
Việc kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% là hết sức cần thiết để hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phục hồi, phát triển, xây dựng. Tuy nhiên, 1 số ĐBQH cho rằng, song song với việc việc giảm thuế, phí, cần phải quan tâm đến đơn giản, minh bạch các thủ tục hành chính.
Các đại biểu tập trung bổ sung nhiều nội dung bảo vệ người mua nhà nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích cho chủ đầu tư.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ có những đánh giá toàn diện về tình hình, 'bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn' cho phù hợp nhằm giúp kinh tế - xã hội nhanh chóng phục hồi.
Đưa ra quan điểm nếu Bộ GD&ĐT tiếp tục biên soạn SGK, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, có thể quay lại tình trạng độc quyền biên soạn SGK. Bởi các nhà trường được quyền chọn sách, không tránh khỏi tình trạng giáo viên để an toàn họ sẽ chọn ngay bộ sách của Bộ vì công việc chọn SGK không đơn giản.
Sau 1,5 ngày Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nhận thấy, với không khí sôi nổi, phiên thảo luận đã đề cập thẳng thắn tới những vấn đề mang tính thời sự, còn nhiều trăn trở. Để thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến các giải pháp nâng cao năng suất lao động bởi đây là điểm then chốt để tăng thu nhập xã hội; đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận chiều 31/10 về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng có các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, nhiều đại biểu tranh luận về quy định người mua nhà khi hoàn thành thanh toán 95% giá trị nhà theo tiến độ, phải nộp 5% vào tài khoản chủ đầu tư để làm số đỏ.
Góp ý vào dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), hai phương án đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nhận được quan tâm của đại biểu với nhiều ý kiến khác nhau.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cho chủ đầu tư dự án bất động sản được thu tiền đặt cọc, khi dự án có thiết kế cơ sở được thẩm định và có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Nhằm hạn chế hiện trạng mua chung cư nhưng không được cấp sổ, ĐBQH ủng hộ phương án bên mua nhà được giữ lại 5% tiền mua nhà để bên bán có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ cho người mua.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV sẽ chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Theo đó, nếu không có gì thay đổi, từ 1/7/2024, hàng triệu công chức, viên chức sẽ được tăng lương.
Chiều 30/10, thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, mục tiêu chính sách của giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời thực hiện 2 mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chính sách an sinh xã hội. Trong khi đó, có nhiều loại hộ nghèo khác nhau với các nguyên nhân nghèo khác nhau như: Nghèo do không có vốn, không có đất canh tác, do già, ốm đau, tai nạn không có sức lao động, do thiếu kiến thức, kỹ năng, do không chăm chỉ.
Nội dung thảo luận về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhận được rất nhiều sự quan tâm, với hơn 70 lượt đăng ký phát biểu của các đại biểu trong sáng 30/10.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, chừng nào việc chấn hưng, phát triển văn hóa vẫn được coi chỉ là của ngành văn hóa thì chúng ta phát triển văn hóa sẽ còn khó khăn.
Sáng 30/10, phát biểu tại phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cơ bản bày tỏ nhất trí với Báo cáo kết quả giám sát 'Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030'.
ĐBQH ủng hộ việc Bộ GD-ĐT biên soạn thêm một bộ SGK. Tuy nhiên hiện nay không phải là thời điểm để thực hiện điều này.
Ngày 30/10, tại Kỳ họp thứ 6, chia sẻ bên lề phiên họp giám sát tối cao việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về ba Chương trình mục tiêu quốc gia, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn theo hướng dễ thực hiện, tránh chồng chéo; đồng thời chấn chỉnh tinh thần, thái độ, đạo đức công vụ của người trực tiếp thực hiện chương trình.
Từ chiều mai (31/10), Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện KT-XH. Trao đổi trước thềm phiên họp quan trọng này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương tin tưởng những thành tựu KT-XH, những hạn chế, yếu kém sẽ được nhận diện rõ ràng và phân tích sâu hơn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương đã trả lời báo chí xoay quanh vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa.
Chiều 27/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết 53/2017/QH14 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị phải quy định độ tuổi tối đa của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhưng cũng có ý kiến lo ngại nếu quy định cứng sẽ khó tìm người.
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đóng góp vào dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, cần bổ sung chế định xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp như có các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu lưu trú gồm: nhà trẻ, y tế, sinh hoạt văn hóa, sân chơi thể thao và tiện ích công cộng. Điều này nhằm tạo điều kiện sống để người lao động an cư, góp phần đảm bảo an sinh xã hội...
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình và ủng hộ việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) đề nghị nên mở rộng nhóm được phép thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn đầu tư.
Chiều 26/10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chiều 26/10, góp ý về quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị nên mở rộng đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội do Tổng liên đoàn đầu tư.
Người tài được tuyển dụng sẽ ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn; ưu tiên xem xét, lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên gia đầu ngành
Cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm rất quan trọng, là tấm gương soi giúp lãnh đạo cấp cao nhìn lại việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình và có động lực cố gắng hơn; song đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh, việc lấy phiếu tín nhiệm cần công tâm, khách quan, tránh sa vào yêu ghét cá nhân khiến cán bộ 'chùn bước'.
Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 6, chiều 25/10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn Thông (sửa đổi). Ngay sau đó, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự thảo Luật này.
Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code thì không theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.
' Việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm trước tiên là để đánh giá tín nhiệm với từng chức danh. Bên cạnh đó, kết quả tín nhiệm còn là cơ sở quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm…', đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - chia sẻ bên lề kỳ họp Quốc hội, sáng nay (25/10).
Thảo luận tại Hội trường sáng 25/10 về dự thảo Luật Căn cước, một số dại biểu tranh luận về quy định bắt buộc phải thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt, bởi thực tế nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích trong luật là cần thiết. Bởi đây là một trong những chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực viễn thông, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân ở mọi vùng miền trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Để thực hiện hiệu quả Nghị định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, trong quá trình đánh giá cán bộ dám nghĩ, dám làm cần được thực hiện nghiêm túc, công minh.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương ĐBQH nêu quan điểm: Việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm là để đánh giá tín nhiệm với từng chức danh. Kết quả tín nhiệm còn là cơ sở quan trọng trong công tác tổ chức, sắp xếp, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ…
Thảo luận về Dự thảo Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nôi dung quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được đại biểu quan tâm cho ý kiến. Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phát triển nguồn nhân lực cán bộ công nghệ thông tin chuyên môn cao để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước. Các đại biểu đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ về những thông tin được bổ sung quy định vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước bảo đảm tính bảo mật của thông tin; cần có những giải pháp để việc tích hợp, kết nối đầy đủ, kịp thời và khẳng định tính pháp lý các thông tin vào thẻ căn cước và tài khoản định danh điện tử để phục vụ người dân thuận tiện.
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm để giảm tải thời gian học của học sinh.