Hậu Lộc: Di dời gần 300 nhân khẩu sinh sống trên tuyến đê sông Lèn, sông Lạch Trường

Tính đến 16h ngày 23/9, huyện Hậu Lộc đã di dời 76 hộ, 272 nhân khẩu đến nơi an toàn (trong đó, đê Tả Lạch Trường 46 hộ với 168 nhân khẩu; đê hữu Sông Lèn 30 hộ với 104 nhân khẩu); nâng kê và di dời tài sản cho 582 hộ.

Thanh Hóa: Sắp hoàn thành Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc

Các cơ quan chức năng, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Thiệt hại bước đầu do bão số 3 ở Thanh Hóa

Chiều 7/9, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, các huyện: Mường Lát, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa ở vùng thượng du Thanh Hóa đã di chuyển 296 hộ, 1.134 nhân khẩu khỏi khu vực nguy cơ thiệt hại bởi thiên tai, đến nơi an toàn.

Gia đình ngư dân Thanh Hóa căng mình ứng phó bão số 3

Ứng phó với bão số 3, ngư dân ở Hoằng Trường (H. Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chằng chéo nhà cửa, thu dọn ngư lưới cụ, neo đậu thuyền về nơi tránh bão an toàn.

Ngày 5/8 có ý nghĩa đặc biệt với Thanh Hóa

Theo chiều dài của lịch sử, xứ Thanh vùng đất 'địa linh nhân kiệt' diễn ra 3 sự kiện lịch sử cùng ngày 5 cùng tháng 8 có tính bước ngoặt tạo thế và lực cho vùng đất này 'cất cánh'.

Yêu cầu cao đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới đã và đang đặt yêu cầu cao hơn và khẩn trương đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Liệt sĩ Đặng Đình Lống qua lời kể của đồng đội

Vào cuối tháng 6-1964, Tàu 142, 146 thuộc Phân đội 3, Đoàn 130, Căn cứ 1, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh đi làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. Lúc đó tôi (Cao Trọng Đoan) là Pháo thủ vị trí 6, Tàu 142; đồng chí Đặng Đình Lống là Pháo thủ vị trí 6, Tàu 146. Chúng tôi cùng nhập ngũ năm 1962. Vào ban đêm, hai tàu rời quân cảng không một tiếng tín hiệu còi rồi lặng lẽ chạy qua cửa Lục, chiếc phà vẫn nằm im bên trong, chỉ có hai hàng tiêu dẫn luồng nhấp nhô theo sóng, những quả núi trong vịnh vẫn chìm trong sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

'Con dao pha' với hơn 30 năm trong quân ngũ

Nguyên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127, Trung tá Lê Đăng Nhự là một trong những người có mặt tại vùng biển Bãi Cháy - Quảng Ninh đúng vào thời điểm máy bay địch tập kích cách đây tròn 60 năm.

Phát huy truyền thống chiến thắng trận đầu ở Lữ đoàn 171

Cách đây 60 năm, vào ngày 2 và 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam cùng với các lực lượng đã kiên cường đánh đuổi nhiều máy bay của đế quốc Mỹ làm nên truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến thắng này đã trở thành mốc son rất quan trọng và tự hào trong lịch sử lực lượng Hải quân nói chung, Trung đoàn 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) nói riêng.

Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc XHCN (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2024): Chiến thắng của ý chí và sức mạnh toàn dân tộc

Dựng lên 'Sự kiện Vịnh Bắc Bộ' với mưu đồ thâm độc là tiến công quy mô lớn bằng không quân Mỹ vào miền Bắc , nhằm triệt tiêu hoàn toàn hậu phương lớn của cách mạng miền Nam. Song, đế quốc Mỹ phải hứng chịu thảm bại ngay từ những trận đầu, bởi tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân và dân miền Bắc. Để rồi, ngày 2 và 5/8/1964 đã trở thành một mốc son đáng tự hào trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta.

Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc XHCN (2& 5/8/1964 – 2& 5/8/2024): Mốc son có ý nghĩa quan trọng

Nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược 'Chiến tranh đặc biệt', đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng một chiến lược mới và mở cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nơi mà chúng cho là 'gốc rễ', là hậu thuẫn của cách mạng miền Nam, để triệt tiêu công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và sự giúp đỡ của các nước cho cách mạng Việt Nam.

Người giúp 'nối dài' truyền thống vẻ vang

Dù 60 năm đã trôi qua, nhưng những bài học từ chiến công đánh thắng trận đầu của hải quân Nhân dân (HQND) Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Đồng thời, trong ký ức của những cán bộ, chiến sĩ hải quân năm xưa vẫn vẹn nguyện hào khí ấy...

Vang mãi với Kỳ tích Trận đầu thắng lợi

Những chiến công huyền thoại của một thời hoa lửa đã đang và sẽ được các thế hệ chiến sĩ hôm nay và mai sau vun đắp và thắp sáng. Những địa danh Lạch Trường, Pha Ghét, Nam Ngạn, Hàm Rồng... vẫn tự hào với các thế hệ cha anh. Hôm nay, những con sóng đẹp như huyền thoại vẫn êm đềm thầm thì hát ru cho Tổ quốc bình yên.

Chủ động xây dựng lực lượng, lập thế trận phòng không vững chắc

Cách đây 60 năm (5-8-1964), Bộ đội Phòng không hiệp đồng với Bộ đội Hải quân và LLVT các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh giành chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam: Lực lượng non trẻ lập nên kỳ tích

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam đã cổ vũ cho niềm tin và khí thế tiến công của quân và dân miền Bắc, đánh bại cuộc leo thang của đế quốc Mỹ.

Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc XHCN (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2024): Vang mãi những chiến công

Những ngày đầu tháng tám lịch sử, trở về với các địa danh Lạch Trường, hòn Nẹ, hòn Mê... để lắng lòng nghe khúc tráng ca Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu và những chiến công của cha ông trên hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Kỷ niệm 60 năm ngày Hải quân Việt Nam chiến thắng trận đầu: Phát huy truyền thống, xây dựng Vùng 2 Hải quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Cách đây 60 năm, các lực lượng của Quân chủng Hải quân cùng với quân, dân miền Bắc đã mưu trí, dũng cảm, anh dũng chiến đấu và chiến thắng trận đầu vào ngày 2 và 5-8-1964, góp phần làm nên chiến công chống đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ra miền Bắc nước ta.

60 năm sự kiện Vịnh Bắc Bộ: Nhiều bài học vẫn tiếp tục phải suy ngẫm

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh- cán bộ nghiên cứu Viện Sử học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã gợi mở cho chúng ta rất nhiều bài học mà cho đến nay chúng ta vẫn tiếp tục phải suy ngẫm.

Hải quân chiến thắng trận đầu - Mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Sáng 1/8 tại Quảng Ninh, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. Chiến thắng trận đầu là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm chiến đấu dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Quân chủng Hải quân tổ chức lễ tưởng niệm Chiến thắng trận đầu tại Cửa Lục

Ngày 1/8, tại vùng biển Cửa Lục, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quân chủng Hải quân và tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và Nhân dân đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trong Chiến thắng trận đầu ngày 2 và ngày 5/8/1964.

60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam: Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc

Chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964 của Hải quân nhân dân Việt Nam đã thêm một mốc son trong lịch sử của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quân chủng Hải quân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Ngày 1/8, tại vùng biển Cửa Lục (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh), Quân chủng Hải quân chủ trì phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và Nhân dân hy sinh trong trận chiến đấu lịch sử ngày 2 và 5/8/1964.

Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu

Sáng 1/8 tại Quảng Ninh, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu ngày 02 và 05/8/1964.

Tưởng niệm các liệt sĩ và nhân dân hy sinh trong chiến thắng trận đầu tại sông Gianh

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2024), sáng 31/7, tại Bia di tích sông Gianh, Quân chủng Hải quân và tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân hy sinh trên sông Gianh.

Quân chủng Hải quân tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh

Sáng 31/7, tại Bia di tích sông Gianh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân hy sinh trong chiến thắng trận đầu (ngày 2 và 5/8/1964).

Tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong chiến thắng trận đầu trên sông Gianh

Sáng nay, 31/7, tại Bia di tích sông Gianh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964.

Quân chủng Phòng không-Không quân: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc

Sáng 30-7, Quân chủng Phòng không-Không quân (PKKQ) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc (5-8-1964/5-8-2024) và 25 năm hợp nhất Quân chủng PKKQ (14-7-1999/14-7-2024).

Liệt sĩ Nguyễn Trung Mẫn góp công vào chiến thắng trong trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam

Cách đây 60 năm, ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam sau 9 năm xây dựng trong hòa bình, lần đầu tiên ra quân chiến đấu đã dũng cảm, kiên cường đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ; cùng với lực lượng của Quân chủng Phòng không – Không quân và Nhân dân các địa phương bắn rơi 8 máy bay hiện đại của Mỹ, bắn bị thương nhiều chiếc khác, làm nên chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong chiến công vang dội đó, tỉnh Hưng Yên tự hào có một chiến sĩ anh dũng chiến đấu, hy sinh, sử sách mãi mãi khắc ghi, đó là liệt sĩ Nguyễn Trung Mẫn, ở xã Hoàng Văn Thụ, nay là thị trấn Ân Thi (Ân Thi), nhân viên Trường pháo, T146, Lữ đoàn 171.

Những cây cầu mở hướng tới tương lai...

Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, tỉnh Thanh Hóa đã và đang huy động các nguồn lực xây thêm những con đường, cây cầu mở hướng tới tương lai...

Cây đèn 2.000 tuổi ở Thanh Hóa liên quan đến Hy Lạp cổ?

Nhà nghiên cứu người Thụy Điển cho rằng, cây đèn gợi nhớ đến việc vị thần cổ đại Hy Lạp trông nom cái chết và sự sống thường được vẽ với những cành cây cắm sau lưng...

Hậu Lộc phát triển kinh tế thủy sản hiệu quả, bền vững

Thiên nhiên ưu đãi cho huyện Hậu Lộc bờ biển dài 12,4km, nguồn lợi thủy sản khá phong phú và đa dạng, với 2 cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường. Hậu Lộc có lợi thế cả về nuôi nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Các năm vừa qua, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng nuôi được quan tâm đầu tư, đã và đang phát huy hiệu quả. Một số mô hình nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình thực hành nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm được nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người nuôi.

Chiến thắng trận đầu - niềm tự hào của những người giữ biển

Ngày 2 và 5/8/1964, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu, Hải quân nhân dân Việt Nam sau 9 năm thành lập, lần đầu tiên ra quân chiến đấu anh dũng, kiên cường, làm nên truyền thống 'Đánh thắng trận đầu'. Những người lính biển khoác áo vằn cánh sóng đã 'bẻ gãy gọng kìm không quân' trong chiến dịch 'Mũi tên xuyên' của Mỹ.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra 'Lời kêu gọi thi đua ái quốc' (11/6/1948 - 11/6/2024): Lan tỏa lời hiệu triệu yêu nước

Nhằm cụ thể hóa 'tinh thần yêu nước' thành 'công việc yêu nước', ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 'Lời kêu gọi thi đua ái quốc' với mục tiêu 'diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm'. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với cả nước, cán bộ, đảng viên, Nhân dân Thanh Hóa đã nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất, đóng góp to lớn sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Người dân lấn bờ kè, dựng hàng loạt lều quán để kinh doanh

Tại bờ kè sông Lạch Trường (Thanh Hóa), đoạn hướng về chùa Bụt, hiện có gần 10 lều quán được người dân dựng lên trái phép để kinh doanh.

Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc sâu, sát trong chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của ngư dân, Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới. Khi tư tưởng người dân đã thông suốt thì tự động họ sẽ chấp hành để bảo vệ quyền và trách nhiệm của mình khi đánh bắt trên biển.

Bạn trẻ với giáo dục di sản, du lịch – trải nghiệm về nguồn: 'Học mà chơi, chơi mà học'

Thời gian qua, tham quan, trải nghiệm tại điểm di tích, bảo tàng được xem là một 'kênh' hiệu quả góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bồi đắp kiến thức lịch sử, văn hóa cho học sinh.

Hoằng Hóa: Phấn đấu thông xe kỹ thuật đường từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường trước dịp 30/4

Tuyến giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) là con đường chạy dọc bờ biển Hải Tiến, đoạn qua địa phận xã Hoằng Trường. Đây được xem là tuyến đường du lịch mới của huyện Hoằng Hóa với tổng mức đầu tư lớn, góp phần kết nối các tuyến đường du lịch tại Khu du lịch biển Hải Tiến.

Nghỉ lễ nắng nóng, nhiều du khách khám phá điểm đến mới ở biển Hải Tiến

Tranh thủ thời gian 1 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều du khách đã đến tham quan, khám phá các điểm đến mới tại Khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa.

Hoằng Hóa phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Hoằng Hóa có 470 di tích, trong đó có 93 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, gồm 16 di tích cấp quốc gia và 77 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích không chỉ nổi tiếng trong tỉnh, mà còn vươn tầm cả nước như bảng Môn Đình, đền thờ Trạng Quỳnh (xã Hoằng Lộc), đền thờ Tô Hiến Thành (xã Hoằng Tiến), cồn Mã Nhón (xã Hoằng Đạo), cồn Ba Cây (xã Hoằng Thắng)...

Vị đại tá mê 'chép sử'

Bước sang tuổi 67, Đại tá Phan Văn Thanh, ở thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân) nguyên Trưởng ban Khoa học quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa vẫn mang đậm chất người lính; giọng nói dõng dạc, tác phong chuẩn chỉ của một người lính Cụ Hồ...

Vị đại tá mê 'chép sử'

Bước sang tuổi 67, Đại tá Phan Văn Thanh, ở thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân) nguyên Trưởng ban Khoa học quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa vẫn mang đậm chất người lính; giọng nói dõng dạc, tác phong chuẩn chỉ của một người lính Cụ Hồ...

Thưởng ngoạn cảnh sắc ngôi chùa bên cửa biển Lạch Trường

Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, du khách thập phương đổ về chùa Bụt tại xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) ngày càng đông, để lễ chùa và thưởng ngoạn cảnh sắc ngôi chùa nằm ngay cửa biển Lạch Trường.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Giúp ngư dân Hậu Lộc yên tâm bám biển

Dù thời tiết giữa mùa đông khá lạnh nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã có mặt tại hội trường UBND xã Hòa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để tham dự Chương trình 'Cảnh sát biển (CSB) đồng hành với ngư dân' do Bộ tư lệnh Vùng CSB 1 phối hợp cùng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa và cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc tổ chức.

Hậu Lộc: Đột phá phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Thiên nhiên ưu đãi cho huyện Hậu Lộc có bờ biển dài 12,4 km, nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng, với 2 cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường, thuận tiện cho việc khai thác thủy sản. Hậu Lộc có lợi thế cả về nuôi nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng nuôi được quan tâm đầu tư, đã và đang phát huy hiệu quả. Một số mô hình nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình thực hành nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm được nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người nuôi.

Hậu Lộc phát triển các sản phẩm OCOP

Huyện Hậu Lộc đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm xây dựng các sản phẩm OCOP. Qua đó không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho các chủ thể mà còn tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM.

Giao lưu và tái tạo văn hóa của cư dân biển đảo Thanh Hóa

Xứ Thanh ở vào vị trí mở, với đường bờ biển dài 102 km, vùng lãnh hải rộng lớn, có đảo và bán đảo, có cảng nước sâu... nơi giao thương không chỉ trong khu vực mà còn vươn tới những hải đảo và bến cảng xa xôi. Qua những di chỉ khảo cổ học, phương ngữ, phương thức sản xuất gắn liền với biển khơi và nghề chài lưới; văn học dân gian; phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ các vị thần biển, thờ cá voi... đã minh chứng người xứ Thanh từ xưa đến nay luôn có tâm hồn rộng mở, luôn tiếp xúc với bên ngoài và tái tạo nên những giá trị mới để vừa làm giàu có thêm cho đời sống vật chất, tinh thần, vừa bảo lưu được những giá trị văn hóa bản địa để tồn tại và không ngừng phát triển.