Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, việc xây dựng Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phải là vấn đề tách luật, chia quyền mà nhằm đảm bảo tốt hơn cho sự an toàn của con người.
Tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu QH chiều 16-11, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định nếu được giao trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Bộ Công an không tăng biên chế, không tăng thủ tục hành chính.
Việc cần thiết tách nội dung bảo đảm TTATGT khỏi Luật Giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm TTATXH do Bộ Công an chịu trách nhiệm chính.
Từ nghiên cứu của bản thân, ĐB Nguyễn Thị Xuân nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ là rất cần thiết để tiến tới xây dựng một nền giao thông văn minh, văn hóa và tiến bộ…
Chiều 16/11, tiếp tục kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã thống nhất cần thiết phải tách dự án Luật Bảo đảm TTATGT khỏi Luật Giao thông đường bộ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong đảm bảo ATGT.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGT) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 đang diễn ra.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có rất nhiều điểm mới được kỳ vọng là bước tiến dài trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về 2 lĩnh vực rất khác nhau trong cùng một đạo luật, đó là lĩnh vực quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và lĩnh vực quản lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ.
Bộ Công an thay mặt Chính phủ giải trình về một số nội dung của dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó có việc chuyển nhiệm vụ sát hạch và cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Ngày 5/11, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã thay mặt Chính phủ có báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình một số nội dung lớn, nội dung còn nhiều ý kiến tham gia của dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Báo CAND xin đăng toàn văn báo cáo.
Ngoài CSGT còn có nhiều lực lượng khác phối hợp bảo đảm ANTT trên đường như Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát Môi trường...
Việc tách Luật Bảo đảm TTATGT khỏi Luật Giao thông đường bộ nhằm giải quyết 2 vấn đề rất quan trọng rất bức xúc trong xã hội đó là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và bảo đảm TTATGT đường bộ.
Một trong những vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV đó là quy định về điểm của giấy phép lái xe, đấu giá biển số xe, cần rà soát đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép giao việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cho Bộ Công an.
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) khẳng định: Khi Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ được thông qua sẽ có hàng loạt những điểm mới, tạo sư công bằng, gắn chặt trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, cơ quan chức năng, chính quyền... trong công tác đảm bảo ATGT; đồng thời bỏ tư duy 'xe to đền xe bé' khi xảy ra TNGT.
Ngày 24/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 71 điều nhằm điều chỉnh chuyên sâu các nội dung về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dự án Luật có 10 ưu điểm nổi bật trong đảm bảo TTATGT.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGT). Từ góc nhìn cơ quan nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy đây là dự án luật hết sức quan trọng, cần được xem xét, thảo luận, thông qua.
Việc quy định không để trẻ em dưới 12 tuổi ngồi hàng ghế trước trên ô tô được đề xuất trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các lái xe.
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban ATGT Quốc gia về việc triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) quý IV năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban ATGT Quốc gia triển khai nhiều giải pháp đảm bảo ATGT quý IV năm 2020.
Để khắc phục ngay các tồn tại của 9 tháng đầu năm và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm TTATGT quý IV năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực Kế hoạch Năm ATGT 2020 với chủ đề 'Đã uống rượu bia, không lái xe', các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Chiều ngày 24/10, đoàn công tác Cục CSGT Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh về tình hình, công tác tuyên truyền bảo đảm TTATGT đường bộ và công tác phòng, chống mưa lũ trên địa bàn Hà Tĩnh.
Chiều nay (24/10), Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB).
Việc xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ nhằm triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý về TTATGT đường bộ
Ngày 24/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm sẽ trình bày 3 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo là: Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở.
Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có một điểm đã được 'Luật hóa' là khi xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) việc giải quyết, xử lý sẽ căn cứ vào lỗi vi phạm của cá nhân, tổ chức liên quan, bỏ tư duy 'xe to đền xe nhỏ'.
Bộ Công an đề xuất trẻ dưới 4 tuổi khi ngồi trên ô tô phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) phải căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường không có chuyện 'xe to đền xe nhỏ'
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho rằng, việc cấp, quản lý giấy phép lái xe liên quan đến hành vi của con người, nên cần được quản lý thống nhất.
Lãnh đạo Cục CSGT cho biết dự kiến chia biển số xe thành năm nhóm khác nhau để thực hiện đấu giá trực tuyến, nhằm tránh lãng phí ngân sách nhà nước.
Chiều 16-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang tổ chức cuộc họp đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thanh Hải chủ trì cuộc họp.
Việc ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng cũng như tình hình thực tiễn hiện nay.
Từng theo chân các cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, tôi phần nào thấu hiểu sự vất vả của các anh để đảm bảo an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn. Các ca tuần tra thường khép kín 24/24h, không kể nắng mưa, sương gió. Bởi chỉ 'ngơi' đi một chút là TNGT có thể xảy ra...
Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng an ninh ngày 7-9, Bộ trưởng GTVT đã đồng ý với việc Bộ Công an chủ trì sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX). Điều khiến người dân quan tâm, tới đây mô hình hoạt động tại các trung tâm đào tạo, cấp GPLX sẽ ra sao, tiếp tục ở lĩnh vực quản lý dân sự hay nhập vào và thuộc sự quản lý của Bộ Công an.
Sau chuyển giao Bộ Công an sẽ quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe theo hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông trong các lĩnh vực qua căn cước công dân, cơ sở dữ liệu dùng chung về quản lý vi phạm pháp luật hành chính, hình sự... đảm bảo thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
Người học lái xe được đào tạo hoặc lựa chọn hình thức tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; được đào tạo kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các kiến thức và kỹ năng phòng ngừa TNGT, kỹ năng sơ cứu ban đầu TNGT, văn hóa ứng xử khi lái xe và các vấn đề bảo đảm TTATGT.
Việc tách Luật GTĐB để xây dựng thành luật riêng về bảo đảm TTATGT có khắc phục được tình trạng 'nhờn luật', có luật nhưng hiệu quả thấp...
Bộ Công an đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ đăng tải đề án đấu giá biển số xe để xin ý kiến rộng rãi.
Chiều 29/9, Cục CSGT đã thông tin về sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa, phân tích những nhược điểm, hạn chế và tồn tại được khắc phục khi ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; những tác động tích cực của Luật này đối với công tác quản lý nhà nước về TTATGT, đối với ý thức của người tham gia giao thông và chuyển biến tình hình TTATGT đường bộ.
Đó là mong muốn của người dân khi biết thông tin Chính phủ đề xuất giao Bộ Công an quy định việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX). Ngày 16-9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Luật Bảo đảm TTATGT cũng đề cập nhiều đến vấn đề này.
Sáng 16-9, tại Nhà Quốc hội (QH), dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và điều hành của Phó Chủ tịch QH Ðỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ.
Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX thuộc phạm vi quản lý người điều khiển phương tiện giao thông (kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe), liên quan trực tiếp đến TTATGTĐB, nên khi tách ra thành hai luật thì nội dung trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm TTATGTĐB là phù hợp.
Mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.