Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty cổ phần (CP) Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
Ngày hội Văn hóa Thể thao quảng bá Du lịch Đà Bắc khai mạc tối 2/12 trên quê hương đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách với những tiết mục văn nghệ đặc, đậm tính bản địa như múa chuông của người Dao, hát Mo hay múa nhạc cụ xòe roi mặt mẻ của người Mường.
Ngày 15/11, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực làm Trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh.
Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của văn hóa Mường là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí hoa văn trên cạp váy.
Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của văn hóa Mường là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí hoa văn trên cạp váy.
Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà và khai trương phố đi bộ là chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu di sản văn hóa, tinh hoa ẩm thực truyền thống các dân tộc xứ Mường ở Hòa Bình.
Tối 26/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình tổ chức khai trương phố đi bộ và Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà.
Vào các dịp lễ, Tết, hòa với những tiếng chiêng pôông pêêng, khầm pôông trầm bổng, là những câu hát sắc bùa đầy mê hoặc của người dân tộc Mường ở Hòa Bình trên khắp các bản làng. Nhịp chiêng bay bổng, hòa theo giai điệu trầm mặc, uốn lượn của các câu hát sắc bùa và theo từng bước chân của phường bùa… đã tạo nên dấu ấn riêng, đậm nét văn hóa đặc sắc của người Mường Hòa Bình mà không phải nơi nào cũng có được.
Sáng 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận cho 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án 'Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia'.
Người Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo. Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.
Hòa Bình là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, với những di chỉ lịch sử của loài người có từ trên 2 vạn năm trước được phát hiện, nơi đây còn mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm đầu tư phát triển, để vừa tăng cường giáo dục truyền thống, vừa phát triển kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc.
78 năm đã trôi qua, từ những 'hạt giống đỏ' được huấn luyện quân sự tại khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo (Đà Bắc), lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã từng bước trưởng thành. Trở về từ lớp huấn luyện quân sự, hơn 30 chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh đã tỏa về các địa phương mở rộng, thúc đẩy sự phát triển các phong trào cách mạng, từng bước gây dựng sự lớn mạnh của LLVT trên địa bàn tỉnh.
Vùng đất chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa - chiến khu cách mạng đầu tiên của đất Mường Hòa Bình còn ghi đậm dấu ấn lịch sử về mùa thu cách mạng. Nơi đây là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hòa Bình, nơi các lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hòa Bình.
Tham dự cuộc thi Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình mang đến cuộc thi chương trình có chủ đề 'Chiêng Mường thức giấc' và đã đoạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc.
Vừa trở về từ cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam mùa VI, năm 2023 do Trung tâm Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và chuyên trang Người đẹp Việt Nam phối hợp tổ chức, Hoàng Thương - chàng trai dân tộc Mường huyện Yên Thủy đã có khá nhiều lịch diễn trong và ngoài tỉnh, thỏa sức với niềm đam mê ca hát của mình.
Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình vừa được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dựa vào các phân kỳ thời gian trong một năm và cách tính toán trên cơ sở sự vận động của mặt trăng kết hợp với các sao, người Mường Hòa Bình khám phá ra những quy luật tự nhiên, ứng dụng trong trong đời sống hàng ngày.
Năm 2022, cùng với Tri thức dân gian Lịch tre, Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo dấu mốc sự kiện văn hóa đặc biệt của tỉnh. Dịp xuân Quý Mão 2023, LHKH cấp tỉnh lần đầu tổ chức với sự hội tụ của 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, qua đó bồi đắp niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Mường Hòa Bình, thu hút Nhân dân và hàng vạn du khách thập phương về dự hội.
Huyện Lương Sơn vừa tổ chức Liên hoan trình tấu chiêng và hát dân ca, dân vũ dân tộc Mường lần thứ I, năm 2023.
Tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) từ giữa tháng 5/2023, sau những ngày của tuần mưa đón mùa Hạ, là một triển lãm được ví như một 'bản giao hưởng' đón nắng tưng bừng mang tên 'Xứ Mường'. Triển lãm của 5 tác giả đều sinh ra, hoặc lớn lên thấm đẫm từ nguồn nước róc rách của văn hóa Mường ở Hòa Bình.
Lần đầu tiên, một triển lãm mang màu sắc của văn hóa Mường được tổ chức tại Hà Nội, hội tụ những nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở xứ Mường, yêu văn hóa Mường và sáng tạo dựa trên cảm hứng đó. 'Xứ Mường' như một bản giao hưởng, cho thấy sức sống và sự tiếp biến của một vùng văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Từ ngày 14 đến 21/5, tại Trung tâm triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam, (sỗ 29 Hàng Bài, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm mang tên 'Xứ Mường', của 5 tác giả đều sinh ra, hoặc lớn lên từ cái nôi văn hóa Mường Hòa Bình.
Sáng 10/5, tại Bảo tàng Hải Phòng, chuyên đề về 'Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình' đã được trưng bày cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường đã được giới thiệu tới du khách và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố Cảng.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường Hòa Bình có nét đẹp trang nhã, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người con gái khi khoác lên mình đi trẩy hội…
Xưa kia, giấy dó được người Mường tạo ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, nghề làm giấy dó vẫn được các nghệ nhân gìn giữ.
Nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, bản Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách dừng chân trải nghiệm và khám phá. Đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch và Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số cụm xã Bình Thanh, Thung Nai đã được UBND xã Bình Thanh lựa chọn tổ chức tại bản.
Du lịch ngày càng phát triển nên những món đặc sản Hòa Bình được nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến vùng đất này, bạn có thể thưởng thức cá nướng sông Đà, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm thơm ngon, độc đáo.
Ngày 27/4, tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội đánh bắt cá suối. Lễ hội đánh bắt cá suối được tổ chức vào trung tuần tháng ba âm lịch hằng năm.
Dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh hiện có trên 40 lễ hội lớn thì trong đó có tới 90% lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Với người Mường Hòa Bình, chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ dân tộc mà còn là 'vật báu hồn thiêng', là câu chuyện tâm linh được thể hiện qua 12 âm sắc dân tộc, là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mãnh liệt nhờ được gìn giữ trong chính cộng đồng sản sinh ra nó.
Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hóa rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hóa, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hóa của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hóa Mường và những tập quán của cha ông…
Lễ mát nhà là một trong những nghi lễ văn hóa tâm linh mang tính truyền thống của đồng bào Mường. Nghĩa trọng của nghi lễ này là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe bình an, may mắn và chặn, tránh những điều xui xẻo, rủi ro. Bởi vậy, phần đa các gia đình trong cộng đồng Mường tổ chức vào dịp đầu năm để 'tâm' mọi người được 'an'. Bằng việc cắt giảm những yếu tố được cho là hủ tục, lễ mát nhà trở thành nét văn hóa đặc trưng, là việc không thể thiếu trong nhiều gia đình cộng đồng Mường mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu truyền thống cách mạng (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), một trong những cái nôi văn hóa của người Mường Hòa Bình, Bùi Hoàng Vinh đã nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trở thành một trong những đảng viên trẻ nhất (19 tuổi) của xã Thanh Hối.
Sau 2 năm tạm dừng và giảm quy mô tổ chức các hoạt động lễ hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mùa lễ hội năm 2023 được tổ chức trở lại thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Các lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống được tổ chức quy mô cả phần lễ và phần hội sôi động và an toàn.
Tiếng chiêng của đất Mường âm vang, làm nức lòng hàng vạn người có mặt tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) vào sáng mồng 8 tháng giêng năm Quý Mão. Tiết mục hòa tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân và diễn viên đến từ 4 vùng Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động là điểm nhấn nổi bật trong màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023. Xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Khai hạ với quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Và một lần nữa, trong sự kiện văn hóa lớn của xứ Mường Hòa Bình, tiếng chiêng lại ngân vang đầy tự hào, khẳng định sức hút đặc biệt của âm nhạc dân tộc trong lễ hội truyền thống.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.
Tối 29/1 (tức mồng 8 tháng giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) diễn ra vòng chung khảo cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường. Đây là hoạt động ý nghĩa, khép lại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đồng Nai là một trong những sự kiện nổi bật ngày 29.1.
Sáng 29/1, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ Khai hạ dân tộc Mường năm 2023, hàng nghìn người đã chen chân nhau chứng kiến nhiều chương trình đặc sắc.
Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết), tại huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến Xuân về của người Mường Hòa Bình.
Sáng nay (29/1), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai hạ (xuống đồng), quy tụ 4 vùng Mường ở Hòa Bình về tham dự với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023.
Sáng 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), đồng bào các dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và đồng bào dân tộc Mường huyện Tân Lạc (Hòa Bình) tổ chức lễ hội truyền thống đầu xuân mới.
Ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về của người Mường Hòa Bình.
Cùng với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng bào Mường ở Hòa Bình còn gây ấn tượng với du khách bởi những món ăn ngon, dân dã, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Sáng 29/1 (8 tháng Giêng), UBND tỉnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023.
Nguyễn Phi Long Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là nét văn hóa đặc sắc đã có từ lâu đời và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 27/1 (tức mồng 6 tháng giêng) diễn ra một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023.
Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hóa Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hòa Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).
Trường Sa đã và đang gần lắm với người dân đất Mường. Cùng với nhân dân cả nước, thời gian qua, người dân Hòa Bình có nhiều hoạt động hướng về nơi đảo xa với niềm tự hào. Bởi nơi đảo xa ấy có nhiều cán bộ, chiến sỹ là con em đất Mường đang góp sức xây dựng và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió...
Di sản tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người... đều dựa vào cách tính cát hung của bộ lịch tre. Việc đưa di sản văn hóa lịch tre vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho thấy sự ghi nhận đây là một tài sản văn hóa quý giá mang tầm cỡ quốc gia, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay.
Chị không nhớ đã bao lần về Hòa Bình để rong ruổi khắp các bản làng chụp những bức ảnh đẹp và tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống của người Mường Hòa Bình. Đã có nhiều bài viết, bức ảnh chứa đựng những cảm xúc đặc biệt về vùng đất, con người nơi đây. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với chị - người đồng nghiệp của tôi từ Hà Nội về lại là văn hóa ẩm thực của người Mường Hòa Bình. Và đó là lý do để chị em tôi lại tiếp tục hành trình du xuân đất Mường với văn hóa ẩm thực trong những ngày xuân...