Phát huy hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát

Tại phiên thảo luận sáng qua về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, phải giải quyết cho được tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các đoàn thanh tra, phát huy cao nhất hiệu quả cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước; không gây lãng phí thời gian, nguồn lực nhà nước, gây phiền hà, bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm toán như một số trường hợp vừa qua.

Bầu ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước, phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế

Tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Tư, chiều 21.10, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bảo đảm an ninh năng lượng và tính bền vững trong phát triển năng lượng

Cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch chi tiết và đề cương các báo cáo giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021', Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, chuyên đề giám sát này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần giải quyết, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc và tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển năng lượng trong giai đoạn tới, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt, trọng tâm của chuyên đề giám sát là vừa bảo đảm an ninh năng lượng, vừa bảo đảm tính bền vững trong phát triển năng lượng.

Thông qua về nguyên tắc 2 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 21.9, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua về nguyên tắc đối với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) tại phiên thảo luận sáng qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu, dự thảo Luật cần tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác.

Cần đột phá trong sửa đổi pháp luật về đất đai

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, các đại biểu tham dự Hội thảo chuyên đề 1 đều nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách thể chế và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai là giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nếu thực sự có những cải cách mang tính đột phá trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII chắc chắn sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân.

Một số hình ảnh Tọa đàm cấp cao 'Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'

Chiều 18.9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 tiến hành họp Phiên toàn thể với chủ đề: 'Củng cố nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'.

Nâng cao hơn nữa kỷ cương, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội

Sáng 8.9, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ ký kết Quy chế phối hợp làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chiều 22.8, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hà Nội), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết Quy chế phối hợp làm việc giữa hai cơ quan trong giai đoạn 2021 - 2026. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và chứng kiến ký kết Quy chế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sáng 19.8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn công tác của Quốc hội đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chính thức hóa nội dung đã chín, được thực tế kiểm nghiệm và có đồng thuận cao

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu, Nghị quyết khi ban hành phải khả thi, giải quyết được những vấn đề từ thực tiễn, nâng cao chất lượng kỳ họp, rút ngắn tối đa thời gian kỳ họp, chuyển trọng tâm 'Quốc hội tham luận sang thảo luận', nâng cao vai trò, trách nhiệm đại biểu Quốc hội.

Xác định rõ các 'khoảng trống' pháp luật

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, đây là dự luật lần đầu tiên được xây dựng trong khi có phạm vi điều chỉnh rất rộng, thống kê sơ bộ cho thấy liên quan tới 86 văn bản pháp luật từ Hiến pháp đến các bộ luật, luật, pháp lệnh và nghị định, quyết định của Thủ tướng... Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo cần tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan, rà soát chi tiết, xác định rõ các 'khoảng trống' pháp luật để thiết kế dự luật bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sáng 11.7, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena và Đoàn đại biểu Quốc hội Lào đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Chiều 4.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố, trao Quyết định nghỉ hưu và Quyết định chuẩn y Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Bài cuối: Tăng cường giám sát của Quốc hội

Để công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới thực sự 'không có vùng cấm', 'không có ngoại lệ', kết hợp được giữa 'xây' và 'chống', tạo bước đột phá mới, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội ngay cả đối với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng.

Đóng góp chất lượng vào công tác xây dựng pháp luật

Tham gia đầy đủ, tích cực vào chương trình nghị sự của kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh có những đóng góp quan trọng góp phần vào thành công của kỳ họp cũng như sự đổi mới của Quốc hội. Trong đó, có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, cùng tập thể Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Thông qua Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Ba, sáng nay, 16.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, với 467/480 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Hiện thực hóa bằng các quyết sách, hành động cụ thể

Lê Hồng Hạnh, Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà TĩnhPhiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng cử tri và nhân dân. Những tồn tại nhiều năm nay được mổ xẻ, đại biểu chất vấn rõ nội dung, thẳng thắn, trách nhiệm; người trả lời hiểu rõ thực trạng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách, trăn trở, tâm huyết trước những khó khăn, thách thức cử tri và đại biểu dân cử đặt ra nhưng còn nhiều rào cản… Đông đảo cử tri kỳ vọng, những lời hứa, cam kết sớm được hiện thực hóa bằng các quyết sách, hành động cụ thể.

Làm rõ điểm nghẽn, chỉ rõ trách nhiệm cụ thể

Tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn với 'tư lệnh ngành' nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, giao thông vận tải và ngân hàng nhà nước. Đây là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 - Nghị quyết đặc biệt được Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường để hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội nhưng tiến độ thực hiện đến nay quá chậm, trong khi thời gian không còn nhiều. Do đó, các đại biểu Quốc hội mong muốn qua chất vấn phải làm rõ 'địa chỉ' chịu trách nhiệm cụ thể, qua đó đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện trong thời gian tới.

Thực hiện đúng tiến độ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai

Cơ bản tán thành với kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, song nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tồn tại, hạn chế liên quan đến nguồn lực đất đai, quy hoạch treo, chất lượng tinh giản biên chế... Các đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung cao độ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, ban hành đồng bộ thể chế pháp luật liên quan đến đất đai, trọng tâm là thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai, tăng cường kiểm tra, giám sát, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này.

Tinh giản biên chế không dừng ở tiết kiệm về lượng, cần chuyển biến về chất

Thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy trong phiên họp chiều nay, 2.6, một số ĐBQH đề nghị, cần hiểu đúng việc tinh giản biên chế không phải là tiết kiệm về số lượng, mà phải tạo chuyển biến về chất, dùng đúng người, đúng việc theo yêu cầu vị trí việc làm, và cần trao quyền quyết định cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị về vấn đề này.

Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không

Các đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát quy định tại Khoản 3, Điều 10 về việc cảnh sát cơ động có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng, vì một số khu vực cấm bay, hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ, lực lượng cảnh sát cơ động không thể tiếp cận và triển khai nhiệm vụ.

Cần hướng đến sản phẩm 'đầu ra'

Thảo luận về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp chiều qua, các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã có nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh. Nhiều đại biểu đề nghị, các chính sách hỗ trợ phát triển điện ảnh cần hướng đến sản phẩm 'đầu ra'.

Một khu phố điển hình văn hóa, văn minh

Nhiều người đi qua Khu phố 5, Phường 5, TP. Đông Hà đều tấm tắc khen cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp với những hàng cây cổ thụ xanh rợp mát, những cổng nhà duyên dáng, hệ thống đèn chiếu sáng đến tận từng ngõ. Để có một khu phố điển hình như vậy, người dân đã tốn không ít công sức.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc.

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Chiều 20.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo quốc tế về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV.

Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội quán triệt và triển khai Kết luận, Quy định Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII

Sáng 20.5, tại Nhà Quốc hội, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW và Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII.

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Chiều 25.4, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành'.

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Chiều 25.4, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành'.

Bổ sung chế tài xử lý nghiêm, thu hồi đất dự án chậm đưa vào sử dụng

Sáng 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Mười, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Bổ sung chế tài xử lý nghiêm, thu hồi đất dự án chậm đưa vào sử dụng

Sáng 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Mười, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước về dầu khí

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại Phiên họp thứ Mười, tháng 4.2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Sáng 20.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Australia, đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì họp Đoàn giám sát của Quốc hội về công tác quy hoạch

Ngày 20.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành', Đoàn giám sát đã làm việc trao đổi về nội dung của dự thảo Báo cáo kết quả giám sát để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 10 này.

Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Nhất trí với đề xuất tiến hành Kỳ họp thứ Ba theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội (có dự phòng phương án họp trực tuyến kết hợp tập trung theo diễn biến của dịch bệnh Covid - 19), kết luận phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ trình Quốc hội những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng.

Thông qua số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 19.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 15 người, trong đó 6 thành viên đương nhiên theo luật định là Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử 9 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Sẽ trình Quốc hội 4 chuyên đề giám sát trong năm 2023

Sáng 19.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Chặt chẽ và minh bạch về thẩm quyền, quy trình, thủ tục

Sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành là cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Khẳng định điều này, song cho ý kiến về dự án Luật tại Phiên họp thứ Mười, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi Luật phải bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn.

Bảo đảm tính bao quát với các hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình vẫn còn là vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định của Luật hiện hành, bảo đảm việc sửa đổi phải theo hướng tốt hơn cho đối tượng thụ hưởng chính sách, bảo đảm tính khả thi.

Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng

Các bộ, ngành cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc soạn thảo dự án luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể thực hiện thí điểm.