ĐBQH NGUYỄN CHU HỒI: CẦN QUAN TÂM ĐẾN CÁC YẾU TỐ NỀN TẢNG BẢO ĐẢM CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

Quan tâm đến những yếu tố nền tảng bảo đảm cho phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - ĐBQH Tp.Hải Phòng cho rằng cần giải quyết tốt cân bằng giữa môi trường và phát triển trong kinh tế biển, triển khai thực hiện các mục tiêu và giải pháp lớn của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công ty bảo hiểm nào dây dưa, không trả bảo hiểm sẽ thanh tra, kiểm tra

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khi trả lời chất vấn sáng 18/3, tại phiên họp lần thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

THẢO LUẬN TỔ 04: CẦN SỚM BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu tán thành cao với sự cần thiết ban hành nghị quyết này nhằm tháo gỡ vướng mắc thực tế, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, dự án, bảo đảm mục tiêu đề ra.

ĐOÀN ĐBQH TP.HẢI PHÒNG THAM GIA TÍCH CỰC, TRÁCH NHIỆM CAO GÓP PHẦN VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA KỲ HỌP THỨ 6 QUỐC HỘI KHÓA XV

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, được cử tri và Nhân dân cả nước đồng tình, đánh giá cao. Góp phần vào thành công chung đó của kỳ họp là sự tham gia tích cực, trách nhiệm cao đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng.

NHIỀU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÁNH GIÁ CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG CỦA PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 6

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong tuần làm việc vừa qua của Quốc hội là Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6. Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao hiệu quả, chất lượng của Phiên chất vấn này và cho rằng, Chủ tọa điều hành linh hoạt, sáng tạo, gợi mở nhiều nội dung đề người trả lời chất vấn trúng vấn đề, không khí tranh luận sôi nổi, dân chủ.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI): KHÔNG NÊN ĐỔI TÊN CÁC TÒA ÁN

Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sau khi nghe trình bày Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật này. Tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành luật, đồng thời đề nghị rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, đồng bộ và báo cáo làm rõ các nội dung sửa đổi để tăng tính thuyết phục.

BẢO ĐẢM TÍNH ĐẶC THÙ CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 08/11, Quốc hội tiến hành thảo luận Tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, nhấn mạnh yêu cầu cần có các cơ chế, chính sách đặc thù đề phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm mức đóng để đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phủ rộng hơn

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, quy định hiện nay về mức đóng của người lao động là 8%, người sử dụng lao động 14%, tổng cộng là 22% tiền lương không phải là con số nhỏ. Do đó, cần nghiên cứu lại tỷ lệ đóng góp này theo hướng tỷ lệ đóng góp có thể giảm xuống để đối tượng tham gia bảo hiểm phủ rộng hơn.

THẢO LUẬN TỔ 04: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 02/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu và Thừa Thiên – Huế, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời đề nghị cần có quy định chặt chẽ chế tài xử lý, cần mạnh hơn nữa và ngăn chặn ngay từ đầu để giảm tối thiểu tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.

Tháo gỡ một số cơ chế chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng đề nghị Chính phủ quan tâm tháo gỡ một số cơ chế chính sách gắn với nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

THẢO LUẬN TỔ 04: LÀM RÕ SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ TRONG KHAI THÁC MỎ KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 27/10, thảo luận tại tổ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, tại Tổ 04 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu, các đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết này là đúng thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu thực tế; đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát một số nội dung của dự thảo Nghị quyết, báo cáo làm rõ để tăng tính thuyết phục.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: KẾT QUẢ RÀ SOÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ GIẢI ĐÁP NHIỀU VẤN ĐỀ

Sáng 24/10, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cho ý kiến về Báo cáo Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận thời gian qua các cơ quan đã tích cực thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội; cho biết qua tổng rà soát đã giải pháp được nhiều vấn đề quan tâm và nhấn mạnh yêu cầu cần phải cố gắng nhiều hơn nữa cả trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI: PHÂN TÍCH KỸ CÁC CHỈ BÁO ĐỂ CHỦ ĐỘNG CÓ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH RÕ RÀNG

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, thảo luận tại Tổ số 04 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu đánh giá cao những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; đồng thời đề nghị tiếp tục phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế để có giải pháp phù hợp, nhấn mạnh các phản ứng chính sách cần phải chủ động, rõ ràng.

CÁC THUÊ BAO CÓ THỂ ĐĂNG KÝ NHIỀU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THEO CÁC GÓI CƯỚC KẾT HỢP

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân-Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng cho rằng, các thuê bao có thể đăng ký nhiều dịch vụ viễn thông theo các gói cước kết hợp giữa nhiều dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp đang cung cấp như di động kèm cố định...

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 04/10/2023

'Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Bộ trưởng phụ trách Scotland của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; Hội thảo 'Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội – Lý luận và thực tiễn'...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 04/10/2023.

GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ ĐỐI VỚI DỰ ÁN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI)

Tại Phiên giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) diễn ra ngày 28/9, các đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ ngành đã tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung: Nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự án Luật; thuế, phí tài nguyên nước...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 4: LÀM RÕ ĐIỀU KIỆN, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 20/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Các ý kiến thảo luận tại Tổ 4 đề nghị thiết kế thêm một chương riêng về vấn đề huy động sức dân tham gia vào bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đồng thời làm rõ điều kiện, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động để đảm bảo các quy định chặt chẽ.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (SỬA ĐỔI): BẢO ĐẢM VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT TỪ SỚM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Chiều 19/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 19/6, sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại hội trường, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này. Tại tổ 04 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng, các đại biểu cho rằng cần quy định rõ vai trò điều tiết của Nhà nước, bảo đảm tính dẫn dắt định hướng của Nhà nước đối với thị trường bất động sản.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI): CHÚ TRỌNG LẤY Ý KIẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 10/6, thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, song cũng lưu ý đến công tác rà soát để bảo đảm thống nhất và việc lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của luật.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỂ THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN

Sáng 09/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tại Tổ về nội dung này. Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được tiến hành công phu, nghiêm túc, giải trình cặn kẽ, bảo đảm chi tiết các nội dung.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI): NGHIÊM TÚC TIẾP THU CÁC Ý KIẾN THẨM TRA ĐỂ HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT

Sáng 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại hội trường, các đại biểu tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Tại Tổ 04, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, đồng thời đánh giá cao và thống nhất với các nội dung trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các nội dung thẩm tra này.

THÍ ĐIỂM MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH: TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ KỸ LƯỠNG, KHÔNG ĐỂ LÃNG PHÍ CHÍNH SÁCH

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 30/5, thảo luận tại Tổ 04 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế và Tp.Hải Phòng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.Hồ Chí Minh, các đại biểu nhấn mạnh đến sự cần thiết ban hành các cơ chế chính sách đồng thời cần chú trọng việc tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 54/2017/QH14 trước đây.

THẢO LUẬN TỔ 4: BỐI CẢNH NĂM 2023 ĐÒI HỎI NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC BIỆT, ĐỘT PHÁ, CỤ THỂ ĐỂ THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Tiếp chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 25/5, thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra, song còn có những băn khoăn, lo ngại khi tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2023 có nhiều khó khăn. Các đại biểu cũng cho rằng cần có cái nhìn khách quan, toàn diện khi đánh giá đồng thời tập trung đề ra những giải pháp thực sự khác biệt, đột phá, cụ thể để phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay.

DỰ ÁN LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI): QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỂ GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮC VỀ MUA THUỐC, VẬT TƯ, THIẾT BỊ Y TẾ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và đề nghị quy định cụ thể hơn liên quan đến vấn đề mua sắm, vật tư, thiết bị y tế trong Luật này để giải quyết những vướng mắc và đặc thù trong lĩnh vực y tế, phù hợp với yêu cầu thực tiễn

ĐBQH NGUYỄN CHU HỒI: KỲ HỌP THỨ 5 TIẾP NỐI TINH THẦN ĐỔI MỚI, VÌ LỢI ÍCH CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

Trao đổi trước thềm Kỳ họp thứ 5, Đại biểu Nguyễn Chu Hồi- Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng cho biết, Kỳ họp này chứng kiến Quốc hội tiếp nối những bước đổi mới như đã thể hiện từ đầu nhiệm kỳ, đặc biệt trong khâu chuẩn bị nội dung, sắp xếp chương trình, để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Quốc hội, vì lợi ích của nhân dân và cử tri cả nước.

QUY ĐỊNH RÕ TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỊNH GIÁ ĐẤT SÁT VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THAM MƯU

Theo các chuyên gia và đại biểu Quốc hội, Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để định giá đất; Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, cơ quan tư vấn trong định giá đất; Quy định rõ vai trò trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các địa phương…

KỲ VỌNG CHÍNH SÁCH CHO Y, BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN SẼ ĐƯỢC QUAN TÂM HƠN KHI LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI) ĐƯỢC THÔNG QUA

Nhiều đại biểu Quốc hội kỳ vọng, nếu dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua sẽ góp phần quan tâm hơn tới chính sách cho đội ngũ y, bác sĩ ở các cơ sở y tế cũng như đối với người bệnh đang được chăm sóc, điều trị ở các bệnh viện.

THẢO LUẬN TỔ 12 VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA: ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÚNG VÀ TRÚNG

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 06/01, Quốc hội thảo luận ở tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Bình Dương và Tp.Hải Phòng, nhấn mạnh mục tiêu, yêu cầu của quy hoạch là cơ sở để đầu tư phát triển trúng và đúng, các đại biểu bày tỏ băn khoăn với khối lượng nội dung cần xem xét, hoàn thiện là rất lớn, việc thông qua Quy hoạch ngay tại kỳ họp này là thách thức đối với các cơ quan.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 2 - QUỐC HỘI CHỦ ĐỘNG, LINH HOẠT, BÁM SÁT YÊU CẦU THỰC TIỄN

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Trong Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, liên quan trực tiếp đến lợi ích, đời sống người dân. Trao đổi bên hành lang phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho biết, Quốc hội đang hoạt động ngày càng chủ động, linh hoạt, bám sát yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Chính phủ có 2 tân Phó Thủ tướng

Với đa số phiếu thuận, Quốc hội chiều 5-1 đã thống nhất phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ với 2 ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà.

THẢO LUẬN TỔ 12 VỀ DỰ ÁN LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI): CẦN CỤ THỂ NGAY TRONG LUẬT DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÌNH ỔN GIÁ

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 07/11, thảo luận tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Bình Dương và Tp.Hải Phòng về dự án Luật Giá (sửa đổi), các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật. Nhấn mạnh đây là đạo luật gốc về quản lý giá, có chức năng quy định những nguyên tắc căn bản trong quản lý nhà nước về giá, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và cụ thể của dự thảo Luật.

THẢO LUẬN TỔ 12: THỂ CHẾ ĐÚNG TINH THẦN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ PHẢI CỤ THỂ HƠN, KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ

Sáng 03/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Bình Dương, Tp.Hải Phòng, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập sau gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013.

THẢO LUẬN TỔ 12: BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Sáng 02/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Bình Dương và Tp.Hải Phòng, các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện luật, trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ đối tượng yếu thế, bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử.

THẢO LUẬN TỔ 12: KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ VỚI ĐẦY ĐỦ CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

Chiều 01/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ 12 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Bình Dương và Tp.Hải Phòng về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết và làm rõ các cơ sở ban hành Luật; đồng thời đưa ra các kiến nghị đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính khả thi và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

MONG CHỜ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV là Kỳ họp quan trọng với nhiều nội dung trọng tâm liên quan đến công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trao đổi bên hành lang Hội trường Diên Hồng, nhiều đại biểu Quốc hội mong chờ lần cho ý kiến đầu tiên đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời bày tỏ hy vọng những quy định mới sẽ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực quản lý đất đai, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

THẢO LUẬN TỔ 12: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 LÀ MINH CHỨNG RÕ RÀNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐÃ BAN HÀNH

Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại tổ 12 về tình hìnhKT-XH và NSNN, phấn khởi trước những kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, các đại biểu cho rằng kết quả kết quả đã cho thấy các cơ chế, chính sách nhằm kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, nhất là Nghị quyết 43/2022/QH15.