Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội: Các trí thức tiêu biểu là những tấm gương sáng

Sáng nay 28/8 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu lần thứ 5. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024

Sáng nay, 28.8, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024 - sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vận động trí thức và thúc đẩy các phong trào sáng tạo khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết 1154/NQ-UBTVQH15 ngày 23/8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn cho thôi giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh vừa ký ban hành Nghị quyết 1154/NQ-UBTVQH15 ngày 23/8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn cho thôi giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV.

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cần tạo động lực cho doanh nghiệp

Không chỉ tăng cường quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phải tạo động lực mới cho doanh nghiệp.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 24.8.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 24.8.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam; Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Nhân lực phát triển công nghệ số

Sáng 24/8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm trưởng đoàn đã làm việc tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông

Sáng 24.8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, phục vụ thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.8.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.8.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bế mạc Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phiên họp thứ 3 của Đoàn giám sát về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; Phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Hội thảo Liên nghị viện khu vực tại Trung Quốc; Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với Viettel; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhà giáo; tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của dự thảo Luật Nhà giáo.

Thúc đẩy phát triển toàn diện Công nghiệp Công nghệ số

Chiều 23/8, Đoàn khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Công nghiệp Công nghệ số của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Chủ nhiệm Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Hội thảo Liên nghị viện khu vực tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, từ ngày 19 - 27/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng đoàn đã dự Hội thảo Liên nghị viện khu vực do Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Bắc Kinh thảo luận các biện pháp thúc đẩy việc thực hiệc các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thông qua hợp tác nghị viện; thăm, tìm hiểu kinh nghiệm, thành tựu đạt được trong lĩnh vực phát triển bền vững tại một số địa phương của Trung Quốc.

Sửa đổi Luật Điện lực: Quy định cụ thể hơn tạo bình đẳng giữa các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Cho ý kiến bước đầu về dự án luật, một số đại biểu cho rằng, cần có các quy định cụ thể hơn nhằm tạo sự bình đẳng, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng khi tham gia thị trường điện cạnh tranh.

Xóa bỏ mọi rào cản để giá năng lượng minh bạch

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi Luật Điện lực lần này cần đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch, do thị trường quyết định…

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo thị trường điện cạnh tranh, minh bạch

Luật Điện lực (sửa đổi) hướng tới công tác quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị truờng điện cạnh tranh minh bạch, công bằng...

Cần cơ chế huy động nguồn lực xã hội vào ngành điện

Trong bối cảnh nguồn lực công còn hạn chế, nhu cầu sử dụng điện cao, khi sửa đổi Luật Điện lực, cần có cơ chế để huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư ở những hoạt động không bắt buộc Nhà nước phải độc quyền.

Qua giám sát phải có đề xuất, góp ý cụ thể

Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao'.

Sửa Luật để hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Ngày 20/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Sửa Luật Điện lực với 6 nhóm chính sách lớn

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội về xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn.

Góp phần hình thành hạ tầng chất lượng quốc gia tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiện đại

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần làm rõ Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia, để làm cơ sở định hướng hoạt động tiêu chuẩn hóa phục vụ việc hình thành và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiện đại.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam phải phù hợp và dựa theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 20-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Trách nhiệm thế nào nếu ra quy chuẩn, tiêu chuẩn gây khó cho DN, người dân?

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị nghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn gây ra những bất cập, hoặc có quy trình thủ tục gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Tránh ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn để doanh nghiệp phải 'thế này, thế kia'

Tổng Thứ ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị quy định trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn để tránh tình trạng có những quy chuẩn, tiêu chuẩn đặt ra khiến người dân, doanh nghiệp phải 'thế này, thế kia'.

Bổ sung một số điều Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 20/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 36 để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum trao quyết định về công tác cán bộ

Sáng 20/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với các cam kết trong FTA

Thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tránh vướng mắc, bất cập

Sáng 20/8, tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Doanh nghiệp cần được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và giảm 5 điều so với Luật hiện hành).

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn

Sáng 20.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Hiện chỉ có Hà Nội ban hành được quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Việc ban hành quy chuẩn địa phương còn gặp nhiều khó khăn, hiện chỉ có thành phố Hà Nội ban hành được quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Quốc hội đề nghị Chính phủ lưu ý 8 vấn đề trọng tâm để đảm bảo chất lượng dự án Luật

Chiều ngày 19/8, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thẩm tra, các cơ quan Quốc hội và lưu ý một số vấn đề trọng tâm để đảm bảo chất lượng dự án Luật.

Quy định chặt chẽ tránh việc đưa quy chuẩn, tiêu chuẩn cao để 'rút ruột' công trình

Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với các cam kết trong FTA

Sáng 20/8, tiếp tục phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Minh bạch hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 20/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi)

Sáng 20/8/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 36 để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao'.

Xóa bỏ bù chéo giá điện

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội yêu cầu khi sửa Luật Điện lực cần có lộ trình rõ ràng để xóa bỏ bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất

SỬA ĐỔI LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT PHẢI PHÙ HỢP VỚI CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều thành viên Ủy ban cho rằng, việc sửa đổi Luật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm thiểu tốn kém về kinh phí và áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Đề nghị có lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về cải cách giá điện như xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng trong Luật Điện lực sửa đổi.

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về cải cách giá điện

Chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Dự án Luật có 9 chương, 121 điều (tăng 51 điều so với Luật hiện hành), trong đó, giữ nguyên 1 Điều so với Luật hiện hành.

Quá trình tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường điện cạnh tranh rất chậm so với tiến độ

Tiếp tục chương trình của Phiên họp thứ 36, chiều 19/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Hướng tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Chiều 19-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài, sau khi Luật Điện lực năm 2004 có hiệu lực, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam (trong đó có lĩnh vực điện lực) được ban hành.

Quy định rõ nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện trong Luật Điện lực

Chiều 19/8, tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Nghiên cứu kỹ giá điện phù hợp với thực tế

Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/8 cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Xây dựng nguyên tắc định giá điện nhất quán trong Luật Điện lực

Chiều 19-8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Xác định nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 'nếu giá điện bù đắp đúng, đủ toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh điện và có lợi nhuận cho đơn vị điện lực thì phải được xác định là nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm của giá điện. Khi giá đã phản ánh đúng, đủ chi phí điện bán cho các nhóm khách hàng thì tự nó cũng sẽ hình thành cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý theo chi phí'.

Tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường điện cạnh tranh rất chậm

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, quá trình tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường điện cạnh tranh rất chậm so với tiến độ đã được quy định.

Sửa Luật Điện lực: Tăng minh bạch, hướng tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Chiều 19-8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Sửa Luật Điện lực: Quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về cải cách giá điện

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể về việc đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định.

6 chính sách lớn trong dự án Luật Điện lực sửa đổi

Chiều 19/8, tiếp tục phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).