Từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0, thì những điều này càng trở nên quan trọng.
Thu nhập thấp, trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Nhiều gia đình công nhân lao động đã phải co kéo chi tiêu, cắt giảm lượng thực phẩm hàng ngày để không bị thiếu hụt chi phí sinh hoạt. Để giảm áp lực kinh tế cho người lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 là rất cần thiết.
Lương tối thiểu vùng là nội dung 'nóng' được thảo luận trong phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra vừa qua.
Thị trường lao động việc làm trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn. Hơn 500 nghìn người bị ảnh hưởng (mất, giảm việc làm), trong đó trên 54% người lao động mất việc làm, trên 40% giảm giờ làm. Trong bối cảnh này, vai trò của Nhà nước rất quan trọng, từ hoạch định để có thị trường việc làm linh hoạt, tận dụng tối đa nguồn lực để hỗ trợ người lao động…
Với tinh thần chủ động và trách nhiệm, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã dành nhiều sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, nhằm mục tiêu chăm lo tốt nhất cho sức khỏe của đoàn viên, người lao động, từ đó duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, người lao động thêm tin yêu, gắn bó với tổ chức Công đoàn.
Phần lớn người lao động mất việc nhiều thời gian qua là lao động phổ thông, tay nghề thấp, thậm chí không có tay nghề. Đây cũng có thể là những rào cản khiến họ gặp khó khăn trong tìm kiếm một công việc mới…
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024 và có hiệu lực từ 1-7-2025.
Việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thời gian qua xảy ra ở nhiều doanh nghiệp tư nhân khiến người lao động (NLĐ) không được hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, muốn rút BHXH một lần cũng không được, về hưu nhưng lại không có lương hưu… Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm này vẫn còn vướng mắc.
Tình trạng người lao động bị mất, giảm việc làm kéo theo nhiều hệ lụy như vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, nạn tín dụng đen. Vì vậy, theo các chuyên gia, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm một cách bền vững, tăng khả năng chống chịu trước các 'cú sốc', chứ không chỉ là trợ cấp tiền…
Khó khăn về đời sống, thu nhập không đủ chi tiêu khiến nhiều công nhân lao động phải đi vay nợ, từ đó kéo theo những chuỗi ngày lo lắng, bất an, thậm chí bị khủng bố tinh thần…
Chúng ta chắc từng nghe nói, đại ý, phấn đấu đến năm nào đó Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Khảo sát mới nhất do Ban Chính sách-Pháp luật và Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp thực hiện cho thấy, tiền lương cơ bản hằng tháng của người lao động hiện nay nếu tính làm đủ giờ công, ngày công, không bao gồm tiền làm thêm giờ, sẽ nhận được trung bình là khoảng 6 triệu đồng, tăng 8,4% so với khảo sát tháng 3/2022. Mức lương cơ bản này cao hơn tiền lương tối thiểu từ 37,5% đến 51,9%, tùy theo từng vùng. Còn 3,5% người lao động vẫn đang nhận mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Kết quả khảo sát do Ban Chính sách pháp luật và Viện Công nhân Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, TP.HCM, Bình Dương, An Giang với sự tham gia của trên 3 ngàn công nhân tại 157 doanh nghiệp (DN) vừa được công bố rất đáng suy ngẫm, trăn trở.
Mới đây Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Thông tin này ngay lập tức nhận được sự đồng thuận của đông đảo giáo viên.
Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất sẽ tổ chức phiên họp tiếp theo vào quí 4-2023, đồng thời chốt thời gian và khả năng tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Ngày 9-8, tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tổ chức phiên họp thứ nhất năm 2023 để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Việc lùi chương trình làm việc của Hội đồng Tiền lương quốc gia để các bên có đánh giá rõ hơn tình hình thị trường lao động, việc làm và sự phục hồi của doanh nghiệp trước khi đưa ra khuyến nghị Chính phủ một phương án cụ thể.
Khi khảo sát, người lao động mong muốn mức lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng 11%. Trong bối cảnh doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị mức tăng từ 5-6%, trong khi đó, giới chủ - VCCI đề nghị chưa tăng lương ở thời điểm này.
Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến cuối năm nay mới họp để đánh giá thêm trước khi đưa ra khuyến nghị về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Sau phiên họp thứ nhất vào ngày 9/8, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất phiên họp tiếp theo sẽ diễn ra vào quý IV năm 2023 và sẽ chốt lại thời gian và khả năng tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Bất chấp những khó khăn, người lao động và các chuyên gia cho rằng vẫn nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Mức tăng dự kiến từ 5-6% được cho là hợp lý.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải gồng mình để duy trì việc làm.
Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung 'nóng' được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ nhất năm 2023 tại Quảng Ninh để thảo luận về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Sáng 9-8, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tổ chức phiên họp đầu tiên để thảo luận phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (khu vực doanh nghiệp).
Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng. Vậy mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?
Ngày mai (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (NLĐ).
Chính phủ đã thống nhất hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo hướng giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm. Việc rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội được cho là sẽ góp phần mở rộng đối tượng hưởng lương cũng như giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trước khi Hội đồng tiền lương quốc gia họp vào đầu tháng 8/2023 để bàn, thương lượng điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức các đoàn khảo sát tình hình việc làm, thu nhập, đời sống; đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Qua các khảo sát của tổ chức công đoàn, hầu hết các ý kiến thu nhận được cho thấy người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024.
Ngày 25/7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức truyền thông tư vấn pháp luật, phiên tòa giả định về phòng, chống bạo lực gia đình tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Trong bối cảnh nhiều người lao động mất việc, giảm thu nhập khiến đời sống khó khăn, nhiều chuyên gia cho rằng cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu trong năm 2024. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến kiến nghị chưa thực hiện tăng lương bởi doanh nghiệp đang gặp khó khăn do giảm đơn hàng. Vậy, thế nào là đúng?
Sáng ngày 18/7, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ báo công và trao thưởng học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức lao động Bộ VHTTDL.
Trong bối cảnh người lao động mất việc, giảm thu nhập do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, khiến đời sống càng thêm khó khăn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu trong năm 2024. Tuy nhiên, mức tăng, thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp…
BHXH Việt Nam khẳng định việc thường xuyên điều chỉnh mức hưởng lương hưu, trợ cấp thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với người về hưu
Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương bị bắt để điều tra hành vi 'Tham ô tài sản'.
Sau nhiều lần đề xuất, trì hoãn, cuối cùng, mức lương cơ sở cho công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khu vực công tăng từ ngày 1/7. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui cũng kèm theo nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.
Lương hưu được xác định dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, người lao động sẽ được hưởng lương hưu cao hơn khi đóng bảo hiểm xã hội với mức cao và tích lũy thời gian đóng dài. Cho nên, việc quy định trần đóng để không tạo ra chênh lệch quá lớn giữa những người cùng hưởng trong một quỹ.
Để giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) kiến nghị nghiên cứu, cho người lao động sử dụng sổ BHXH để vay tiêu dùng ngắn hạn trong bối cảnh thu nhập giảm sút hoặc việc làm bấp bênh.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tại thời điểm tháng 4/2023, cả nước có 471 trường hợp đang hưởng lương hưu từ 20 triệu đồng trở lên. Để có thêm nhiều người có lương hưu cao, nhiều ý kiến cho rằng, nên nới trần lương tính đóng BHXH, khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện và đặc biệt đề xuất đóng BHXH trên mức thu nhập thực tế.
Quảng cáo cho vay trên không gian mạng vẫn gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng để tín dụng đen không thâm nhập vào công nhân, cần có các địa chỉ hỗ trợ vay vốn tin cậy từ nhà nước, thủ tục đơn giản để người lao động dễ tiếp cận...
Tình trạng quảng cáo cho vay trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, vì vậy các chuyên gia cho rằng, để tín dụng đen không thâm nhập vào công nhân lao động, cần có các địa chỉ hỗ trợ vay vốn tin cậy từ nhà nước.
Tình trạng quảng cáo cho vay trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, vì vậy theo các chuyên gia để tín dụng đen không thâm nhập vào nhóm công nhân lao động, cần có các địa chỉa hỗ trợ vay vốn tin cậy từ nhà nước, thủ tục đơn giản để người lao động tiếp cận được…
Kinhtedothi – Nạn tín dụng đen đang là vấn đề rất nóng trong xã hội, nhất là với công nhân lao động. Tại buổi Đối thoại 'Nâng cao kiến thức trong pháp luật và nhận diện tín dụng đen', ngày 31/5, các chuyên gia chia sẻ cách xử lý khi bị đòi nợ và chỉ chỗ vay tiền hợp pháp.
Chiều 31/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và nhận diện tín dụng đen. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Diễn ra từ ngày 23 - 24/5, Đại hội Công đoàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã thành công tốt đẹp. Tham dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Hả - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Kon Tum; đồng chí Phạm Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Ngọc Hồi và 100 đại biểu đại diện cho 69/69 công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Ngọc Hội và 1.886 đoàn viên.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng là người lao động cần được giải thích rõ về tuổi nghỉ hưu và quyền lợi của mình được hưởng khi nâng mức tuổi nghỉ hưu và số năm tham gia bảo hiểm xã hội.
Giá cả các mặt hàng tăng cao trong khi tiền lương không đủ đảm bảo chi trả cuộc sống, công nhân mong muốn làm thêm giờ để cải thiện thu nhập…
Lo ngại mức lương hưu quá thấp khi giảm năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, nhiều ý kiến cho rằng nên chăng có một mức sàn lương hưu tối thiểu để đảm bảo cuộc sống cho người về hưu sau này…
Tuổi nghỉ hưu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động, còn xu hướng các nước cũng là nâng dần tuổi hưu khi tuổi thọ tăng và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu xuống 60 với nam, 55 với nữ là rất khó trong bối cảnh hiện nay…