Hôm nay (7/7), Iran thông báo chính thức nâng mức làm giàu Uranium lên quá 3,67% và vượt lượng dự trữ cho phép trong vòng vài giờ.
Iran cho biết đã bắt đầu làm giàu uranium với độ tinh khiết cao hơn 3,67% vì các nước châu Âu tham gia ký kết Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) năm 2015 đã bỏ qua thời hạn 60 ngày để bù đắp các tác động bất lợi từ việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này.
Mỹ đã triệu tập cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc họp khẩn cấp sau khi Iran tuyên bố tăng lượng dự trữ uranium vượt quá giới hạn được đặt ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, theo đài PressTV.
Với tuyên bố sẽ làm giàu urani ở cấp độ cao, trên 3,67% - tức là trên mức cần thiết để sản xuất năng lượng hạt nhân dân sự - từ ngày 7-7 nếu các nước châu Âu 'không hành động', Iran dường như đang chuẩn bị bước đi đầu tiên để có thể sản xuất 1 vũ khí hạt nhân.
Khi nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, châu Âu rơi vào tình thế khó khăn vì một mặt bị Iran ép, mặt khác đối diện với chiến dịch cấm vận tối đa của Mỹ.
Theo Reuters, ngày 5-7, Iran đã yêu cầu Anh ngay lập tức thả tàu chở dầu của nước này bị bắt giữ ở vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh, cho rằng London đã hành động theo yêu cầu của Mỹ. Trước đó, cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển Gibraltar với sự hỗ trợ của lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã bắt giữ tàu Grace 1 do nghi ngờ tàu này vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hiệp châu Âu (EU) khi chở dầu đến Syria. Theo mạng dữ liệu vận chuyển Refinitiv Eikon, tàu Grace 1 có lộ trình từ Iran, di chuyển qua mũi phía nam của châu Phi thay vì qua kênh đào Suez của Ai Cập, để tới Syria.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 4/7 cho biết ông hy vọng rằng kênh thương mại đặc biệt với Iran (INSTEX) sẽ hoàn tất giao dịch đầu tiên và có giới hạn trong những ngày tới.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 4/7 cho biết, ông hy vọng rằng kênh thương mại đặc biệt với Iran (Instex) sẽ hoàn tất giao dịch đầu tiên và có giới hạn trong những ngày tới.
Dự trữ urani vượt giới hạn cho phép hay cảnh báo làm giàu urani ở cấp độ cao, mục tiêu mà Iran hướng tới dường như là gây sức ép với các nước châu Âu.
Hôm 1-7 vừa qua, Iran tuyên bố nước này đã vượt ngưỡng uranium làm giàu mà họ được phép sở hữu theo thỏa thuận hạt nhân có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xác nhận tuyên bố này của nước Cộng hòa Hồi giáo. Diễn biến này cho thấy Iran, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang trong một cuộc đấu trí 'cân não' đầy căng thẳng.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 3-7, Tổng thống I-ran H.Ru-ha-ni cho biết, I-ran sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đã ký với Nhóm P5+1 năm 2015, nếu các bên còn lại tiếp tục tuân thủ, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu trở lại bàn đàm phán. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Theo Reuters và TTXVN, ngày 3-7, Tổng thống Iran H.Rouhani cho biết, Iran sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đã ký với Nhóm P5+1 năm 2015, nếu các bên còn lại tiếp tục tuân thủ, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu trở lại bàn đàm phán. Theo nhà lãnh đạo Iran, nếu các bên trở lại tuân thủ các cam kết của mình trong thỏa thuận, Tehran sẽ giảm lượng u-ra-ni làm giàu xuống dưới ngưỡng 300 kg ghi trong thỏa thuận. Trong trường hợp ngược lại, Iran sẽ cho lò phản ứng hạt nhân Arak hoạt động trở lại ngày 7-7 tới.
Phá vỡ giới hạn về dự trữ uranium là bước đi liều lĩnh của Iran. Không chỉ Mỹ, các nước còn lại trong nhóm P5+1 cũng sẽ cân nhắc có những biện pháp mới với Iran.
Một ngày sau khi Iran thông báo đã vượt giới hạn urani làm giàu theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), sau các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhiều nước đã lên tiếng kêu gọi Tehran 'không để cảm xúc lấn át' và tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Ngày 1/7, Mỹ đã đề xuất mức thuế trị giá 4 tỷ USD nhằm vào một loạt sản phẩm của Liên minh châu Âu (EU), với lý do EU trợ cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh ngày 2/7 cho rằng cơ chế mà Liên minh châu Âu (EU) đang xây dựng để giúp duy trì trao đổi thương mại với Iran và hạn chế những tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ thiếu hiệu quả nếu cơ chế này không cho phép Tehran bán dầu mỏ.
Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) mà các cường quốc châu Âu thiết lập để giao dịch với Iran hứng tỏ rằng các quốc gia châu Âu đã bắt đầu tách biệt khỏi Mỹ.
Sau khi Iran thông báo dự trữ urani làm giàu ở cấp độ thấp của nước này vượt hạn mức được quy định trong thỏa thuận hạt nhân nước này ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), Liên hợp quốc và châu Âu đã bày tỏ quan ngại về động thái này của Tehran.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham hôm 1/7 đã mắc một lối diễn đạt trong thông cáo lên án việc Iran tuyên bố đã vượt quá giới hạn 300kg uranium đã làm giàu mà nước này được phép dự trữ, dưới hiệp ước kí kết năm 2015.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng việc Iran dự trữ lượng uranium làm giàu vượt ngưỡng cho phép của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giống như hành vi đang 'đùa với lửa'.
Theo Reuters, ngày 1-7, Bộ trưởng Ngoại giao Iran J.Zarif tuyên bố, Iran sẽ không bao giờ khuất phục trước sức ép của Mỹ và nếu Washington muốn đàm phán với Tehran thì nên thể hiện sự tôn trọng. Trước đó, Tổng thống Mỹ D.Trump kêu gọi đàm phán với Iran mà không có điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, Iran đã bác bỏ các cuộc đàm phán với Mỹ cho tới khi Washington trở lại tham gia thỏa thuận hạt nhân, đồng nghĩa với việc ngừng trừng phạt Tehran.
Iran tuyên bố sản lượng uranium làm giàu của nước này đã đạt trên 300kg, tức quá ngưỡng cho phép của thỏa thuận hạt nhân kí năm 2015.
Theo Ngoại trưởng Iran, INSTEX (Công cụ Hỗ trợ trao đổi thương mại) có giá trị chiến lược phản ánh những đồng minh thân cận nhất của Mỹ đang tách rời khỏi Mỹ trong các mối quan hệ kinh tế.
Cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran hiện đang phơi bày hai quan điểm đan xen lẫn nhau ở cả hai nước. Phe 'diều hâu' ở Mỹ cũng như phe cứng rắn ở Iran đều muốn 'hạ đo ván' đối phương trong khi các thành phần ôn hòa ở cả hai nước lại muốn một 'kết cục có hậu'.
Iran cho rằng Anh, Pháp và Đức bị một số hạn chế trong khả năng mua dầu thô từ Iran do Mỹ tiếp tục gây sức ép, song 3 nước này có thể thiết lập một nguồn tín dụng dài hạn để mua dầu thô từ Iran.
Theo Reuters, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 28-6, cuộc họp Ủy ban chung về thỏa thuận hạt nhân Iran, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) diễn ra tại Vienna (Áo), với sự tham dự của các bên tham gia thỏa thuận, trừ Mỹ.
Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, các nước còn lại trong thỏa thuận quốc tế này vẫn tiếp tục bám trụ. Nhưng Tehran yêu cầu các nước này phải tìm cách để giúp Iran tránh thiệt hại về kinh tế do các lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra nếu không muốn quốc gia Hồi giáo này xé bỏ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 tại Vienna.
Yêu cầu chính của Iran trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân là có thể bán dầu ở mức tương tự như trước khi Washington rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) một năm trước.
Cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao các nước được mô tả là có tiến bộ nhưng chưa đủ để cứu vãn một thỏa thuận quan trọng đang bên bờ đổ vỡ.
Ngày 28/6, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cho biết cuộc họp khẩn về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Vienna (Áo) đã đạt được 'bước tiến' trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận, song kết quả này vẫn chưa đủ đối với Tehran.
Ngày 28/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho biết nước này sẽ có các bước đi quyết đoán hơn nếu các nước còn lại trong Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) đã ký thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 không thể bảo vệ nước CH Hồi giáo này trước các lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ.
Cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran đang khiến cả thế giới bận tâm bởi nhiều lý do trong đó đáng kể là khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước. Các cuộc 'so găng' giữa hai bên có lúc lên đến đỉnh điểm nhưng rồi lại chững lại. Điều gì đang xảy ra bên trong nội bộ hai nước này?
Mục tiêu chính mà Iran muốn đạt được trong cuộc đàm phán ngày 28-6 là có thể tiếp tục giao thương dầu ở mức tương tự với châu Âu như thời gian trước khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015.
Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani cho biết, Teheran sẽ bắt đầu giai đoạn thứ 2 của việc đình chỉ các cam kết trong Thỏa thuận Hạt nhân từ ngày 7/7 tới.
Iran có thể thu hẹp hơn nữa các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức) vào năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) nếu các nước châu Âu không bảo vệ Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ thông qua một cơ chế thương mại...
Ngoại trưởng Iran cho biết Tehran đang thảo luận về các hiệp ước tiền tệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Cộng hòa Azerbaijan, Ấn Độ và một số quốc gia khác.
Ngoại trưởng Iran cho biết, quốc gia này đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm xây dựng các hiệp ước tiền tệ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Cộng hòa Azerbaijan, Ấn Độ và một số quốc gia khác.
Hãng thông tấn bán chính thức ISNA dẫn lời người đứng đầu Hội đồng Chiến lược về Quan hệ Đối ngoại Iran, ông Kamal Kharazi ngày 23/6 cho biết nước này có thể thu hẹp hơn nữa các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 nếu các nước châu Âu không bảo vệ Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ thông qua một cơ chế thương mại.
EU đang 'chạy đua với thời gian' để giữ cho thỏa thuận hạt nhân mà Tehran đã ký với nhóm P5+1 tồn tại, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran ngày càng căng thẳng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố bà có 'bằng chứng mạnh mẽ' cho thấy Iran đã thực hiện các vụ tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman. Bà cũng cảnh báo Iran về hậu quả nếu vi phạm thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015.
Ngày 11/6, Đại sứ Iran tại Anh đã cảnh báo Mỹ sẽ làm tê liệt cơ chế tài chính (INSTEX) nhằm đối phó với chính sách ngoại giao của EU với Iran.
Chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas từ ngày 7-11/6 được cho là để mở rộng ảnh hưởng và làm nổi bật vai trò trung gian hòa giải của Berlin ở khu vực. Thế nhưng, liệu ông Maas có là 'nhân vật then chốt' cho nhiệm vụ không hề dễ dàng này? Bình luận của Thế Giới & Việt Nam.
Iran tiếp tục gia tăng các thách thức về việc tiếp tục quá trình sản xuất làm giàu urani, người đứng đầu cơ quan giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho biết giữa bối cảnh căng thẳng hai nước vẫn tiếp tục leo thang.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas hôm 10-6 gặp gỡ người đồng cấp Mohammad Javad Zarif và Tổng thống Hassan Rouhani của Iran để bàn về những giải pháp mang tính xây dựng nhằm cứu vãn Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) - còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đến Iran với mục tiêu cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với nhóm P5+1 (5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Đức). Tên chính thức của thỏa thuận là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, quan hệ Mỹ - Iran đầy sóng gió, đẩy thỏa thuận đến nguy cơ sụp đổ.