Xác định công tác giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là nhiệm vụ quan trọng của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GS, PBXH, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Dự thảo Luật cần có quy định phù hợp hơn để đảm bảo độc lập về tài chính của tổ chức công đoàn, cũng như bảo đảm người lao động là cán bộ công đoàn vừa tham gia hoạt động sản xuất tại đơn vị, vừa tham gia hoạt động công đoàn.
Sáng ngày 8/8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tổ chức khảo sát tình hình triển khai thi hành Luật Công đoàn năm 2012 tại Liên đoàn Lao động tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh chủ trì hội nghị.
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới đây (10/2024). Nhận định về dự án luật, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật lần này đã cơ bản thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động công đoàn nhằm tiếp tục kiện toàn về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh, chuyên nghiệp; chú trọng chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động…
Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được trình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho ý kiến, đóng góp, nhằm khắc phục các bất cập, vướng mắc; tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì Tổ quốc thịnh cường.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân nhấn mạnh, người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV vừa qua, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trình bày báo cáo về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) để Quốc hội xem xét, cho ý kiến và sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.
Chiều 12/7, tại TP Bảo Lộc, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT, Luật Lao động và pháp luật về thuế với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP Bảo Lộc.
Chiều 18/6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Hướng dẫn số 156-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024).
Sáng 18-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Sáng 18.6, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Từ năm 2012 đến nay, bức tranh lao động có những điểm mới; lực lượng công đoàn phát triển nhanh mạnh, công đoàn ở nhiều tổ chức kinh tế có đặc thù hoạt động khác nhau như trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… nên một số quy định trong Luật Công đoàn 2012 không còn đáp ứng được thực tế. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong luật không còn phù hợp với Hiến pháp 2013 và một số Luật liên quan, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta. Đây là ý kiến của các đại biểu Quốc hội đánh giá về sự cần thiết và phù hợp phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn, cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới, cơ chế giám sát minh bạch...
Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH, 2% phí công đoàn là một sắc thuế, vì vậy cần phải có kế hoạch định kỳ, có thời gian nhất định kiểm toán nhà nước hoặc thanh tra.
Do còn ý kiến khác nhau về việc gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn của người nước ngoài, đại biểu Quốc hội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo thêm về sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người nước ngoài và công tác dự báo tình hình, cách thức, giải pháp giải quyết nếu phát sinh các tình huống tiêu cực.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bản thân 2% kinh phí công đoàn là một sắc thuế. Vì vậy, cần phải báo cáo sử dụng 2% kinh phí công đoàn thời gian qua như thế nào?
Ngày 8/6, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn TP Hà Nội đã thảo luận sôi nổi về quy định quyền thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn của người nước ngoài được quy định tại Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Đại biểu Bùi Huyền Mai tán thành phương án bố trí thời gian cho cán bộ công đoàn hoạt động tại cơ sở căn cứ vào số lượng đoàn viên công đoàn của từng đơn vị.
Sáng nay, QH tiếp tục chất vấn lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi mở rộng phạm vi điều chỉnh với 'người làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam' để bảo vệ nhóm yếu thế.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 3/6, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chiều 3/6, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày báo cáo tóm tắt Tờ trình về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng: cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cơ bản bảo đảm sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đề xuất kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Định hướng phối hợp công tác thời gian tới của Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tập trung triển khai 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm và 5 đẩy mạnh.
Sáng 26/5, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh vấn đề chăm lo nhà ở cho người lao động.
Nhà ở là một trong những vấn đề lớn nhất của con người, 'an cư mới lạc nghiệp', do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề về nhà ở cho người lao động phải có bước đột phá trong thời gian tới.
Như tin đã đưa, chiều 15/5, tại Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.
Số lượng văn bản có nội dung quy định về nhà giáo nhiều, các quy định về nhà giáo tản mạn, không phù hợp, thiếu đồng bộ. Một số quan hệ quan trọng chưa được điều chỉnh hoặc quy định chung chung, mờ nhạt, chưa phản ánh rõ đặc điểm nghề nghiệp đặc thù của đội ngũ nhà giáo. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải xây dựng Luật riêng về nhà giáo trong khi đã có các Luật khác liên quan.
Ngày 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo 'Đóng góp ý kiến dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản'.
Ngày 10-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo 'Đóng góp ý kiến dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản'.
Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).
Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
Ngày 07/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình phối hợp với LĐLĐ tỉnh khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp thuộc KCN Lương Sơn, khu nhà trọ công nhân và việc tổ chức thi hành Luật Công đoàn.
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), chiều 03/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đã có buổi khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn năm 2012 tại Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh. Đồng chí Trần Thị Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Sáng 15/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn làm việc với Liên đoàn Lao động huyện Bạch Thông để khảo sát thu thập thông tin đối với Luật Công đoàn.
Tham vấn chuyên gia tại Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)' do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 28/3, các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết nhằm đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động, từ đó thu hút đông đảo người lao động tham gia Công đoàn.
Sáng 28/3, tại Hà Nội, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và cung cấp thông tin phục vụ Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo 'Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)'. TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.
Sau khi thông tin giáo viên phải có chứng chỉ hành nghề được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của xã hội, nhiều luồng ý kiến bình luận rằng, không cần thiết phải có loại giấy phép này.
Hoạt động kiểm toán có tác động lớn đến công tác quản lý tài chính, tài sản công của hệ thống công đoàn, qua đó giúp công tác chăm lo người lao động tốt hơn...
Trên cơ sở kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn nghiêm túc chấn chỉnh, tiếp thu và thực hiện đầy đủ các kiến nghị của KTNN; đồng thời hướng dẫn các đơn vị tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định pháp luật.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia đồng thuận với quan điểm để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật cần nêu rõ việc đầu tư bằng nguồn vốn nào để đảm bảo tính minh bạch, xác minh rõ nhiệm vụ và những rủi ro khi thực hiện dự án...
Thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về sự cần thiết ban hành luật và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo. Theo đó, việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo;...