Trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực kinh tế được đề cập đến chủ yếu ở 3 báo cáo: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó có nhiều điểm mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững...
Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích VinMart có tên mới là WinMart; hệ thống siêu thị Big C đổi tên thành TopsMarket và GO!... Dồn dập những thông tin về việc thay tên, đổi chủ của hệ thống phân phối cho thấy thị trường bán lẻ đang trên đà tái cơ cấu nhằm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Trong các tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư nhà chung cư thời gian qua, tranh chấp kinh phí bảo trì là một trong những 'cuộc chiến' gay gắt nhất. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2021/NĐ-CP (ngày 26-3-2021) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; trong đó có nhiều quy định mới cứng rắn hơn. Theo đó, bài toán liên quan đến tranh chấp trong quản lý, bàn giao kinh phí bảo trì chung cư đã có lời giải.
Được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2013, Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm với mục tiêu giảm mật độ dân cư, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, góp phần phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, sau gần 1 thập niên, đến nay việc giãn dân phố cổ vẫn đang dừng lại ở những bước sơ khởi. Để thúc đẩy đề án, rất cần những cơ chế đột phá...
Hiện thời tiết đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền Bắc và bắt đầu mùa mưa ở miền Trung, miền Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và các bệnh do muỗi gây ra. Nếu không sớm triển khai các biện pháp mạnh, thì nguy cơ 'dịch chồng dịch' rất dễ xảy ra.
Mặc dù lãi suất tiền gửi trong quý I-2021 có một số thời điểm biến động, song nhìn chung, mặt bằng lãi suất vẫn thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước. Nguồn vốn huy động dồi dào tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất này có tiếp tục duy trì đến cuối năm hay không lại phụ thuộc vào những yếu tố khách quan dù Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì sự ổn định đối với cả lãi suất huy động và cho vay.
Tại mỗi địa bàn khu dân cư hiện nay đều được phân chia khung giờ đổ rác để bảo đảm việc vận chuyển, giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, tình trạng đổ rác không đúng giờ, đúng nơi quy định vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Vì một Thủ đô xanh, sạch, văn minh, rất cần các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân; tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử phạt những trường hợp vi phạm nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đổ rác sai quy định.
Mùa mưa năm 2021 đã đến gần. Trước tình trạng biến đổi khí hậu, dự báo thời tiết mùa mưa năm nay tiếp tục diễn biến khó lường. Để phòng, chống úng ngập, bảo đảm tiêu thoát nước, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng phương án và triển khai các giải pháp như tiến hành nạo vét hệ thống truyền dẫn, các trục tiêu thoát nước chính; sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm, đập điều tiết...
Tính đến hết năm 2020, Hà Nội đã có 1.054 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá, phân hạng. Triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, Hà Nội tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ những rào cản đang tồn tại, từ đó tạo bước phát triển mới.
Theo kế hoạch, ngày 10-4, các sở giáo dục và đào tạo phải hoàn thành việc báo cáo danh mục lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để giảng dạy từ năm học 2021-2022. Tại Hà Nội, hiện các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, các nhà trường đã, đang tích cực chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện dạy, học tốt nhất để đội ngũ giáo viên tiên phong đổi mới khi triển khai sách giáo khoa mới, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Như Báo Hànôịmới đã đưa tin, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I-2021 của thành phố Hà Nội ước đạt 2,51%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Với bước tạo đà quan trọng này, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, đạt mục tiêu 4,2% cho cả năm 2021.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2021/NĐ-CP (ngày 23-3-2021) quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập (cơ sở giáo dục). Theo đó, từ ngày 15-5-2021, cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, cơ quan quản lý, giáo viên… theo quy định của pháp luật về các nội dung như: Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, quản lý tài chính, tài sản. Bạn đọc Báo Hànôịmới đánh giá, đây là những điểm mới nhằm tăng trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong các cơ sở giáo dục.
Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Thành ủy Hà Nội khóa XVII chỉ rõ trong Chương trình số 04-CTr/TU về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025'. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống.
Như Báo Hànôịmới đã đưa tin, mặc dù kinh tế hồi phục rõ nét, với một số thành tựu quan trọng, nhưng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I-2021 vẫn chưa được như kỳ vọng, đạt 4,48%. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, tạo đà để tăng trưởng nhanh hơn trong 3 quý còn lại, hoàn thành mục tiêu 6,5% của cả năm 2021.
Cơ bản giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021; điều chỉnh một số quy định nhằm tăng thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh... Chủ trương này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được sự đồng thuận của dư luận. Hiện ngành Giáo dục, các nhà trường đang tập trung hỗ trợ tối đa cho thí sinh và tăng cường các giải pháp ôn tập hiệu quả, giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ tuyển sinh.
Một dấu ấn đặc biệt cả năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là Thành ủy Hà Nội cùng cấp ủy các cấp thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi 'nhiệm vụ kép' vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp xứng đáng vào nhiệm vụ phát triển của cả nước. Phát huy kết quả đạt được, các cấp, ngành, địa phương của thành phố đã, đang chủ động giữ nhịp tăng trưởng kinh tế, quyết tâm tiếp tục thực hiện hiệu quả 'nhiệm vụ kép', bảo đảm và nâng cao đời sống nhân dân Thủ đô.
Mùa tuyển sinh đại học năm 2021 đã rục rịch bắt đầu với nhiều cơ sở giáo dục đại học thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. So với năm 2020, mức độ quan tâm đến phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ của học sinh và phụ huynh học sinh nhiều hơn. Đây được coi là phương thức có thể giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học cho học sinh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1-3-2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Trong đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ sẽ bị phạt tiền mức 1-7 triệu đồng; con số này với vi phạm quy định về xử lý nước thải, khí thải chăn nuôi là 3-10 triệu đồng. Dư luận cho rằng, đây là biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.
Thành phố Hà Nội đã hoàn thành và về đích sớm hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong năm 2021, thành phố sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, nhân rộng mô hình tốt, đặt mục tiêu nâng mức độ hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 85%.
Thông tin vừa công bố quyết định môn lịch sử là môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 của thành phố Hà Nội nhận được sự quan tâm của người dân Thủ đô. Để được xét tuyển vào trường trung học phổ thông công lập, học sinh phải thi đủ 4 bài thi của 4 môn, gồm: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử. Tập trung ôn luyện, hỗ trợ tối đa về mọi mặt, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh tham dự kỳ thi là quyết tâm của các nhà trường trên địa bàn Thủ đô.
Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, xây dựng sản phẩm nông nghiệp sạch, liên kết sản xuất theo chuỗi...; thành phố Hà Nội đã, đang tập trung nhiều hơn cho hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc biệt, trong năm 2021, khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp thì hoạt động này càng cần đẩy mạnh nhằm không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất tìm kiếm thị trường, tạo sự liên kết trong cân đối cung - cầu nông sản, mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của ngành Nông nghiệp Thủ đô...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TƯ ngày 9-3-2021 về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngay sau khi chỉ thị được ban hành, dư luận bày tỏ sự đồng tình cao và cho rằng, để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt phải nghiêm túc; đồng thời, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần bám sát nghị quyết, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hiệu quả ở địa phương, đơn vị mình.
Từ năm 2008, việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ đã được thành phố Hà Nội quan tâm, triển khai. Tuy nhiên, những vướng mắc về cơ chế, quy hoạch... đang là trở ngại lớn khiến công việc này chậm được thực hiện. Để thúc đẩy cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ, thành phố đang từng bước gỡ dần những 'nút thắt'.
Ngày 8-3, có 4 cơ sở y tế đầu tiên tại tỉnh Hải Dương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương, Trung tâm Y tế huyện Kim Thành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19. Như vậy, những 'chiến binh' trên tuyến đầu chống dịch được trang bị thêm một hệ thống 'giáp' bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Đại hội XIII) của Đảng là 'kim chỉ nam' cho sự nghiệp đổi mới đất nước ta trong giai đoạn tới. Đây là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chứa đựng quyết tâm chính trị và khát vọng đổi mới, phát triển. Nghị quyết có nhiều điểm nhấn nổi bật.
Lãi suất huy động đã tiệm cận mức thấp nhất trong lịch sử, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn liệu lãi suất cho vay có giảm tương ứng không, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, nhiều dịch bệnh lưu hành trong nước có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2020. Thế nhưng, thời tiết chuyển sang mùa xuân với đặc trưng mưa phùn, nồm ẩm như hiện nay là thời điểm người dân cần cảnh giác nhiều dịch bệnh theo mùa 'đến hẹn lại lên'. Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngành Y tế Thủ đô đang tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các bệnh truyền nhiễm.
Để phòng, chống dịch Covid-19, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, ngành Tư pháp xác định triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong năm 2021. Qua đó, khuyến khích ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, công tác tuyển sinh đầu cấp (tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6) năm học 2021-2022 trên địa bàn Thủ đô vẫn giữ ổn định so với năm học 2020-2021. Hiện tại, phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã đang tích cực tham mưu chính quyền chuẩn bị các điều kiện tuyển sinh nhằm tăng thuận lợi cho phụ huynh, giảm áp lực với nhà trường, chủ động ứng phó với dịch Covid-19.
Dự thảo Chương trình số 01 về 'Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025' đã được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thông qua, sẵn sàng trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII xem xét. Với điểm nhấn là đặt con người ở vị trí trung tâm, chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hóa, nâng tầm cán bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác và tăng tỷ lệ hài lòng của người dân.
Thời gian qua, Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn giảm chi phí sản xuất; mở rộng quy mô sản xuất… Năm 2021, ngành Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch khuyến công, với mục tiêu huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới 'tiếp sức' cho doanh nghiệp phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô.
Quyết định của thành phố Hà Nội về việc không xáo trộn phương thức tuyển sinh, cho học sinh được tăng số lượng nguyện vọng trong việc đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 được dư luận đồng tình. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp, các nhà trường đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa cho học sinh, quyết tâm không để những khó khăn của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định một trong 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…, trong đó ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, đây là dẫn hướng cho hành động để đưa doanh nghiệp, người dân trở thành trung tâm phục vụ.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2020, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả nổi bật, với nhiều điểm sáng. Trả lời phỏng vấn Báo Hànôịmới trước thềm Xuân Tân Sửu 2021, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, Đảng bộ thành phố sẽ tiếp tục phát huy tinh thần gương mẫu, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Thời gian qua, Báo Hànôịmới nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về việc đặt mua thiết bị điện tử, thuốc, quần áo... trên mạng internet nhưng nhận được sản phẩm chất lượng kém hoặc đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng. Thực tế cho thấy, lợi dụng dịp mua sắm cuối năm diễn ra sôi động, các hành vi lừa đảo càng tinh vi hơn nên người tiêu dùng cần cẩn trọng khi đặt mua hàng trên mạng.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hệ thống thương mại và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đều chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Hiện nguồn hàng hóa đã được chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế số, nhiều mô hình, hoạt động kinh doanh được thực hiện trên nền tảng thương mại điện tử. Thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý thuế với hoạt động kinh doanh này, nhờ đó, số thu trong năm 2020 tăng gần 5 lần so với năm 2019. Năm 2021, Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa việc chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021 của các cấp học. Theo đó, trong học kỳ II, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô quyết tâm hoàn thành 'nhiệm vụ kép': An toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước. Để hiểu rõ hơn những giải pháp được triển khai, phóng viên Báo Hànôịmới đã phỏng vấn ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: 'Chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu quả'. Phát huy kết quả đạt được, tạo bước chuyển mạnh trong đổi mới giáo dục, việc tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc là mục tiêu, cũng là giải pháp trong thời kỳ mới.
Chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tuy nhiên không khan hiếm như mọi năm, hiện lượng vé tàu, vé máy bay vẫn còn khá nhiều với mức giá phù hợp. Nhu cầu đi lại bằng xe khách liên tỉnh sẽ tăng cao vào một số thời điểm, song các đơn vị quản lý bến xe và doanh nghiệp vận tải đã sẵn sàng phương tiện dự phòng, bảo đảm không để hành khách nào không có xe về quê đón Tết.
Đốt rác tự phát trong các khu dân cư, nơi công cộng đã thành thói quen xấu của một bộ phận người dân trên địa bàn Thủ đô. Ngăn chặn triệt để hành vi thiếu văn minh, gây ô nhiễm môi trường này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, đường phố Hà Nội đã đông đúc, chật chội và dự báo càng đông người tham gia giao thông khi cận Tết. Trong khi đó, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng cho việc buôn bán, để xe, thay vì là chỗ cho người đi bộ đơn thuần, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông cho cả người đi bộ cũng như người tham gia giao thông. Các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền địa phương cần quyết liệt xử lý để chấn chỉnh, sớm chấm dứt tình trạng chiếm dụng vỉa hè.
Với những thế mạnh riêng có, Hà Nội được mệnh danh là 'Thành phố di sản' với gần 6.000 di tích, có nền văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc, nhiều tài nguyên du lịch, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu… Hà Nội đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong nước, đặc biệt là khách quốc tế. Song thực tế phát triển kinh tế ban đêm ở Hà Nội chưa tương xứng, hiệu quả chưa cao so với lợi thế. Vậy nguyên nhân do đâu?
Năm 2020, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mục tiêu phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là năm thành công của Hà Nội nhờ tốc độ tăng trưởng cao và đặc biệt thành phố vẫn duy trì được thế mạnh cũng như chất lượng tăng trưởng để vững bước vào năm mới 2021.
Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội đã được ban hành gần 4 năm. Cùng với việc thực hiện nghiêm những nội dung trong Quy tắc ứng xử, các quận, huyện, phường, xã tại Hà Nội đã và đang triển khai nhiều mô hình sáng tạo nhằm xây dựng chính quyền thân thiện, hướng tới sự hài lòng của người dân. Từ những mô hình này, văn hóa ứng xử giữa cán bộ và người dân đang dần thay đổi, nền hành chính vì dân đang dần rõ nét.
Từ nhiều năm nay, Giáng sinh đã là ngày vui của người dân cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Mặc dù năm nay dịch Covid-19 tác động nhiều đến đời sống, song ghi nhận của phóng viên Báo Hànôịmới tối và đêm 24-12 cho thấy, không khí đón Giáng sinh ấm áp, an lành đã lan tỏa khắp các xứ, họ đạo, từ các tuyến phố nội thành đến mọi vùng quê Thủ đô.
Múa cổ truyền Hà Nội là một thành tố văn hóa đặc trưng của đất Thăng Long, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến hôm nay. Việc sưu tầm, phục dựng và phát triển múa cổ truyền Hà Nội đã được các cấp, ngành, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu Thủ đô tâm huyết thực hiện hàng chục năm qua. Song, trước thách thức của thời đại mới, công tác này cần nhiều nỗ lực để các điệu múa cổ truyền Hà Nội vừa chuyển động kịp với đời sống đương đại, vừa được lưu truyền một cách bền vững.
Vụ đông xuân luôn được đánh giá là vụ 'ăn chắc'. Tuy nhiên, trước nguy cơ rét đậm, rét hại có khả năng gây thiệt hại cho lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, các cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động lên phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi cũng như kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2020-2021.
Ngày 8-12-2020, tại kỳ họp thứ mười tám, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc quy định mức hỗ trợ thực hiện một số chính sách phát triển giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội. Các chính sách này đều cao hơn 1,5 lần so với quy định chung của cả nước. Đây là tin vui đối với nhiều giáo viên và phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non, đồng thời tiếp tục khẳng định chủ trương ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội, tạo 'cú hích' cho giáo dục mầm non phát triển toàn diện, đồng đều hơn.
Phát triển thương hiệu, xây dựng các kênh quảng bá nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm ngày càng được các làng nghề ở Hà Nội coi trọng. Tuy nhiên, để sản phẩm của làng nghề có thể vươn ra thế giới với chỉ dẫn xuất xứ 'Made in Vietnam', rất cần sự chủ động của doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Chủ trương bỏ yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức, viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo là thông tin nhận được sự đồng thuận của hầu hết cán bộ, giáo viên. Việc giảm 'gánh nặng' văn bằng, chứng chỉ là cần thiết để giảm thủ tục hành chính, 'cởi trói' cho giáo viên, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mới đối với công tác quản lý theo hướng đi vào thực chất hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.
Việc mua bán thuốc trên mạng internet không chỉ dừng ở việc giới thiệu, chào bán thực phẩm chức năng mà có cả loại thuốc cần kê đơn của bác sĩ như thuốc đặc trị, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư... Việc này vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dược, đã được ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua để tránh tiền mất, tật mang.
Những năm gần đây, với cách thức đào tạo linh hoạt, hình thức đào tạo văn bằng 2 ngày càng phổ biến và là nhu cầu của nhiều người nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Những sai phạm của Trường Đại học Đông Đô là cá biệt, song vẫn là tiếng chuông cảnh báo, đòi hỏi các cấp quản lý, nhà trường nâng cao trách nhiệm ở mọi khâu và cùng hướng đến mục tiêu chung là bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người học.
Sau hơn một năm chính thức được quyền tự chủ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019), các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã có sự chuyển mình đáng kể. Việc trao quyền tự chủ là cơ hội để các trường nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, tạo sức bật cho phát triển.