Quan tâm công tác dân số

ĐBP - Hiện nay công tác dân số trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là mức sinh vẫn còn cao, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn diễn ra. Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tồn tại nhiều hủ tục, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người còn hạn chế...

Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về phương tiện tránh thai của người dân nhờ công tác xã hội hóa

Việc triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn làm thay đổi thói quen từ việc bao cấp, miễn phí sang chủ động khi tham gia các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân tại Vĩnh Long.

Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân nhờ thực hiện Đề án 818

Thay vì thói quen trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước để được sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ thì hiện nay, người dân đã chủ động trả tiền để được lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khả năng và nhu cầu.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân từ trông chờ miễn phí sang tự chi trả các phương tiện tránh thai

Việc sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí đã kéo dài nhiều năm. Do đó, tâm lý, thói quen được bao cấp chuyển sang xã hội hóa tự trả tiền chưa cao, gây khó khăn trong công tác xã hội hóa.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai được nâng lên nhờ công tác xã hội hóa

Thông qua việc thực hiện Đề án 818 đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân tại Quảng Bình trong việc sử dụng các phương tiện tránh thai, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ miễn phí sang tự chi trả.

Các sản phẩm phân phối trong Đề án 818 là những sản phẩm nào?

GiadinhNet - Theo báo cáo của Ban Quản lý Đề án 818, tính đến ngày 1/10/2022, có 31 sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) theo phân khúc thị trường được phân phối thông qua Đề án 818.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Người dân tin tưởng, an tâm sử dụng các sản phẩm phương tiện tránh thai được phân phối trong Đề án xã hội hóa

Thông qua việc tuyên truyền về các phương tiện tránh thai và hàng hóa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Đề án, người dân đã tin tưởng về chất lượng, hiệu quả và giá thành, được sản xuất từ những công ty lớn, có nguồn gốc rõ ràng và an tâm sử dụng.

Khắc phục khó khăn, tiếp tục nâng cao nhận thức người dân về công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai

Theo các chuyên gia, thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) là một hướng đi đúng đắn, tuy nhiên đó không phải là một việc làm đơn giản.

Xã hội hóa để đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

Việc thiếu hụt phương tiện tránh thai sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng tránh thai và hậu quả tất yếu là không khống chế được mức sinh, ngoài ra còn làm tăng nạo phá thai và hậu quả là tăng tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em.

Đẩy mạnh xã hội hóa phương tiện tránh thai, đảm bảo tính bền vững của công tác dân số

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ đẩy mạnh xã hội hóa phương tiện tránh thai; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đầu tư hiệu quả cho tương lai

Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới xác định rõ mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này.

Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS năm 2022

Sáng 26/4, Chi cục Dân số-KHHGĐ đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS năm 2022.

Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân: Giúp giới trẻ tự tin bước vào cuộc sống hôn nhânTin khácCông tác tuyên truyền góp phần thực hiện tốt Chỉ thị 05Ngành y tế Lạng Sơn nỗ lực chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, việc kiểm tra, đánh giá tổng quát sức khỏe của bản thân là điều cần thiết, không chỉ giúp người sắp kết hôn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin mà còn giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, tránh được hệ lụy không đáng có sau này… qua đó, góp phần cải thiện giống nòi, nâng cao chất lượng dân số.

Xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) đã được triển khai đồng bộ, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Các biện pháp tránh thai (BPTT) cung cấp đa dạng trên cả 3 kênh: Miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hóa. Số người sử dụng BPTT là 59.721 người, đạt 101,9% kế hoạch. Tỷ số giới tính khi sinh là 111,6 nam/100 nữ, giảm 0,5 điểm % so với năm 2020.

Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Thời gian qua, ngành dân số tỉnh đã tích cực triển khai tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản. Nhờ vậy, nhiều người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hơn, đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần ổn định dân số.

'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở đó, tỉnh luôn xác định nâng cao chất lượng dân số trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là 'chìa khóa vàng' mở ra cơ hội phát triển bền vững, sớm đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Nhiều phương tiện tránh thai phân phối qua kênh xã hội hóa được tin dùng ở TP.HCM

Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, việc triển khai xã hội hóa phương tiện tránh thai trên địa bàn thành phố đã dần đi vào thực tiễn đời sống và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Lý do khiến Trà Vinh chưa triển khai thực hiện Đề án 818

Các chính sách hiện hành về DS-KHHGĐ của Trà Vinh đề cập đến vấn đề thu phí dịch vụ KHHGĐ và mua phương tiện tránh thai chưa được xem xét nên ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng kế hoạch Đề án 818.

Đà Nẵng tích cực phân phối thuốc uống tránh thai qua kênh xã hội hóa

Theo Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Đà Nẵng, hiện nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đa số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn thành phố đã chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Thanh Hóa đẩy mạnh triển khai Đề án 818, đem lại nhiều hiệu quả tích cực

Sau 5 năm triển khai Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) (gọi tắt là Đề án 818) giai đoạn 2015-2020, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của người dân từ 'bao cấp, miễn phí' sang 'mua bán' phù hợp với khả năng và theo phân khúc thị trường.

Tầm quan trọng của việc xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản

Các chuyên gia nhận định, công tác xã hội hóa giúp đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa các phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030

Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 3-5 tổ chức, đơn vị tham gia phân phối, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng trên địa bàn tỉnh; 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu được tư vấn và sử dụng biện pháp tránh thai…

Vẫn còn 14 tỉnh/thành phố chưa phê duyệt triển khai Đề án 818

Hiện nay, nhận thức của nhiều tỉnh, thành phố về vấn đề xã hội hóa còn có những bất cập. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ở nhiều tỉnh/thành phố chưa xây dựng và phê duyệt Đề án để triển khai trên địa bàn.

Tăng cường sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, tạo sự đồng thuận về xã hội hóa phương tiện tránh thai

Sau 5 năm triển khai, Đề án 818 đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, cũng có những vấn đề cần phải điều chỉnh, đặc biệt, nhiều tỉnh/thành phố chưa thật sự có nhận thức và chưa vào cuộc để thực hiện Đề án.

Nhiều tỉnh, thành phố tích cực triển khai Đề án 818 bằng nguồn kinh phí địa phương

Ngoài nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho Đề án/Kế hoạch, địa phương còn được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, nguồn xã hội hóa (người dân chi trả phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS), nguồn từ các dự án kết hợp khác…

Quảng Bình: Đẩy mạnh truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai

Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, hiện nay, thói quen sử dụng miễn phí các phương tiện tránh thai của người dân tại Quảng Bình đang dần được xóa bỏ. Thay vào đó, nhiều người dân đã lựa chọn và chấp nhận trả chi phí phương tiện tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.

TP Việt Trì, Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 818

TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã ra Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.

Tăng cường sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng đến năm 2030

Các chuyên gia nhận định, để phát hiện ung thư cổ tử cung và ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu.

Nhiều khó khăn trong việc triển khai Đề án 818 tại Quảng Ngãi

Để thực hiện Đề án 818 trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh sẽ triển khai lồng ghép giới thiệu sản phẩm của Đề án đặc biệt các phương tiện tránh thai hiện đại có có tác dụng lâu dài và hiệu quả vào các nội dung tuyên truyền các hoạt động về dân số và phát triển.

Còn nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai

Việc huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình DS-KHHGĐ phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường là điều vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Gia Lai chủ động triển khai các hoạt động của Đề án 818 bằng nguồn kinh phí địa phương

Gia Lai là một trong các tỉnh tích cực triển khai Đề án, đặc biệt tự triển khai các hoạt động bằng nguồn kinh phí địa phương. Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã đẩy mạnh phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.

Đề án 818 đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Tiền Giang

Sự nỗ lực của tỉnh Tiền Giang trong thực hiện Đề án 818 đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân tỉnh nhà. Bằng các hoạt động truyền thông, các sản phẩm của Đề án đã trở nên quen thuộc với người dân.

Đề án 818 triển khai hiệu quả khi các cơ sở y tế tăng cường xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản

Việc các cơ sở y tế tăng cường xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản được đánh giá góp phần quan trọng trong triển khai hiệu quả Đề án 818. Một số Trung tâm y tế huyện đã đẩy mạnh triển khai ngay từ khi có kế hoạch, nhờ đó có nhiều kết quả tích cực.

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình tích cực triển khai Đề án 818

Thời gian qua, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tích cực truyền thông, đưa các sản phẩm phương tiện tránh thai, kế hoạch hóa gia đình của Đề án vào cuộc sống, giúp người dân chủ động trong việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với nhu cầu.